I/ Nhận xét và đánh giá về công tác quản lí hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt trên nền kinh tế thị trường, công ty đã gặp không ít những khó khăn thử thách nhưng sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Long ngày càng đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Giám đốc công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất và nhiều thiết bị máy móc mới với mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời hạ giá thành sản phẩm. Song tùy vào giai đoạn phát triển cũng như biến động của nền kinh tế đất nước mà công ty vẫn có lúc gặp phải những khó khăn làm giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình
Đối với công ty chuyên về sản xuất và gia công cơ khí như Tam Long thì việc tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tại công ty Tam Long thì chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì thế việc tổ chức tốt công tác kế toán nguyên vật liệu được công ty đặc biệt quan tâm.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Long em nhận thấy công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại công ty có một số những ưu nhược điểm như sau:
+ Ưu điểm:
* Về bộ máy kế toán:
Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung tương đối hoàn chỉnh và gọn nhẹ nên việc thống nhất kê cũng như cập nhật số liệu được đảm bảo kịp thời và liên tục. Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn tốt, có tình thần trách nhiệm cao..
* Về tổ chức dự trữ bảo quản và thu mua nguyên vật liệu:
- Dự trữ bảo quản nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu tồn kho được quản lí chặt chẽ, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, tránh hư hỏng mất mát nhằm cung cấp kịp thời cho quá trình sản xuất, đồng thời công ty đã bố trí hệ thống kho tàng khá hợp lý. Nguyên vật liệu được sắp xếp ở kho một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển nguyên vật liệu nhập và xuất kho. Dưới sự quản lý chặt chẽ của phòng vật tư, thủ kho, các nhân viên bảo vệ, hệ thống kho tàng của công ty được đảm bảo, giảm hao hụt, mất mát nguyên vật liệu.
- Về khâu thu mua vật liêu: Công ty đã bố trí đội ngũ nhân viên thu mua vật tư năng động, có trình độ. Do đó nhu cầu về vật tư cho sản xuất luôn được đáp ứng một cách đầy đủ và kịp thời. Mặt khác các hóa đơn chứng từ thu mua vật liệu cũng được theo dừi quản lý một cỏch thuận tiờn, dễ dàng.
* Hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán:
Việc tổ chức sử dụng chứng từ được công ty thực hiện khá hợp lý, luân chuyển chứng từ như hiện nay là khá hợp lý, không có hiện tượng chống chéo giữa các phòng ban.
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của công ty đang áp dụng hiện nay là tương đối đầy đủ, đúng với quy định của chế độ kế toán, lưu trữ một cách có hệ thống từ đó đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và cho công tác quản trị.
Kế toán áp dụng kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp rất phù hợp đối với doanh nghiệp, nó giúp công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty thêm chặt chẽ.
Bên cạnh đó công ty tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp FIFO (nhập trước – xuất trước) có nghĩa là đơn giá của nguyên vật liệu xuất kho chớnh là đơn giỏ cả nguyờn vật liệu mua vào, nờn cụng tỏc hạch toỏn và theo dừi của nhân viên kế toán trở lên đơn giản hơn và không bị tồn đọng vào cuối kì.
Bên cạnh đó cũng giúp cho việc hạch toán Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu được chính xác hơn.
2. Nhược điểm
Bên cạnh những thành tích đạt được kế toán vật liệu của công ty còn có một số hạn chế
+ Bộ máy kế toán được tinh giảm gọn nhẹ cũng dễ dẫn đến việc ảnh hưởng tới nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
+ Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, với đặc tính là chủ yếu mua ngoài nhưng giá cả của nguyên vật liệu trên thị trường luôn biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội,…
+ Cụng ty sử dụng theo dừi tỡnh hỡnh nhập – xuất – tồn nguyờn vật liệu theo phương pháp thẻ song song làm cho việc ghi chép giữa thủ kho và phòng kế toán còn trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều.
+ Công ty chưa hạch toán số nguyên vật liệu thiếu hụt trong quá trình thu mua và phế liệu thu hồi nhập kho.
III. Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
Kế toán nguyên vật liệu được thực hiện tốt sẽ giúp công ty huy động và sử dụng vốn có hiệu quả qua tổ chức hợp lý trong việc cung cấp và dự trữ. Việc hạch toán và quản lý tốt vật liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu thiếu thì sẽ không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được.
Trong quá trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, do đó nguyên vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm tạo ra.
Bên cạnh đó, việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu một cách hợp lý sẽ có ý nghĩa lớn góp phần làm giảm giá thành, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi phí có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập. Tóm lại,
nguyên vật liệu quan trọng trong quá trình tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp.
Công ty muốn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có uy tín trên thị trường thì cần phải tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty.
IV. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Long bằng cách vận dụng những kiến thức lý luận đã học vào tình hình thực tế công tác kế toán vật liệu của công ty, em rút ra được những ưu điểm cần phát huy và mục đích góp phần hoàn
thiện hơn nữa công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Tam Long , em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất sau:
* Giải pháp 1: Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu.
Về việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhằm tránh trường hợp giá thành bị đẩy lên khi thị trường xẩy ra biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào, công ty nên lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu để đảm bảo sản xuất kinh doanh , không ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ, giữ được bình ổn giá bán trên thị trường, doanh thu, chi phí, lợi nhuận được duy trì….
* Giải pháp 2: Tổ chức hạch toán phế liệu thu hồi
Theo quy định của thông tư 200 của BTC ngày 22/12/2014. Theo đó, đối với nguyên vật liệu, phế liệu ứ đọng, không cần dùng.
- Khi thanh lý, nhượng bán nguyên vật liêu, phế liệu, kế toán phản ánh giá vốn ghi như sau:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 152 – Nguyên liệu, nhiên liệu.
- Kế toán phản ánh doanh thu bán nguyên vật liệu, phế liệu ghi như sau:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
* Giải pháp 3: Công tác hạch toán và ghi sổ kế toán.
Việc phản ánh đúng và ghi sổ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, điều này phụ thuộc rất nhiều đến trình độ và tinh thần trách nhiệm của các kế toán viên trong công ty. Theo em, giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhược điểm này là nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên kế toán tại công ty. Bên cạnh đú, việc tiến hành phõn định rừ cỏc phần hành kế toỏn cho từng nhõn viờn kế toán như vậy sẽ không có sự trùng lặp công việc của từng người và hạn chế được sai sót trong ghi chép phản ánh các nghiệp vụ:
+ Tổ chức cho nhân viên phòng kế toán tham gia các đợt tập huấn, đào tạo,bổ trợ kiến thức.
+ Tạo điều kiện thời gian cho kế toán học hỏi, tìm hiểu thêm về công tác nghiệp vụ.
+ Sắp xếp đúng người, đúng ngành, đúng nghề, đúng năng lực….
* Giải pháp 4 : Việc áp dụng kế toán máy trong các phần hành kế toán
Để có thể khắc phục được những hạn chế của việc áp dụng máy vi tính trong công tác
hạch toán, công ty cần xây dựng một phần mềm kế toán hoàn chỉnh theo hình thức chứng từ ghi sổ, nhằm phát huy tối đa của việc lập, luân chuyển và xử lý chứng từ và truy xuất thông tin trên máy, tạo điều kiện cung cấp thông tin tài chính cho công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
* Giải pháp 5: Hạch toán phần nguyên liệu hao hụt và kém phẩm chất
Công ty chưa kiếm soát chặt chẽ quá trình mua NVL về, trong khâu thu mua, nhập kho vẫn xẩy ra các trường hợp thiếu hụt vật liệu ngoài định mức, những khoản thiếu hụt này được hạch toán vào chi phí mua theo số tiền của số hàng đủ theo hợp đồng. Vì thế hạn chế các khoản tiêu hao giảm bớt chi phí bất hợp lý thì cần thiết phải hạch toán hợp lý số NVL thiếu hụt trong quá trình nhập kho.