Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người hà Nội trong những năm gần đây
2.2.2.2. Nguyên nhân của kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây
Ngoài những nguyên nhân tương đồng với kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đô thị, kết quả xây dựng văn hóa ứng xử của người đân
nông thôn ngoại thành Hà Nội trong những năm gần đây có những nguyên nhân trực tiếp sau:
- Quá trình xây dựng làng văn hóa diễn ra tại rất nhiều làng ngoại thành nhằm phát triển kinh tế, xây dựng cảnh quan sạch - đẹp, chú trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Kết quả của quá trình này là hình thành được những thiết chế văn hóa để điều chỉnh và hình thành văn hóa ứng xử trong làng.
Trước hết là bản hương ước mới của làng được xây dựng thông qua việc thảo luận dân chủ từ các xóm, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, mặt trận...
trong thôn (làng). Bản hương ước xác lập những chuẩn mực ứng xử do chính ngưòi dân, nhất là người cao tuổi, thảo luận; và được tập thể cán bộ, đảng viên của thôn đồng tình, ủng hộ. Bản hương ước mới không trái với phép nước; nó là sự cụ thể hóa luật pháp vào điều kiện thực tế của thôn và kế thừa, phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của thôn. Với cách thức xây dựng và nội dung như vậy, nên hương ước có tác dụng rất tốt trong điều chỉnh lối ứng xử trong thôn.
Ngoài bản hương ước, nhiều thôn ngoại thành Hà Nội có nhà văn hóa với cơ sở vật chất nhất định. Nhà văn hóa là nơi hoạt động của các loại hình cõu lạc bộ khỏc nhau (dưỡng sinh, vừ cổ truyền, thơ, ca trự, chốo, khuyến nông...). Đây là những “sân chơi” quan trọng, bổ ích để hình thành văn hóa ứng xử trong thôn.
- Cuộc vận động TDĐKXDĐSVH được thực hiện rộng khắp cả nội, ngoại thành. Tại nông thôn ngoại thành, cuộc vận động này đã thúc đẩy sự phối hợp liên ngành của nhiều ngành, đoàn thể. Do đó đã hình thành được một số phong trào văn hóa tại đa số các làng ngoại thành.
Thí dụ:
+ Phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” của Mặt trận Tổ quốc.
+ Phong trào “Phụ nữ Thủ đô trung hậu, năng động, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch” và “Xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” của Hội Phụ nữ.
+ Phong trào “Phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ xây dựng hội trong sạch vững mạnh” của Hội Cựu chiến binh.
+ Phong trào “Thanh niên tình nguyện xây dựng Thủ đô và đất nước” của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
+ Ngoài các phong trào trên, ở khu vực ngoại thành Hà Nội còn có Phong trào xây dựng “ Người nông dân Thủ đô: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”
do Hội Nông dân Thành phố phát động. Các phong trào này đã góp phần thiết thực vào việc xây dựng văn hóa ứng xử của mỗi giới, mỗi lứa tuổi.
Thông qua các phong trào văn hóa, các ngành, đoàn thể động viên các hội viên của mình gương mẫu nói lời hay, làm việc tốt và trau dồi các hành vi văn hóa. Quan trọng hơn, phong trào văn hóa là điều kiện không thể thiếu để hình thành nếp sống văn hóa, trước hết ở ngay thành viên, hội viên mỗi ngành, mỗi đoàn thể. Việc sử dụng đúng sở trường, sức mạnh của mỗi
ngành, đoàn thể có tác dụng thiết thực đối với việc xây dựng một phương diện nhất định của văn hóa ứng xử. Trong các đoàn thể chính trị, xã hội, văn hóa thì mỗi đoàn thể đều có thế mạnh riêng để phát huy vai trò trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử, song cần phải thấy được vai trò rất quan trọng của Hội Người cao tuổi. Sở dĩ như vậy vì ở nông thôn vẫn giữ được truyền thống “trọng lão”. Thí dụ trong việc thực hiện các quy ước về hiếu, hỷ, lễ hội, nếu không có sự đồng tình của các vị cao niên thì rất khó thực hiện được. Trong gia đình, dòng họ, làng xóm, các vị cao niên, nhất là các vị có uy tín, luôn là tấm gương đạo đức để con cháu không sa vào những việc làm trái luân thường đạo lý.
2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây
2.2.3.1. Hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây
- Về thái độ ứng xử: tương tự cư dân đô thị, người dân nông thôn ngoại thành cũng có những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng trong điều kiện cơ chế thị trường. Từ đó dẫn đến niềm tin không lành mạnh, có khi dựa vào mê tín, ở một bộ phận người dân nông thôn ngoại thành, nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ nghĩa cá nhân thực dụng ở họ.
Trong quá trình xây dựng làng văn hóa cho đến nay vẫn thiếu những biện pháp để hình thành dư luận công khai chống những hành vi của chủ nghĩa thực dụng và mê tín dị đoan ở nông thôn. Việc xử lý những hành vi thực dụng trong quan hệ làng xóm (lừa đảo, lấn chiếm đất đai...) và mê tín dị đoan (bói toán, nhẩy đồng) còn rất hạn chế, có khi do thiếu những quy ước trong hương ước mới.
- Về ứng xử với môi trường thiên nhiên: đang có nhiều vấn đề nổi cộm ở ngoại thành, nhất là tại các làng nghề (gốm Bát Tràng, bún Phú Đô, chế biến phế thải tại Triều Khúc...). Tình trạng ô nhiễm đất, nước tưới tiêu vẫn đang tăng dần do tập quán canh tác sử dụng phân tươi để bón rau, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Lại thêm nguồn nước thải, rác thải từ công nghiệp và sinh hoạt từ nội thành đã làm ô nhiễm môi trường sống tại một số nơi ở ngoại thành.
Trước tình hình trên, việc xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên vẫn chưa tập trung tìm ra được các phong trào, biện pháp thúc đẩy sự thay đổi tập quán canh tác, sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề sao cho có lợi lâu dài cho môi trường thiên nhiên. Hương ước của các làng nghề vẫn chưa có những quy định đủ mức thay đổi thái độ, hành vi sản xuất - kinh doanh trong việc bảo vệ môi trường.
- Về cách thức ăn, ở, đi lại, sử dụng thời gian rỗi: tại nông thôn ngoại thành còn có những khía cạnh chưa phù hợp với nếp sống văn minh. Thí dụ ăn, ở chưa hợp vệ sinh, chưa ngăn nắp và “giết” thời gian rỗi vào những canh bạc ở nơi này nơi khác. Trong phong trào xây dựng làng văn hóa vẫn chưa chú ý điều chỉnh cách ăn, cách ở, cách sử dụng thời gian rỗi. Đây là một thiếu sót cần phải khắc phục để xây dựng văn hóa ứng xử được bắt đầu từ cách ăn, cách ở, cách mặc như phương châm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành chỉ đạo xây dựng “Đời sống mới” sau Cách mạng tháng 8.1945.
- Về cách thức ứng xử với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô giáo và người lớn tuổi: chưa được chú ý xây dựng nhằm hình thành văn hóa ứng xử mới trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH, đô thị hóa tại ngay nông thôn ngoại thành Hà Nội hiện nay. Tình trạng xưng hô cộc lốc, hỗn láo với cha mẹ, anh chị ở không ít thiếu nhi nông thôn ngoại thành; quan hệ tranh chấp giữa thanh niên các làng vì chuyện tình bạn, tình yêu; thiếu quan tâm đúng mực đối với các thầy cô giáo... là những biểu hiện thiếu sót trong xây dựng văn hóa ứng xử ở nông thôn ngoại thành Hà Nội.
- Về cách thức tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử: ở nông thôn ngoại thành dựa chủ yếu vào cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, nhất là quá trình xây dựng làng văn hóa. Nhưng việc phối hợp liên ngành, đoàn thể nhằm vào khâu đột phá của việc xây dựng đời sống văn hóa là văn hóa ứng xử còn hạn chế. Trong xây dựng làng văn hóa chưa chú ý đúng mức vào việc xử phạt nghiêm minh những hành vi thiếu văn hóa trong làng như cãi chửi nhau nhiều lần, xả rác ra đường làng... Việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa chưa toàn diện, chưa chú ý đúng mức đến việc tuyên truyền, vận động ngay từ nếp ăn, ở, hợp vệ sinh và có văn hóa.
2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của