B. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2015
4. Tình hình nguồn vốn của công ty
Tình hình nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng 5
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh 42
a.Nhận xét chung
Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy các chỉ tiêu về nguồn vốn của doanh nghiệp đều có sự chuyển dịch cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Các khoản nợ phải trả có sự giảm nhẹ. Trong đó, nợ ngắn hạn có xê dịch giảm đi một chút và nợ dài hạn có phần tăng nhưng không đáng kể vì vậy làm cho khoản nợ phải trả có chút thay đổi. Nhìn chung sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn có phần không tốt do các khoản nợ phải trả thì có xu hướng giảm đi trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng nhẹ.
Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp có phần kém đi so với năm 2014, sự phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp tăng lên.
b.Phân tích chi tiết b.1.Nợ phải trả
Nợ phải trả năm 2014 là 10,485,921,854 đồng, năm 2015 là9,719,175,409 đồng.
Như vậy nợ phải trả trong năm qua giảm 766,746,445 đồng tức giảm 7.31% so với năm 2014. Đây là mức giảm tương đối nhỏ chưa đến 10%, song các khoản nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều nay cho thấy, mặc dù sự phụ thuộc về tài chính của doanh nghiệp với bên ngoài có tăng lên nhưng xét về tổng thể thì các khoản nợ phải trả vẫn nằm trong sự kiểm soát, và không đáng lo ngại. Nợ phải trả giảm chủ yếu do nợ ngắn hạn của công ty còn nợ dài hạn có thay đổi nhưng không nhiều.
1.Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu nợ ngắn hạn bao gồm các chỉ tiêu vay ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Trong đó các chỉ tiêu vay ngắn hạn và phải trả người bán tăng còn chỉ tiêu người mua trả tiền trước không phát sinh, chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm.
Cụ thể như sau:
* Vay ngắn hạn: trong năm 2015 là 3,231,148,117 đồng do vậy chỉ tiêu này tăng 32,551,925 đồng tương ứng tăng 1.02%. Như vậy trong năm 2015 công ty có đi vay các tổ chức tín dụng nhưng với mức đi vay không lớn.
* Phải trả người bán :
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy năm 2014 khoản phải trả cho người bán là 3,131,177,259 đồng , đến năm 2015 chỉ tiêu này tăng lên 3,770,762,253 đồng dẫn đến chênh lệch về mặt tuyệt đối là 639,584,994 đồng về mặt tương đối là 20.43%
Nguyên nhân của sự tăng này là do trong năm qua tình hình kinh tế ổn định, nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt, một số nhà cung cấp mà doanh nghiệp đã tạo dựng được sự tín nhiệm nên đã chấp nhận bán chịu cho công ty. Do đó, các khoản phải trả người bán giảm đi đáng kể
*Người mua trả tiền trước
Bên cạnh chỉ tiêu tăng nhiều nhất thì chỉ tiêu người mua trả tiền trước lại là chỉ tiêu giảm mạnh nhất. Trong năm 2014, số tiền người mua trả tiền trước là 1,456,624,216 đồng nhưng đến năm nay đã không còn.
Nguyên nhân giảm mạnh là do trong năm qua lượng khách hàng đến với cụng ty nhiều hơn và cú một lượng khỏch hàng mà cụng ty chưa nắm bắt rừ, vỡ vậy tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng và tránh tình trạng hủy hợp đồng ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty, nên công ty đã không yêu cầu ứng tiền trước, làm cho chỉ tiêu này giảm đi
* Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Trong năm 2014 thuế và các khoản phải nộp của Nhà nước là 59,824,187 đồng chiếm 0.29% tổng nguồn vốn. Năm 2015 chỉ tiêu này là 53,683,223 đồng chiếm 0.26% tổng nguồn vốn. Như vậy, trong năm qua thuế và các khoản phải nộp của Nhà nước giảm 6,140,964 đồng tương ứng giảm 10.24% so với năm 2014.
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động giảm là do trong năm 2015 công ty đã có ít hoạt động về xuất nhập khẩu cũng như có ít nghiệp vụ bán hàng nên các khoản thuế trong năm 2015 phát sinh ít hơn so với năm 2014.
2.Nợ dài hạn
Chỉ tiêu nợ dài hạn bao gồm các chỉ tiêu vay dài hạn và chỉ tiêu phải trả, phải nộp dài hạn khác. Trong đó chỉ tiêu tăng đó là chỉ tiêu vay dài hạn với mức tăng
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh 44
trong năm 2015 là 23,881,816 đồng tương ứng tăng 9% so với năm 2014. Còn chỉ tiêu về phải trả, phải nộp khác thì trong năm 2015 không có phát sinh thêm.
b.2.Vốn chủ sở hữu
Ngược lại với nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có sự tăng nhẹ. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn giữ được tính tự chủ trong tài chính của mình, ít lệ thuộc hơn vào tài chính bên ngoài. Tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2015 tăng từ 49.51% lên thành 52.50%. Nguyên nhân tăng lên của chỉ tiêu vốn chủ sở hữu là do trong năm qua doanh nghiệp tiếp tục làm ăn có lãi, làm tăng vốn chủ sở hữu. Đây là điều tốt đối với bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào. Vì đối với các doanh nghiệp, vấn đề quan tâm hàng đầu là lợi nhuận thu về. Do đó trong năm tiếp theo, doanh nghiệp vẫn cần tìm biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
* Vốn chủ sở hữu:
Trong năm thì vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi vẫn là 10,000,000,000 đồng và chiếm 48.15% trong tổng nguồn vốn năm 2014 và chiếm 48.87% vào năm 2015. Trong năm tới doanh nghiệp nên có biện pháp để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu để có thể dễ dàng mở rộng được hoạt động.
Giảm chi phí tài chính cho công ty
* Lợi nhuận chưa phân phối:
Trong cả 2 năm 2014 và năm 2015 công ty đều làm ăn có lãi với năm 2015 mức lãi là 744,253,812 đồng làm cho lợi nhuận trong năm 2015 tăng lên 462,462,380 đồng tương ứng với 164.12% so với năm 2014. Đây là mức tăng khá cao trong năm 2015 về lợi nhuận của công ty điều này chứng tỏ công ty đang trên đã phát triển và công việc hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở mức tăng lợi nhuận như vậy mà công ty còn muốn đề ra nhiều chiến lược cũng như biện pháp giảm chi phí và tăng doanh thu để đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
5. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tỷ suất tài chính và khả năng thanh toán Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tỷ suất tài chính và khả năng thanh toán được thể hiện qua bảng 6
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh 46
*Nhóm tỉ suất hiệu quả sinh lời:
a) Lợi nhuận trên doanh thu :
Lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu của của công ty năm 2015 so với năm 2014 chênh lệch ở mức 0.19%. Do trong năm 2015, lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận cao hơn mức tăng của doanh thu thuần, do đó làm tỉ suất này tăng lên.
b) Lợi nhuận trên vốn kinh doanh
Lợi nhuận trên vốn = Lợi nhuận sau thuế x100 (%) Vốn KD bình quân
Mà trong đó :
Vốn KD bình quân = Vốn KD đầu kỳ + Vốn KD cuối kỳ 2
Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này năm 2014 là 0.85%, năm 2015 là 2.24% tức là doanh nghiệp bỏ 100 đồng vốn thì sẽ thu được 224 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn có lãi đồng thời tình hình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển hơn. Trong thời gian tới doanh nghiệp cần tiếp tục có những phương hướng đúng đắn để năng cao tỉ suất này.
*Nhóm tỉ suất khả năng thanh toán : a) Hệ số thanh toán ngắn hạn :
Hệ số thanh toán ngắn hạn = ∑ Tài sản ngắn hạn
∑ Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng của công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỉ suất này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ.
Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2014 là 1.86 lần, năm 2015 là 1.63 lần giảm 0.23 lần so với năm 2014. Tỉ suất này chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp chưa tốt, doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
b) Hệ số thanh toán nhanh :
Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu ∑
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết liệu công ty có đủ tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán hàng tồn kho hay không.
Hệ số thanh toán nhanh năm 2014 là 1.24 lần, năm 2015 là 1.62 lần tăng 0.38 lần so với kì trước về tuyệt đối, tương ứng tăng 30.89%. Chỉ tiêu này tăng do năm 2015 các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn và
các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng trong khi đó nợ ngắn hạn của công ty lại giảm. Chỉ tiêu này tăng cho thấy khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm cao.
c)Hệ số thanh toán tức thời :
Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền
∑ Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết công ty có thể trả được khoản nợ của mình nhanh đến đâu vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất.
Hệ số thanh toán tức thời năm 2014 là 0.04 lần, năm 2015 là 0.07 lần tăng 0.03 lần so với kì trước về tuyệt đối, tương ứng tăng 80.92 %. . Chỉ tiêu này tăng do năm 2015 chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền tăng còn chỉ tiêu nợ
ngắn hạn của công ty giảm. Tỷ suất này của công ty lớn hơn 0,5 cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty là khả quan. Tuy nhiên công ty cần khống chế tỷ
suất này nếu quá cao sẽ không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
* Nhóm tình hình đầu tư : a) Tỉ suất nợ :
Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh Anh 48
Tỷ suất nợ = Nợ phải trả x100 (%) Tổng nguồn vốn
Tỉ suất này phản ánh các nguồn công ty có thể huy động từ bên ngoài làm nguồn bổ sung, hỗ trợ cho nguồn vốn chủ sở hữu giúp công ty thực hiện các hoạt động của mình. Chủ nợ thường thích công ty có tỉ số nợ thấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn, trong khi các cổ đông lại muốn tỉ suất nợ cao vì như vậy làm tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.
Tỉ suất nợ năm 2014 là 50.49 %, năm 2015 là 47.50 % giảm 3.00% so với kì trước. Tỉ suất này chứng tỏ công ty có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ.
b) Tỉ suất tự tài trợ :
Tỷ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu x100 (%)
∑ Nguồn vốn
Tỉ suất này phản ánh tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Để xác định mức độ phù hợp về tỉ lệ vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng ngành.
Tỉ suất tự tài trợ năm 2014 là 49.51%, năm 2015 là 52.50% tăng 3.00% so với kì trước, tương ứng tăng 6.05%. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp ở mức tương đối cao và ngày càng tăng cho thấy khả năng độc lập tài chính của công ty cao và ngày càng tăng.
c) Tỉ suất đầu tư :
Tỷ suất đầu tư = TSDH x100 (%) Tổng tài sản
Tỉ suất đầu tư phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể.
Tỉ suất tự tài trợ năm 2014 là 29.23%, năm 2015 là 43.68 % tăng 14.45%
so với kì trước, tương ứng tăng 49.43%. Qua việc tính toán có thể thấy năm 2015 tỉ suất đầu tư tăng tương đối. Nguyên nhân là do trong năm 2015 tài sản
dài hạn của công ty tăng lên còn tổng tài sản thì lại giảm. Điều này cho thấy công ty đang đầu tư mở rộng thêm một số trang thiết bị trong năm nay.
d) Tỉ suất tự tài trợ cho TSCĐ
Tỷ suất tự tài trợ cho TSCĐ = Vốn chủ sở
hữu x100 (%)
NG TSCĐ
Tỉ suất tự tài trợ cho TSCĐ phản anh tỉ lệ tài sản cố định được đầu tư. Tỉ suất này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn là bao nhiêu.
Tỉ suất tự tài trợ cho TSCĐ năm 2014 là 117.85%, năm 2015 là 120.21 % tăng 2.63% so với kì trước, tương ứng tăng 2.00%. Có thể thấy tỉ suất này ở 2 năm 2014 và 2015 đều lớn hơn 100% chứng tỏ khả năng tài chính của công ty rất vững vàng.
Chương III
Tìm hiểu và mô tả quy trình nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần dịch vụ thương mại và vân tải Thùy Dương
I.Những vấn đề chung về vồn bằng tiền tại công ty