Kết quả đạt được và những tồn tài, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước đối với HÀNG ĐÔNG LẠNH tạm NHẬP, tái XUẤT vào THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC của cục hải QUAN THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 48 - 59)

3. Phân theo chức vụ

2.3. Kết quả đạt được và những tồn tài, bất cập và nguyên nhân

* Kết quả đạt được:

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới thì vai trò của hoạt động XNK nói chung và hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất nói riêng ngày càng trở nên quan trọng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cùng với ngành hải quan, Cục hải quan thành phố Hải Phòng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên địa bàn được Nhà nước giao quản lý, tạo môi trường thông thoáng, thuận tiện thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch phát triển, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý hải quan hiện đại để rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp. Vì vậy, từ năm 2011 đến 2015 các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố tham gia trong lĩnh vực kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng và chất lượng. Hàng hóa chủ yếu được tạm nhập vào qua cục Hải quan Hải Phòng sau đó tái xuất vào thị trường Trung Quốc.

Các doanh ngiệp hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất đó thu được nguồn thu đáng kể từ việc thu phí dịch vụ hoa hồng để trung chuyển hàng hóa từ các nước sang Trung Quốc (theo tính toán của các thương nhân 01 container hàng thực phẩm đông lạnh trung chuyển qua cảng Hải Phòng để tái xuất sang Trung Quốc thu được phí dịch vụ hoa hồng từ 60-80 triệu đồng, một container hàng bình thường khác thu phí dịch vụ từ 20-25 triệu đồng). Góp phần tăng nguồn thu cho địa phương thông qua việc thu phí bến bãi, bảo trì đường bộ đối với hàng

đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Từ thực tế này, năm 2013 Cục Hải quan TP Hải Phòng đã tham mưu cho UBND thành phố Hải Phòng thu mỗi năm từ 100 đến 150 tỷ đồng, góp phần đáng kể vào số thu ngân sách địa phương.

Giai đoạn 2011 đến 2015, kim ngạch hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất vào thị trường Trung Quốc của Cục Hải quan thành phố Hải Phòng quản lý tăng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là những năm gần đây ( cụ thể kim ngạch hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo bảng 3.3.)

Bảng 2. 3. Kim ngạch hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất qua các năm 2011 – 2015

(Vẽ giúp anh biểu đồ bên dứoi bảng, rồi tính % so sánh vào bảng giúp anh) Năm Kim ngạch

(Tỷ USD)

So sánh với năm trước

(Tỷ lệ %,

Số lượng tờ khai (Nghìn tờ)

So sánh với năm trước

2011 4,567 54,553

2012 5,211 = 1,14 % 57,897 = ? %

2013 6,354 = 1,27 % 58,345 = ? %

2014 6,692 = 1,05 % 68,453 = ? %

2015 7,339 = 1,09 % 71,222 = ? %

* Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân.

- Tồn tại, bất cập về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý:

+ Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm đông lạnh tạm nhập, tái xuất phát triển mạnh cả quy mô lẫn tốc độ. Ngoài các mặt hàng truyền thống có nổi lên một số mặt hàng không đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm gây ô nhiễm môi trường, có biểu hiện gian lận thương mại, trốn thuế, thẩm lậu hàng hóa vào nội địa.

Một vụ việc vi phạm điển hình: Ngày 30/6/2012, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quang Minh, địa chỉ: 60 Trần Phú, Móng Cái, Quảng Ninh làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng tạm nhập 04

container hàng hóa là thịt gà đông lạnh từ Hàn Quốc về cảng Hải Phòng để tái xuất đi Trung Quốc nhưng sau đó đã vận chuyển về kho của Công ty Seaprodex tại đường Lê Lai, Hải Phòng cắt phá niêm phong hải quan, dỡ hàng ra nhằm thẩm lậu vào nội địa mà không tái xuất. Vụ việc đã bị Đội Kiểm soát Hải quan phát hiện kịp thời và tiến hành kiểm tra gồm 4.300 cartons x 15 kg/carton = 64.500 kg thịt gà đông lạnh, trong đó có 1.078 cartons đã được dán tem phụ thể hiện là hàng nhập khẩu. cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án hình sự về tội buôn lậu quy định tại điều 153 Bộ luật hình sự để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, các cơ chế, chính sách quản lý về loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất như Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành chậm được ban hành, chưa theo kịp thực tế nên đã bộc lộ những sơ hở, bất cập dẫn đến việc các doanh nghiệp lợi dụng để làm trái quy định, gây ra những trở ngại lớn, làm phức tạp thêm nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, đời sống xã hội và môi trường. Cụ thể là Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, trong đó có quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất với cơ chế thông thoáng phù hợp với thời điểm đó nhưng đến ngày 20/11/2013 ( 7 năm sau ) Chính phủ mới ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài ( thay thế Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 ).

+ Một số quy định còn chồng chéo, không đồng bộ và chưa thật sự minh bạch gây khó khăn trong quá trình thực hiện quản lý, dễ phát sinh tiêu cực. Nhiều mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định 187/2013/NĐ- CP nhưng lại được phép kinh doanh tạm nhập tái xuất nên nhiều tượng lợi dụng hoạt động tậm nhập tái xuất để vận chuyển trái phép hàng cấm nhập khẩu vào nội địa. Hàng năm, Đội Kiểm soát Hải quan và các Chi cục Hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng đã phát hiện, xử lý hàng chục vụ vi phạm với số

lượng lớn, trong đó đã khởi tố hình sự nhiều vụ theo Điều 153, 154 Bộ luật Hình sự về tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Thông tư 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương ban hành nhiều danh mục hàng hóa với những chính sách quản lý khác nhau như danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, danh mục hàng tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện … dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Trong nhiều trường hợp đối tượng đã cố ý đóng lẫn nhiều mặt hàng thực phẩm đông lạnh thuộc diện hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện với hàng không yêu cầu điều kiện trong cùng một lô hàng đã gây nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát, phân loại xử lý.

Một vụ việc vi phạm điển hình: Ngày 25/8/2012 Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra phát hiện và tạm giữ 5,88 tấn thịt Tê tê cất giấu trong 14,88 tấn cá đông lạnh được vận chuyển từ nước ngoài về cảng Hải Phòng, là hàng tạm nhập tái xuất.

Số hàng ( Tê tê ) này thuộc danh mục cấm buôn bán, vận chuyển theo quy định tại Phụ lục II Công ước quốc tế CITES và Thông tư số 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vụ việc đã được xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Thời gian hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam quá dài ( Khoản 4, Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định hàng hóa TNTX được lưu tại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và được gia hạn 02 lần, mỗi lần không quá 30 ngày ) tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơ quan Hải quan trong việc giám sát, quản lý tính nguyên trạng của hàng hóa, đặc biệt là trong khõu theo dừi thanh khoản hồ sơ và hoàn thuế; bờn cạnh đú hàng thực phẩm đông lạnh do điều kiện thời tiết nóng hoặc điện cấp duy trì lạnh không bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng, thậm chí thối rữa tiềm ẩn ảnh hưởng môi trường.

+ Thời gian thanh khoản hồ sơ tạm nhập tỏi xuất dài nờn việc theo dừi thanh khoản cũng gặp nhiều khó khăn, sơ hở lớn như trường hợp doanh nghiệp tạm nhập một lượng lớn hàng hóa sau đó bán tiêu thụ nội địa rồi bỏ trốn hoặc tự giải thể

doanh nghiệp;

+ Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất cũng chưa được chặt chẽ, hàng tạm nhập tái xuất không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt nên có doanh nghiệp lợi dụng khai loại hình tạm nhập, tái xuất nhưng thực chất là tiêu thụ nội địa, sau đó thực hiện khai bổ sung chuyển sang loại hình nhập khẩu để kéo dài thời gian phải nộp thuế.

- Tồn tại, bất cập trong tổ chức thực hiện quản lý đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

+ Hàng đông lạnh làm thủ tục tạm nhập từ các nước như Mỹ, Brazil, các nước châu Phi, Nam Mỹ và một số nước Châu Á như Hồng Kông… sau đó tái xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu cảng Hải Phòng về bản chất vừa có tạm nhập, tái xuất vừa có dịch vụ trung chuyển để hưởng hoa hồng do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu làm dịch vụ cho các doanh nghiệp Trung Quốc, dẫn đến thường xuyên bị động về nguồn hàng, điều kiện giao nhận, thanh toán, chi phí, thời gian tái xuất, địa điểm tái xuất. Hoạt động giao nhận hàng hóa chủ yếu thực hiện theo chính sách Biên mậu của Trung Quốc nên thiếu tính ổn định, trong khi đó cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với hãng vận tải, giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý còn hạn chế, việc nắm tình hình thay đổi của chính sách Biên mậu còn chưa kịp thời nên chưa điều tiết được lượng hàng đưa đưa lên khi phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu,điểm thông quan tại biên giới làm cho hàng hóa tái xuất chậm hoặc không tái xuất được gây nên tình trạng tồn đọng, ùn tắc tại biên giới dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng, xuốngcấp;

+ Cơ sở hạ tầng, đường giao thông, kho bãi chứa hàng chưa hoàn chỉnh, đồng bộ do đó hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất thường được bảo quản tản mạn ở nhiều địa điểm, không tập trung; nhiều trường hợp thương nhân đề nghị cơ quan hải quan cho phép dỡ hàng ra, chia nhỏ container để vận chuyển qua biên giới nên dễ bị lợi dụng thẩm lậu vào nội địa. Cung đường vận chuyển dài, thời gian vận chuyển lâu, trong khi biện pháp giám sát hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu tạm

nhập lên cửa khẩu tái xuất thực hiện biện pháp thủ công đối với phương tiện chứa hàng bằng niêm phong hải quan (seal hải quan) nên một số doanh nghiệp đó lợi dụng để tự ý dỡ niêm phong hải quan bán hàng trong nội địa hoặc xuất hàng không đúng nơi được phép tái xuất, giả mạo niêm phong hải quan;

+ Một vấn đề nhưng được hướng dẫn tại nhiều văn bản khác nhau: Chính sách quản lý, các quy định, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất tương đối đầy đủ nhưng được hướng dẫn tại nhiều văn bản khác nhau làm cho công chức hải quan phải tra cứu nhiều văn bản khi thực hiện dẫn đến tình trạng một số trường hợp thực hiện chưa thống nhất;

+ Việc giám sát hải quan đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất lưu trong nội địa còn phụ thuộc quá nhiều vào mức độ chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng, theo quy định hiện hành thì cơ quan hải quan phải giám sát, quản lý hàng kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất trong thời gian hàng lưu tạiViệt Nam hoặc giao cho chủ hàng tự bảo quản và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, chưa cóquy định cụ thể về trách nhiệm của chủ hàng cũng như trách nhiệm của chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng hóa tạm nhập hay chi cục hải quan cửa khẩu nơi hàng tái xuất trong việc kiểm tra doanh nghiệp có thực hiện đúng quy định giữ nguyên trạng hàng hóa hay không.

+ Lượng hàng tạm nhập tái xuất gia tăng, lưu lượng vận chuyển ngày càng lớn đã làm đường xá, hạ tầng giao thông nhanh xuống cấp nhưng nhà nước chưa có cơ chế thu phí tái tạo hạ tầng giao thông đối với loại hình này.

- Nguyên nhân của những tồn tại, bất cập:

+ Việc thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về hải quan, hỗ trợ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp còn mang tính hình thức, chiếu lệ chưa thực sự hiệu quả;

+ Khâu tổ chức thực hiện ở Chi cục Hải quan cửa khẩu, tổ chức kiểm tra cơ sở của Cục Hải quan tỉnh vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Đặc biệt, có trường hợp nghi ngờ bản chất của hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất thực chất là hoạt động quá cảnh, hoạt động chuyển khẩu đơn thuần nhưng chưa kiên quyết đấu tranh với chủ hàng để giải quyết thủ tục hải quan theo đúng bản

chất của loại hình xuất nhập khẩu mà vẫn chấp nhận cho doanh nghiệp được đăng ký tờ khai theo loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất dẫn đến tình trạng khi cơ quan chức năng phát hiện có vi phạm thì doanh nghiệp thường từ chối nhận hàng để trốn tránh trách nhiệm trước pháp luật;

+ Công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan TP Hải Phòng chưa chú trọng đến kiểm tra đối với loại hình kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất;

+ Sự phối hợp giữa các bộ phận trong Chi cục Hải quan, giữa Cục Hải quan thành phố Hải Phòng và với các đơn vị khác trong ngành Hải quan đôi lúc vẫn chưa kịp thời, chưa thực sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất mà cụ thể là sự phối hợp giữa bộ phận thực hiện thủ tục với bộ phận giám sát trong chi cục chưa thật sự hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý, trao đổi thông tin giữa các bộ phận còn thiếu, chưa kịp thời. Sự phối hợp giữa các phòng, ban, lực lượng trong toàn Cục chưa chặt chẽ, các nghiệp vụ thủ tục tại cửa khẩu, nghiệp vụ điều tra, kiểm soát của lực lượng chống buôn lậu và nghiệp vụ của lực lượng kiểm tra sau thông quan nhiều khi vẫn triển khai một cách độc lập, thiếu sự liên kết hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện;

+ Công tác thông tin, hồi báo kết quả kiểm tra giám sát đối với hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất giữa các Chi cục Hải quan chưa được coi trọng đúng mức. Vẫn còn tình trạng chậm hồi báo giữa các Chi cục Hải quan cửa khẩu gõy khú khăn cho cụng tỏc theo dừi thanh khoản của Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập về thời gian, chưa thực hiện đúng quy định, làm ảnh hưởng đến thời hạn thanh khoản tờ khai của Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai tạm nhập.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG ĐÔNG LẠNH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT VÀO

THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC CỦA CỤC HẢI QUAN TP HẢI PHềNG 3.1. Định hướng công tác quản lý hải quan đối với hoạt động kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất

- Xu hướng hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất nói chung và hàng đông lạnh nói riêng.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng chủ đạo, Việt Nam tích cực, chủ động trong hội nhập, sáng tạo trong chuyển đổi, phát triển kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và thương mại. Hoạt động XNK nói chung và kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất hàng hóa nói riêng là một mắt xích trong dây truyền cung ứng toàn cầu về sản xuất - dịch vụ - XNK hàng hóa - thương mại sẽ có sự thay đổi và phát triển đa dạng. Xu hướng lưu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thời gian tới vẫn tiếp tục phát triển hết sức mạnh mẽ. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam sẽ trở thành đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa quốc tế quan trọng.

Đặc điểm của các loại hàng tạm nhập, tái xuất nói chung hiện nay chủ yếu được tạm nhập vào việt Nam và tái xuất qua các cửa khẩu biên giới sang Trung Quốc, do đó quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Khi mối quan hệ này ổn định, tốt đẹp thì việc lưu chuyển hàng hóa thuận lợi và hàng đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất nói riêng sẽ gia tăng. Ngược lại thì việc trung chuyển hàng hóa sẽ gặp khó khăn, dẫn đến lưu lượng hàng tạm nhập tái xuất nói chung và hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất sẽ giảm đi.

Chủng loại hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ luôn tiềm ẩn khó khăn và làm phức tạp cho công tác quản lý, không tránh khỏi kẽ hở để đối tượng lợi dụng trong khi lực lượng kiểm tra, giám sát, thanh tra của hải quan đối với loại hình XNK này là có hạn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước đối với HÀNG ĐÔNG LẠNH tạm NHẬP, tái XUẤT vào THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC của cục hải QUAN THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w