Chỉ số PCI của Vĩnh Long qua các năm

Một phần của tài liệu lUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào TỈNH VĨNH LONG (Trang 61 - 69)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 THỰC TRẠNG FDI TẠI TỈNH VĨNH LONG

2.2.2 Chỉ số PCI của Vĩnh Long qua các năm

PCI là một chỉ số tham khảo để đánh giá môi trường đầu tư nói chung, cho cả đầu tư trong nước và FDI, nó giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng thể để so sánh điều kiệnđầu tư giữa các địa phương (tỉnh) trên toàn quốc. Ngoài ra, đây cũng là một chỉ số tiêu chuẩn chung để các địa phương tham khảo và điều chỉnh chính sách.

Để rừ hơn cũng như cú cỏi nhỡn bao quỏt cỏc gúc độ của mụi trường đầu tư tại Vĩnh Long, tỏc giả tiến hành thống kờ cỏc chỉ số PCI qua cỏc năm để làm rừ thêm môi trường đầu tư tại đây.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long 2.2.2.1 Thành phần chỉ số PCI Vĩnh Long qua các năm Từ năm đầu tiên đo lường chỉ số PCI, Vĩnh Long là tỉnh được đánh giá tốt về môi trường chung, liên tục trong 3 năm 2007,2008,2009 đạt thứ hạng rất cao. Tuy nhiên vào năm 2011, tỉnh bất ngờ tụt hạng đến 54 do 2 chỉ số thành phần Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động và Tính năng động bị giảm mạnh. Đến 2013 và năm 2014, tỉnh chỉ xếp loại khá nhưng xếp hạng ở mức 16 và 21 trên cả nước.

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.2 ta có thể thấy hiện tại các chỉ số thành phần thuộc nhóm Đào tạo lao động, Hỗ trợ danh nghiệp, Thiết chế pháp lý có xu hướng đạt điểm thấp hơn so với các thành phần còn lại. Riêng chỉ số thành phần Gia nhập thị trường luôn đứng ở mức cao trong suốt 8 năm từ khi bắt đầu đánh giá.

Bảng 2.8: Chỉ số PCI của Vĩnh Long qua các năm

Chỉ số thành phần 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Gia nhập thị trường 8,02 8,59 9,04 7,00 8,40 8,82 8,07 8,89

Tiếp cận đất đai 6,67 7,35 7,61 6,60 5,40 7,53 7,78 6,61

Tính minh bạch 7,54 7,45 6,40 6,70 6,30 5,52 5,75 6,45

Chi phí thời gian 6,20 6,25 8,01 7,10 5,10 6,91 7,41 6,83

Chi phí không chính thức 6,43 7,10 7,11 7,50 6,40 7,04 7,26 6,04

Tính năng động 6,71 6,94 7,24 6,00 4,00 6,91 5,72 5,18

Hỗ trợ doanh nghiệp 6,98 7,93 4,32 4,20 3,00 4,75 5,17 5,67

Đào tạo lao động 8,05 7,93 5,10 5,40 3,90 5,25 5,00 4,96

Thiết chế pháp lý 5,33 5,16 5,72 5,40 5,30 4,26 5,67 6,04

Cạnh tranh bình đẳng - - - - - - 6,59 5,08

PCI 70,10 67,00 67,20 63,00 54,00 63,00 59,70 59,50

Xếp hạng 3 4 5 9 54 5 16 21

Xếp loại - - - Tốt Khá Tốt Khá Khá

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long Hình 2.2: Thành phần chỉ số PCI Vĩnh Long qua các năm

Năm 2011, Vĩnh Long đứng hạng 54 cả nước, chót bảng so với các tỉnh ĐBSCL, sau cả Đồng Tháp, Trà Vinh và Cà Mau, với 54 điểm. Trong năm này các chỉ số thành phần đều giảm mạnh, trong đó Hỗ trợ doanh nghiệp là giảm nhiều nhất, liên tục trong 4 năm từ 2009 đến 2012 đều dưới điểm 5.

Sang 2012, thứ hạng của Vĩnh Long tăng rất nhanh từ 54 lên đến 5 so với cả nước và xếp hạng 3 so với vùng ĐBSCL với 63 điểm. Trong khi các chỉ số thành phần khác đều tăng thìTính minh bạch và Thiết chế pháp lý vẫn tiếp tục đi xuống.

xếp hạng PCI của Vĩnh Long tuột xuống 21 hạng đứng thứ 23 cả nước với 59,07 điểm, số điểm và số hạng thấp nhất từ năm 2007. Cụ thể, năm 2013 các chỉ số được đánh giá khá cao bao gồm: chỉ số gia nhập thị trường, tính năng động lần lượt đạt 7,65 và 7,59 điểm.

Tiếp đến là các chỉ số chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai với số điểm 6,76 và 6,41. Các chỉ số được đánh giá khá thấp ở Vĩnh Long bao gồm các chỉ số:

Tính minh bạch, thiết chế pháp lý, hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động với điểm số lần lượt 5,73; 5,33; 5,04; 4,90.

---Gia nhập thị trường

--- Tiếp cận đất đai

— Tinh minh bạch Chi phí thời gian

---Chi phí không chính thức

— Tính năng động

— HỖ trợ doanh nghiệp

— Đảo tạo Lao động Thiết chế pháp lý

PCI năm 2013 của tỉnh giảm hạng do có 5 chỉ số giảm điểm, gồm: Chi phí gia nhập thị trường giảm 1,35 điểm (7,65 điểm); tiếp cận đất đai giảm 1,37 điểm (6,41 điểm);

tính minh bạch 5,73 điểm (giảm 0,4 điểm); chi phí không chính thức giảm 0,26 điểm (6,76 điểm); đào tạo lao động giảm 0,31 điểm (4,9 điểm). Có 4 chỉ số thành phần đã được cải thiện: Chi phí thời gian đạt tăng 1,06 điểm; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh tăng 1,17 điểm; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tăng 0,13 điểm; thiết chế pháp lý tăng 1,66 điểm.

Chỉ số tiếp cận và ổn định sử dụng đất theo thời gian, Vĩnh Long xếp vị trí 45/63 tỉnh, thành, giảm 40 bậc so năm 2012. Nguyên nhân trong 2 năm qua, DN thực hiện thủ tục hành chính về đất đai luôn gặp khó khăn. Hơn 88% DN có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không dám thực hiện do ngại thủ tục hành chính rườm rà.

Gần 84% DN ngoài Nhà nước gặp cản trở về tiếp cận đất đai mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Gần 80% DN cho rằng, sự thay đổi giá đất của tỉnh chưa phù hợp với giá thị trường.

Chỉ số về môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai, Vĩnh Long đứng thứ 22/63 tỉnh, thành, giảm 5 bậc so năm 2012. Trong chỉ số này, DN

Hình 2.3: Thay đổi của các chỉ số thành phần của chỉ số PCI qua các năm

về pháp lý. Hơn 50% DN cho rằng, cần phải có “mối quan hệ” mới có được các tài liệu nói trên. Trong khi các tài liệu về ngân sách nếu được công bố sẽ giúp ích cho hoạt động kinh doanh của họ thì có 20% DN lại không thể tiếp cận các tài liệu này. Đặc biệt, có gần 29% DN cho rằng, cần phải “thương lượng” với cán bộ thuế là phần thiết nhân trong hoạt động kinh doanh của họ. Ngoài ra, còn có hon 47% DN cùng ngành phải chi thêm các khoản chi phí không chính thức, một số DN cho biết phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức này. Hiện tượng nhũng nhiễu DN khi thực hiện thủ tục hành chính còn phổ biến, 34% DN đã “chi” nhưng kết quả không như mong đợi. Tuy nhiên, cũng có trên 73% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng, các khoản chi phí không chính thức này ở mức chấp nhận được.

Năm 2014, PCI Vĩnh Long khá giống so với năm 2013. Tuy nhiên, điểm PCI tổng cộng lại tiếp tục giảm, PCI năm 2014 là 58,1. Trong đó, đáng phải nói đến chỉ số tính năng động và đào tạo lao động. Thành phần tính năng động của lãnh đạo tỉnh các năm trước được đánh giá khá cao với điểm trung bình trên 7, tuy nhiên, năm 2014 chỉ số này được đánh giá chỉ ở mức 5,12 điểm. Đối với chỉ số thành phần đào tạo lao động, Vĩnh Long được xem là tỉnh có chỉ số thành phần đào tạo lao động duy trì ở mức thấp, năm 2014 chỉ số này là 4,75.

2.2.2.2 So sánh chỉ số PCI của Vĩnh Long với các tỉnh lân cận

Xu hướng PCI của các tỉnh lân cận có xu hướng tăng, trong khi đó, Vĩnh Long lại có chiều hướng ngược lại. Trong 4 tỉnh được đưa ra so sánh bao gồm: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang và cần Thơ thì Đồng Tháp là tỉnh nổi trội đối với hệ số PCI so với các tỉnh trong nước cũng như trong khu vực. Về các chỉ số thành phần 4 tỉnh này là điểm số của các chỉ số thành phần khá giống nhau.Tuy nhiên về điểm PCI tổng cộng thì Vĩnh Long là tỉnh có hệ số thấp nhất khu vực.Đối với tỉnh Đồng Tháp, PCI năm 2014 đạt 65,28 xếp thứ 2 toàn quốc chỉ sau Đà Nẵng. Năm 2012

Đồng Tháp đứng đầu cả nước về hệ số PCI. Có thể thấy trong nhiều năm liền, tỉnh này luôn nằm trong top đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh. Trong 10 chỉ số thành

trường, Chi phí thời gian, Tính năng động và Thiết chế pháp lý. Trên cơ sở coi doanh nghiệp là bạn đồng hành trong phát triển kinh tế- xã hội được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, nhất là khi Đồng Tháp chú trọng giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, cải cách hành chính thực hiện tốt theo cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho nhà đầu tư.

Chỉ số PCI của thành phố cần Thơ năm 2014 đạt 59,94 điểm, xếp hạng 15 trong cả nước. So với các tỉnh trong ĐBSCL, Cần Thơ vẫn giữ vững vị trí hạng 4, sau các tỉnh Đồng Tháp (65,28 điểm, hạng 2), Long An (61,37 điểm, hạng 7) và Kiên Giang (61,10 điểm, hạng 9).

Theo bảng xếp hạng Chỉ số PCI năm 2014, tỉnh Kiên Giang xếp thứ 9/63 tỉnh, thành cả nước, đạt 61,1 điểm, giảm 6 bậc so năm 2013 (3/63 tỉnh, thành); xếp hạng thứ 3/13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, nằm trong top tốt so cả nước.

Qua bảng 2.9về PCI thành phần của các tỉnh Vĩnh Long và lân cận có thể thấy các nhân tố về tính minh bạch, chi phí không chính thức hay tính năng động có điểm số thấp trong các điểm số còn lại. Tuy nhiên, phải kể đến chỉ số về đào tạo lao động và tính cạnh tranh bình đẳng của các tỉnh ĐBSCL nói chung và các tỉnh đang xét đến nói riêng, đang có điểm số rất thấp đối với các nhân tố này.

Như đã phân tích ở mục 2.2.2.l Vĩnh Long có 1 chỉ số dưới 5 là Đào tạo lao động ở mức 4,75, 4 chỉ số ở mức dưới 6,00 điểm bao gồm Tính minh bạch, Tính năng động, Hỗ trợ doanh nghiệp. Trong 9 chỉ số còn lại, Vĩnh Long có 3 chỉ số ở mức thấp là Tính minh bạch, Hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động. Điều này dẫn đến chỉ số cạnh tranh của tỉnh này chỉ ở mức khá và năm 2011 thấp nhất với hạng54 so với cả nước. Do đó, để có thể cải thiện môi trường đầu tư theo phương pháp phân

Nguồn:http://www.pcivietnam 2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU FDI VÀO TỈNH VĨNH LONG

Như thang đo Likert 5 mức độ xây dựng ban đầu, khoảng cách để tính mức độ quan trọng của các DN đối dịch với những biến quan sát thuộc các nhân tố được tính như sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8 Việc xác định mức độ ảnh hưởng theo các mức sau:

1. Có giá trị từ 1,00 - 1,80 Hoàn toàn không quan trọng

2. Có giá trị từ 1,81 - 2,60 Không quan trọng

3. Có giá trị từ 2,61 - 3,40 Bình thường

Bảng 2.9: PCI thành phần năm 2014 Vĩnh Long và các tỉnh lân cận

Chỉ số Bến Tre Cần Thơ Đồng Tháp Trà Vinh

Gia nhập thị trường 8,84 8,48 9,37 8,96

Tiếp cận đất đai 7,20 5,66 7,08 7,30

Tính minh bạch 5,48 5,96 6,87 5,81

Chi phí thời gian 7,71 6,72 8,45 7,73

Chi phí không chính thức 6,74 5,61 6,69 5,59

Tính năng động 5,85 4,03 6,62 4,84

Hỗ trợ doanh nghiệp 5,34 6,61 5,61 5,82

Đào tạo lao động 5,35 6,22 5,30 4,73

Thiết chế pháp lý 5,98 6,38 7,91 6,40

Cạnh tranh bình đẳng 5,67 4,17 6,64 5,67

PCI 59,70 59,94 65,28 58,58

4. Có giá trị từ 3,41 - 4,20 5. Có giá trị từ 4,21 - 5,00 2.3.1 Nhân tố Cơ sở hạ tầng

Bảng 2.10: Mức độ quan trọng các biến quan sát trong nhân tố Cơ sở hạ tầng

Qua kết bảng 2.10 cho thấy biến quan sát CSHT1 có điểm trung bình cao nhất đạt điểm 4,63 được xem là rất quan trọng, thứ hai là biến quan sát CSHT3 đạt được xem rất quan trọng và cuối cùng là biến CSHT2 đạt điểm trung bình là 3,30 đạt mức độ bình thường. Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, trước khi họ đầu tư vào thì điều quan trọng đối với cơ sở hạ tầng là họ xem sự sẵn có các hạ tầng khu công nghiệp (CHT1) và Chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần. Điều này phù hợp với thực tế vì giữa một nơi có sẵn cơ sở hạ tầng với một nơi chưa có cơ sở hạ tầng thì doanh nghiệp sẽ nghiên hướng đầu tư vào nơi có sẵn cơ sở hạ tầng hơn. Tương tự như vậy chi phí vận chuyển thấp và dịch vụ hậu cần tốt thì sẽ tranh thủ được sự đầu tư của các doanh nghiệp nhiều hơn.

Quan trọng Rất Quan trọng

TÊNBIẾ

N DIỄN GIẢI SỐ

MẪU

GIÁ TRỊ NH Ỏ NHẤT

GIÁ TRỊ LN NHẤT

TRUNG

BÌNH MỨC ĐỘ

CSHT1 Sự sẵn có của các hạ tầng khu công nghiệp

27 2 5 4,63 Rất quan

trọng

CSHT2 Chất lượng của cơ sở hạ tầng 27 1 5 3,30

Bình thường

CSHT3 Chi phí vận chuyển và dịch vụ

hậu cần 27 2 5 4,48 Rất quan

trọng

Nguồn: Kết quả tự tính toán của tác giả

Nguồn: Kết quả tự tính toán của tác giả Từ kết quả bảng 2.11 cho thấy biến quan sát KTTT3 có điểm trung bình cao nhất (4,56 điểm), biến KTTT4 có điểm trung bình lớn thứ 2 (4,48 điểm), thứ 3 là biến quan sát KTTT5 đạt điểm trung bình là 4,37. Ba biến này điều đạt mức rất quan trọng của các DN, hai biến còn lại KTTT1 và KTTT2 đạt được mức độ quan trọng có số điểm trung bình lần lượt là 4,15 và 4,11. Điều này cho thấy nhân tố này tác động mạnh đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào tỉnh Vĩnh Long, minh chứng là các biến quan sát trong nhân tốt này điều đạt mức quan trọng trở lên. Điều này phù hợp, vì một DN muốn đầu tư vào một thị trường mới trước tiên họ xem thị trường mới này sẽ đem lại cho họ được những lợi ích gì.

Một phần của tài liệu lUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào TỈNH VĨNH LONG (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w