Thực trạng quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc của Cục Hải quan thành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước đối với HÀNG ĐÔNG LẠNH tạm NHẬP, tái XUẤT vào THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC của cục hải QUAN THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 43 - 48)

3. Phân theo chức vụ

2.2. Thực trạng quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc của Cục Hải quan thành

phố Hải Phòng

- Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất bằng chính sách XNK và sử dụng công cụ thuế:

Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất và quản lý Nhà nước đối với hoạt động này đã được quy định tại Luật thương mại, Luật Hải quan và các quy định phải kể đến như: Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ Tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; Thông tư số 21/2011/TT-BCT ngày 20/5/2011 của Bộ Công thương quy định về quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh;

Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18/2/2013 của Bộ Công thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số loại hàng hóa; Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan ; kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài Chính quy định tủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập

khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh; Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan điển tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại; Thông tư số 04/2006/TT-BTM hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.

Như vậy, về cơ bản cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất đã được pháp luật quy định cụ thể về chính sách quản lý đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thủ tục hải quan khá đơn giản và thông thoáng;

Hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận lớn lao động tại địa phương nơi có hàng hóa đi qua (bao gồm lao động trong các công ty hoạt động xuất nhập khẩu hàng tạm nhập tái xuất, vận tải container, các hãng vận tải, giao nhận kho vận, các thương nhân kinh doanh kho bãi và bốc xếp hàng hóa tại cửa khẩu cảng và biên giới);

Thực hiện chính sách thuế và quy định về thời hạn nộp thuế đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất quá thời hạn được lưu lại tại Việt Nam hoặc những hàng hóa được phép chuyển tiêu thụ nội địa là biện pháp hữu hiệu có vai trò quan trọng để quản lý hàng đông lạnh kinh doanh tạm, nhập tái xuất.

Quy định về điều kiện doanh nghiệp phải có kho bãi để được kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất hàng hóa và doanh nghiệp phải có một khoản tiền từ 7 tỷ đến 10 tỷ đồng để ký quỹ đặt cọc tại Kho bạc Nhà nước nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng như thực phẩm đông lạnh để xử lý các vấn đề về môi trường, tiêu hủy, vi phạm...

Nhìn chung, các đề xuất kiến nghị của Cục Hải quan TP Hải Phòng với cấp trên khá kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động quản lý hàng hóa tạm nhập tái xuất, nhất là đối với hàng đông lạnh có hiệu quả cao.

Từ năm 2011 đến 2015, tình trạng hàng nhập khẩu quá thời hạn hạn khai báo, làm thủ tục hải quan tồn đọng tại cảng Hải Phòng với số lượng lớn gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng biển, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng

môi trường và an toàn cháy nổ. Cục Hải quan TP Hải Phòng đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp, đồng thời tích cực phối hợp với các cấp các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, UBND Thành phố Hải Phòng, Tổng cục Hải quan nhưng việc xử lý hàng tồn đọng tại cảng Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, cần được sự thống nhất của các cấp Bộ, ngành và UBND Thành phố.

Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng được các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng tập hợp, từ năm 2011 đến 2015, tại các cảng thuộc khu vực Hải Phòng có 6.060 containers quá thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định (quá từ 90 ngày trở lên). Căn cứ tên hàng thể hiện trên chứng từ vận tải các Chi cục đã phân loại, trong đó 845 container là hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất.

Về cơ sở pháp lý để thực hiện hết các thủ tục theo trình tự quy định thì sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định, phân loại đối tượng cũng như thời gian thông báo tìm chủ sở hữu hàng hóa theo quy định của pháp luật, ngoài ra sẽ phát sinh nhiều chi phí cho ngân sách Nhà nước cho việc kiểm tra phân loại từng container hàng hóa tồn đọng. Cục Hải quan TP Hải Phòng đã kịp thời đề xuất biện pháp xử lý đặc thù. Trên cơ sở đó Tổng cục Hải quan đã xây dựng các kế hoạch để triển khai thực hiện như:

- Kế hoạch số 98/KH-TCHQ ngày 22/6/2012 của Tổng Cục Hải quan về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu tồn đọng tại các Cảng thuộc khu vực Hải phòng.

- Kế hoạch 321/KH-ĐTCBL năm 2014 của Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan về phối hợp kiểm tra, xử lý hàng tồn đọng.

Quá trình triển khai thực hiện các kế hoạch nêu trên đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do số lượng hàng hóa tồn đọng lớn, chủng loại hàng hóa đa dạng, phức tạp, thời gian tồn đọng lõu ngày, cơ sở phỏp lý cũn chưa rừ ràng nờn việc xử lý hàng hóa tồn đọng chưa được giải quyết triệt để.

Ngày 07/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 23/CT-TTg về tăng

cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; Ngày 20/11/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.

Theo đó, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 bãi bỏ Thông tư số 05/2013/TT-BTC. Những cơ chế chính sách mới này đã khắc phục những sơ hở, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ, đồng thời tạo thuận lợi cho các thương nhân hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất tuân thủ pháp luật.

- Thực trạng thực hiện quản lý hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất vào thị trường Trung Quốc bằng quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan và kiểm tra sau thông quan:

Thực hiện “Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 22/6/2011của Thủ tướng Chính phủ và tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành Hải quan là “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã tổ chức triển khai và đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong quản lý hải quan đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Cụ thể:

Về thực thi các biện pháp và công cụ quản lý: Thực hiện đúng chế độ, chính sách và cơ chế điều hành của Chính phủ, Bộ, Ngành, địa phương đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất, không để xẩy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chính sách quản lý, chính sách mặt hàng, chính sách thuế đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất được thực hiện đảm bảo đúng quy định.

Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa XNK trong địa bàn quản lý và triển khai kịp thời chủ trương của Trung ương, của ngành Hải quan và của địa phương trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp, tăng cường công tác phối hợp xác minh hoạt động thanh toán

và các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý như Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, cơ quan kiểm dịch y tế, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Xây dựng hệ thống thông tin tình báo hải quan, phối hợp trao đổi thông tin, thực hiện công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sưu tra đối tượng nghi vấn và xây dựng cơ sở bí mật tại các địa bàn trọng điểm phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Thực hiện các quy định về hồ sơ hải quan đối với từng loại hình XNK, chủng loại mặt hàng đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, hợp pháp và hợp lệ. Tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan khi làm thủ tục cho hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất như kiểm tra đăng ký kinh doanh, điều kiện thành lập doanh nghiệp, kiểm tra sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, kiểm tra kho chứa hàng hóa, bãi tập kết hàng hóa, chứng từ xác nhận có tiền ký quỹ, đặt cọc tại Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng theo quy định.

Các bước thực hiện quy trình, thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK đơn giản, gọn nhẹ, dễ thực hiện và đạt hiệu quả. Công tác cải cách hành chính nhằm đơn giản thủ tục hải quan, bớt giấy tờ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại là việc làm thường xuyên của ngành hải quan nói chung và Cục hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng. Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện thủ tục hải quan điện tử và quy trình thông quan tự động đến nay thì đối với hồ sơ được hệ thống phân luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa) thì doanh nghiệp không cần đến cơ quan hải quan để làm thủ tục mà chỉ cần in tờ khai hải quan để mang ra khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu để thực hiện việc giao nhận hàng hóa.

Đã có hệ thống văn bản hướng dẫn khá đầy đủ về thủ tục hải quan đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất từ khâu đăng ký tờ khai; kiểm tra thực tế hàng hóa; giám sát hàng hóa tái xuất qua biên giới đến khâu thanh khoản tờ khai tạm nhập;

Căn cứ quy chế phối hợp công tác song phương, đa phương giữa Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính với các Bộ, Ngành trung ương và địa phương, Cục Hải

quan TP Hải Phòng đã xây dựng và ký kết các quy chế phối hợp với từng cơ quan, lực lượng chức năng trên địa bàn Hải Phòng và với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Vì vậy việc giám sát, quản lý hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất được triển khai đồng bộ giữa các lực lượng chuyên trách của cơ quan hải quan từ khâu thủ tục thông quan, khâu giám sát, khâu kiểm tra, kiểm soát, khâu thanh khoản tờ khai hàng hóa tạm nhập, tương ứng với các khâu đó có các bộ phận như:

Đội nghiệp vụ, Tổ kiểm soát thuộc Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát chống buôn lậu, Phòng nghiệp vụ, Chi cục Kiểm tra sau thông quan. 

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước đối với HÀNG ĐÔNG LẠNH tạm NHẬP, tái XUẤT vào THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC của cục hải QUAN THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w