Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc Phòng (Trang 118 - 123)

7. Kết cấu của luận án

3.1. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ

- công ty con thuộc Bộ Quốc phòng

3.1.1. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con thuộc Bộ Quốc phòng

Ngày 08-10-2013, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1604/TTg- ĐMDN về việc phê duyệt Đề án Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc BQP. Theo đó, đến năm 2020, BQP sẽ thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - TCT 36, Công ty TNHH một thành viên Trường An; thoái vốn nhà nước tại 09 CTCP,…

Phát huy kết quả đã đạt được và để tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và phát triển các DNQĐ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, các DNQĐ trong đó có các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, trên cơ sở các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và BQP về triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2015, các đơn vị cần chú trọng kết hợp sắp xếp, cơ cấu lại với nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị doanh nghiệp, chủ động triển khai thực hiện SXKD đạt hiệu quả, gắn với xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững. Theo đó, toàn quân tiếp tục rà soát cổ phần hóa những DNNN không nắm giữ 100% vốn; tập trung các nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển ngành nghề kinh doanh chính, không đầu tư dàn trải; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh, bền vững.

Bám sát định hướng Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 16-7-2011 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo", các đề án, chương trình phát triển đã được phê duyệt, các doanh nghiệp thuộc BQP cần đổi mới, sắp xếp theo lộ trình đã xác định, xây dựng kế hoạch phát triển theo vùng và nhóm ngành như: đóng tàu, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật, cơ khí - chế tạo máy, vật liệu nổ - hóa chất, điện - điện tử, thông tin - viễn thông, dệt may, trang thiết bị ngành hậu cần,... hình thành các tổ hợp công ty mẹ -

công ty con; trong đó, công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; đồng thời đa dạng hóa hình thức sở hữu các công ty con. Thời gian tới, BQP tiếp tục quản lý các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc dự án khu kinh tế - quốc phòng; các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng như: viễn thông, khai thác dịch vụ cảng biển, cảng sông, bay dịch vụ.

Hai là, trong quá trình tái cơ cấu, các doanh nghiệp phải đổi mới tư duy quản lý, cải cách về công tác quản lý, tái cấu trúc các quá trình kinh doanh, trên cơ sở định hình mô hình và cơ cấu tổ chức phù hợp với điều kiện và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cần tính đến các yếu tố đặc thù của DNQĐ và phải được xem xét trong tổng thể giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả quốc phòng.

Đặc biệt, các DNQĐ phải chú trọng kiện toàn tổ chức gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, đảm bảo giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các doanh nghiệp.

Ba là, tích cực chủ động đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD của DNQĐ; phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế về tổ chức, kinh nghiệm, trang thiết bị,... để nâng cao hiệu quả SXKD gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng, giao thông, công trình ngầm, công nghệ thông tin, dịch vụ cảng biển, dịch vụ bay, khai khoáng,... cần có chiến lược đầu tư phát triển, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, nhằm tăng năng lực sản xuất của đất nước. Đồng thời, duy trì phát triển vững chắc thị trường đã có trên cơ sở nâng cao chất lượng, gắn với hạ giá thành sản phẩm; chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường mới, đối tác mới, tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các DNQĐ. Ngoài việc tận dụng tối đa những hỗ trợ của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp những kiến thức và hiểu biết về các tổ chức, các hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký với các quốc gia và các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc BQP cũng cần khai thác những thông tin, nhất là các rào cản thương mại đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường đối tác như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, ASEAN…; đồng thời, tận dụng sức mạnh tập thể để hỗ trợ nhau trong cạnh tranh quốc tế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và dịch vụ tới các tổ chức, nhà đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác,

nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động đúng định hướng, tận dụng thời cơ, hạn chế rủi ro để ổn định và phát triển SXKD.

Bốn là, định rừ chiến lược phỏt triển của cỏc đơn vị gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trong quá trình tái cơ cấu, các doanh nghiệp thuộc BQP cần quán triệt sâu sắc quan điểm gắn hiệu quả kinh tế với nhiệm vụ quân sự, quốc phũng, định hướng rừ chiến lược cỏc lĩnh vực, ngành nghề cú thế mạnh, kiờn quyết thoái vốn đầu tư khỏi những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh kém hiệu quả.

Đồng thời, khắc phục tình trạng quy mô nhỏ lẻ, phân tán, thiếu sức cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thương mại.

Năm là, các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án tổ chức biên chế, xác định diện bố trí (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ, lao động hợp đồng) phù hợp với tình hình cụ thể, trên cơ sở lấy hiệu quả SXKD là chính. Theo đó, chỉ đưa vào biên chế những người có trình độ tay nghề cao, hoặc ngành nghề cần thu hút, đào tạo công phu. Áp dụng hình thức tuyển dụng lao động hợp đồng dài hạn; khi người lao động được bổ nhiệm vào các vị trí chỉ huy, quản lý hoặc bố trí vào các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp, nếu cần thu hút, giữ gìn thì chuyển thành sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng theo biên chế BQP đã phê duyệt. Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, có giải pháp đồng bộ thực hiện bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;

duy trì nghiêm chế độ kiểm tra, giám sát và định kỳ đánh giá hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời, làm rừ vai trũ quản lý nhà nước trong cỏc DNQĐ, nhất là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu. Trên cơ sở các cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan phối hợp nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong DNQĐ phù hợp với đặc thù quốc phòng, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hiệu quả tài chính doanh nghiệp.

Yêu cầu của tiến trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi các TĐKT Việt Nam nói chung, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc BQP nói riêng phải tích cực, chủ động nâng cao hơn nữa hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tận dụng mọi cơ hội do hội nhập mang lại để phát triển nhanh và bền vững. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp này đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tìm ra hướng đi mới thúc đẩy tăng trưởng, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc phòng

* Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ -con phải phù hợp với đặc thù về quản lý kinh tế tài chính và tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua các chính sách quản lý vĩ mô. Kế toán với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ công cụ quản lý kinh tế, không thể tách rời khỏi các chính sách, quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán là thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định kinh tế tối ưu. Vì thế, trong quá trình tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo sự phù hợp của các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính với các công cụ được sử dụng trong quản lý - đó là kế toán. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hàng loạt chính sách kinh tế đang được hoàn chỉnh, bổ sung và sửa đồi. Trong điều kiện đó, các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô kể cả các chính sách kế toán, ngoài việc phải đảm bảo tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam còn phải đảm bảo sự phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về quản lý kinh tế.

* Tổ chức công tác kế toán cần phải phù hợp với đặc điểm và trình độ quản lý của từng đơn vị kế toán cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chế độ kế toán của từng doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở chế độ kế toán doanh nghiệp và được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện, quá trình đổi mới và phát triển. Do thực tế các công ty mẹ - con thuộc BQP mới được hình thành chưa lâu nên đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, chính sách tài chính và kế toán. Việc xây dựng chính sách kế toán chỉ đầy đủ khi các đơn vị này đã xây dựng được cơ cấu tổ chức và chớnh sỏch tài chớnh chặt chẽ và rừ ràng. Bờn cạnh đú, các quy định của nhà nước liên quan đến tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là hệ thống BCTCHN hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn khiến quá trình cụ thể hóa các quy định này tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con chưa đầy đủ và chưa phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang nỗ lực tạo ra những bước đi thích hợp nhằm đưa kế toán Việt Nam hòa nhập với kế toán các nước trên thế

giới. Điều này được thể hiện khi Nhà nước đã ban hành Luật Kế toán là khung pháp lý cao nhất để quản lý mọi hoạt động kế toán ở tầm vĩ mô, đồng thời làm cơ sở cho việc điều chỉnh các hành vi của người làm kế toán trong các doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế. Các vấn đề mà Luật Kế toán quy định sẽ tạo điều kiện về pháp lý cho việc tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước trong các doanh nghiệp.

Đồng thời, Nhà nước đã ban hành các Chuẩn mực kế toán Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, phù hợp với đặc thù và yêu cầu quản lý cụ thể về trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Do đó, khi tổ chức công tác kế toán cần phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với đặc thù về quản lý kinh tế tài chính và tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán.

* Tổ chức công tác kế toán trong các công ty mẹ - con thuộc BQP phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin kinh tế, tài chính cho công tác quản lý kinh tế cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.

Chất lượng công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào việc tổ chức công tác kế toán. Mục đích của việc tổ chức công tác kế toán hợp lý và khoa học là nhằm đảm bảo thu nhận, xử lý kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế tài chính ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô.

Nhu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan là một trong những chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán trong bất cứ một doanh nghiệp nào. Với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con thì nhu cầu thu nhận thông tin lại có vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Đó là do các đơn vị này đang trong giai đoạn phát triển và mở rộng, cũng như có những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của nước ta. Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này là luôn luôn có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức do các hoạt động thôn tính để mở rộng hoặc loại bỏ những đơn vị làm ăn kém hiệu quả ra khỏi mô hình. Khi hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của các công ty mẹ - con nhất thiết phải tính đến các đối tượng sử dụng thông tin, đó là các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cơ quan quản lý chủ quản. Nếu không thực hiện nguyên tắc này, có thể dẫn đến thông tin cung cấp không đáp ứng được yêu cầu của từng thời kỳ cũng như theo quy định.

* Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Một hệ thống kế toán mặc dù được quốc tế thừa nhận nhưng nếu không phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, không phù hợp với đặc điểm của

doanh nghiệp mình thì kế toán sẽ không thực hiện được chức năng là công cụ quản lý kinh tế. Vì vậy tổ chức công tác kế toán ở các công ty mẹ - con phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu quản lý cũng như phù hợp với trình độ, đặc điểm của từng đơn vị. Do đó, khi tổ chức phải có tính khoa học tức là có nội dung cụ thể, có sự phõn cụng, phõn nhiệm rừ ràng, cú lộ trỡnh thực hiện và phải xỏc định được hiệu quả kinh tế trên cả mặt định lượng và định tính. Có như vậy các doanh nghiệp mới cung cấp được thông tin kinh tế tài chính hữu ích, mới phục vụ được yêu cầu của các đối tượng cũng như mục đích quản lý tạo ra động lực cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

3.2. Nội dung hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc Phòng (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(213 trang)
w