2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo các tác giả Chitarra (1990) [20], Kader và Arpaia (1992) [32], Kluge (2001) [36], chanh không hạt được bảo quản ở nhiệt độ 10 – 12oC và độ ẩm tương đối 85 – 95%. Trong điều kiện như vậy, chanh có thể lưu trữ được 4 – 8 tuần.
Cũng như theo các tác giả Murata (1997) và các cộng sự[45], khi chanh không hạt lưu trữ ở nhiệt độ 9 – 10oC thì quả sẽ bắt đầu xuất hiện màu vàng không mong muốn khi bảo quản được 3 – 4 tuần và sẽ vàng hoàn toàn sau 8 tuần. Cho thấy chanh không hạt dễ bị tổn thương lạnh.
Xử lý quả bằng nước nóng đã được áp dụng rộng rãi để kéo dài thời gian bảo quản cam quýt. Theo McLauchlan và các cộng sự (1997) [66] xử lý chanh Eureka trước khi bảo quản bằng nhiệt ở 47-53°C trong 1-3 phút làm giảm đáng kể tỷ lệ quả bị tổn thương lạnh sau khi lưu trữ ở 1°C trong 42 ngày, tuy nhiên màu nâu của bề mặt quả xảy ra sau khi ngâm tại 53°C trong 3 phút.
Với nghiên cứu giảm tổn thương lạnh chanh không hạt bằng phương pháp xử lý nhiệt của các tác giả Sestari, Sasaki, Jomori và Kluge (2006) [37] đã đưa ra kết luận rằng chanh không hạt được nhúng trong nước nóng ở 53oC trong 2 phút làm giảm tổn thương lạnh và tăng thời gian bảo quản .
Năm 2013, các tác giả Aldilaputri Rahayu, Dawam Maghfoer, Nurul Aini, đã tiến hành nghiên cứu phương pháp làm chậm quá trình chín để duy trì chất lượng của quả chanh không hạt trong hai mùa thu hoạch khác nhau. Kết quả cho thấy với việc xử lý nước nóng ở 40oC trong 2 phút đối với quả được thu hoạch 6 tháng kể từ khi ra hoa là phương pháp tốt nhất làm chậm quá trình chín của chanh so với các phương pháp khác lên đến 20 ngày. Đối với chanh không hạt sau khi ra hoa 6 tháng nếu được xử lý thì tính chất vật lý và hóa học tốt hơn so với chanh sau khi ra hoa 5 tháng [8].
Khi tiến hành nghiên cứu xử lý nhiệt sau thu hoạch để làm giảm sự thay đổi của màu chlorophyll và duy trì chất lượng của chanh thái vào năm 2014, của nhóm tác giả Samaka Kaew Suksang và cộng sự, cho thấy chanh xử lý nước nóng 50oC trong 5 phút là một phương pháp hữu ích để kìm hãm sự giảm màu chlorophyll và chất lượng của quả chanh sau khi thu hoạch và bảo quản ở 25oC [58].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các loại rau củ quả sau thu hoạch được công bố, trong đó, có các loại quả thuộc họ cam quýt. Tuy nhiên, nghiên cứu vềchanh vẫn còn rất hạn chế.
Năm 2008, các tác giả Nguyễn Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Thu Nga và Đỗ Thị Thu Thủy của trường Đại học Nông nghiệp I đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chistosan đến chất lượng và thời gian bảo quản chanh. Quả chanh được xử lý bằng dung dịch chistosan với ba nồng độ 1,0%, 1,5% và 2,0%.
Kết quả cho thấy rằng, sau 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ 10oC giữ được màu sắc đẹp nhất, có hao hụt khối lượng tháp và có độ cứng ít biến đổi nhất [7].
Năm 2006, Phó Giáo sư tiến sĩ Lê Văn Hòa, Phó Trưởng Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ và các cộng sự tiến hành nghiên cứu quy trình bảo quản sau thu hoạch các loại quả: quýt đường, bưởi Năm Roi, cam sành, cam mật và cam xoàn. Đây là đề tài nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang. Qua nhiều thí nghiệm, các nhà khoa học đã đưa ra quy trình bảo quản quả quýt đường với thời gian tồn trữ đến 8 tuần. Đó là bảo quản quả bằng cách bao màng Chitosan ở nồng độ 0,25% kết hợp với bao Polyethylene (PE) đục 5 lỗ với đường kính mỗi lỗ 1 mm và ghép mí lại bằng máy ép. Sau đó, bảo quản ở nhiệt độ 120C. Với phương pháp này, phẩm chất bên trong quả như: hàm lượngđường, hàm lượng vitamin C... luôn ổn định, tỷ lệ hao hụt trọng lượng thấp, màu sắc vỏ quả đồng đều và đẹp. Ngoài quả quýt đường, các nhà khoa học cũng nghiên cứu thêm quy trình bảo quản quả quýt hồng (quýt Tiều) bằng cách bảo quản trong bao PE (nhưng chỉ đục 3 lỗ, mỗi lỗ 1 mm) và bảo quản ở nhiệt độ lạnh (150C). Quy trình này cho phép thời gian tồn trữ kéo dài đến 9 tuần [76].
Với mục đích kéo dài thời gian bảo quản quả cam mật sau thu hoạch, năm 2011 các tác giả Ngyễn Minh Thủy và Nguyễn Thị Mỹ Tuyền đã nghiên cứu kỹ thuật bảo quản quả cam mật bằng phương pháp MAP (Modified Atmostphere of Packaging). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổn thất khối lượng của cam mật có thể giảm và kéo dài thời gian tồn trữ đến 9 tuần bằng biện pháp xử lý ozone kết hợp với màng chistosan, CMC (Cacboxymethylcellulose hoặc màng pectin) và bảo quản trong bao bì PE (hoặc PP) không đục lỗ ở nhiệt độ 10oC [6].
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP