3.1. Yêu cầu tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay
3.1.1. Bối cảnh của công cuộc đổi mới và mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2010 đặt ra yêu cầu mới đối với việc tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội
Một là, kết quả và hạn chế chủ yếu của 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở Thủ đô.
Qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế Thủ đô đã chuyển từ kinh tế tập trung - bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế Thủ đô phát triển liên tục và đạt mức tăng trưởng cao. Trong 20 năm tăng bình quân 9,66%. Riêng trong 5 năm (2001 - 2005) GDP của Thủ đô tăng 11,1%/năm (chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII (tháng 12/2000) đặt ra là 10 - 11%/năm).
Cơ cấu kinh tế Thủ đô đã chuyển dịch theo định hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và đang chuẩn bị chuyển sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được xác lập và phát triển, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trên nhiều lĩnh vực; kinh tế tập thể được củng cố; kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh.
Kết cấu hạ tầng đô thị từng bước phát triển theo hướng văn minh - hiện đại.
Hiện nay, đã có nhiều công trình hạ tầng cơ sở, nhiều tuyến đường, nút giao thông... quan trọng được xây dựng (Chương Dương, Ngã Tư Vọng) hoặc đang triển khai dự án, thi công (cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân... bắc qua sông Hồng) tuyến xe điện Hà Đông - Hà Nội, Nhổn - Bác Cổ... Hệ thống thông tin liên lạc phát triển và hiện đại hoá. Tỷ lệ máy điện thoại cuối năm 2005 đạt 39,5 máy/100 dân (chỉ tiêu: 24- 25 máy/100 dân). Như vậy, mạng điện thoại năm 2005 tăng 13 lần so với năm 1985. Các chỉ số khác cũng tăng cao, ví dụ khối lượng vận chuyển hành khách tăng 7 lần trong 20 năm (1985- 2005), xây dựng nhà ở tăng gấp 10 lần; sản lượng nước bình quân hàng năm tăng gấp 5 lần... Thành phố đang xây dựng 40 khu đô thị mới và nhiều khu chung cư cao tầng hiện đại. Từ 2001- 2005 đã xây mới trên 6 triệu m2 nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người lên 7,5m2 .
Những kết quả rất quan trọng trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo...trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cao và xây dựng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại đã cải thiện đáng kể đời sống nhân dân và nâng chỉ số phát triển con người Thủ đô. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố giảm xuống còn 0,5% (theo chuẩn cũ); tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm năm 2005 còn 6,2%. Trên địa bàn Thành phố không còn hộ đói, nhà dột nát; đã chuyển từ nhiệm vụ "xoá đói giảm nghèo sang nhiệm vụ giảm nghèo, tăng giàu". Vào năm 2005, mức sống nhân dân đã tăng gấp 4 lần, GDP đầu người tăng gần 5 lần so với năm 1985. Thành phố đang tiến hành phổ cập trung học phổ thông, phát triển thể thao thành tích cao, đẩy mạnh chăm sóc người có công và diện chính sách xã hội...
Việc giữ vững an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính quyền các cấp, đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đổi mới công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị - xã hội và phát triển văn hoá, xây dựng "Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại" trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá - đô thị hoá và hội nhập quốc tế.
Trong thời kỳ đổi mới Hà Nội đã tăng cường xây dựng, kiện toàn các thiết chế văn hoá (nhà văn hoá, thư viện, trung tâm văn hoá thể thao thôn, làng và cụm dân cư...); đầu tư bảo tồn, tôn tạo một số di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng (Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa, di tích Hội nghị quân sự Trung Giã...).
Từ năm 2001 đến nay, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đang lôi cuốn sự tham gia của các ngành, đoàn thể vào thực hiện "Bốn xây, ba xóa", cụ thể: xây dựng phong trào cùng nhau làm giàu cho mình và cho xã hội; xây dựng xã hội học tập; xây dựng đời sống văn hoá, văn minh từ gia đình đến cộng đồng; xây dựng nền dân chủ, kỷ cương xã hội và: xoá nghèo; xoá lạc hậu; xoá các tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Phong trào xây dựng các cộng đồng dân cư văn hoá (hay mô hình văn hoá) như làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá, ký túc xá văn hoá...và phong trào xây dựng nếp sống văn minh - thanh lịch đang góp phần tích cực vào việc hình thành môi trường văn hoá Thủ đô lành mạnh, khôi phục thuần phong mỹ tục của di sản văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Những hạn chế, khuyết điểm nổi bật trong thời kỳ đổi mới có thể nhận thấy ở sự phát triển kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô;
chưa có sự gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau giữa phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị và phát triển văn hoá, xây dựng con người; quy hoạch Thủ đô đã xây dựng và điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn chưa ổn định; nền tảng văn hoá, đời sống tinh thần của người dân Thủ đô phần nào bị các tệ nạn xã hội, sự suy thoái đạo đức, lối sống ở một bộ
phận người dân Hà Nội, nhất là lớp trẻ, làm cho xuống cấp ở một số phương diện (tư tưởng, đạo đức, hành vi ứng xử...).
Những kết quả, hạn chế trên đây đặt ra yêu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển văn hoá, xây dựng "Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch" phải tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và bám sát yêu cầu đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị, nhất là trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Hai là, Mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được Chủ tịch Nước công bố ngày 11/1/2001 và Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010 xác định: Hà Nội “ là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".
Trong 10 năm (2001- 2010) Hà Nội phải phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; bảo đảm xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật xã hội Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực; xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô Anh hùng".
Đến năm 2010 Hà Nội có khoảng 4 triệu dân; đến năm 2020 có trên 5 triệu dân và trở thành một đô thị văn minh, hiện đại của khu vực Đông Nam á.
Cùng với việc hình thành, phát triển các hành lang kinh tế phía Bắc - Tây Bắc, Đông - Đông Bắc, không gian kinh tế - xã hội của Hà Nội được mở rộng hợp lý và phát triển cả về chiều rộng, chiều sâu, trên cơ sở chủ động mở rộng và củng cố liên kết, phân công lao động giữa Hà Nội với các tỉnh vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước. Vùng ngoại thành (hiện nay) được khai thác và phát triển mạnh theo hướng hình thành mạng lưới công nghiệp áp dụng công nghệ cao và phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Theo dự báo gần đây, đến năm 2020 GDP đầu người dự kiến đạt hơn 6.000 USD; mức sống của người dân Thủ đô tăng khoảng 3 lần hiện nay. Hà Nội phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại; tức là phấn đấu đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 xây dựng nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
Để tạo nền tảng văn hoá tinh thần cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN, cần đẩy mạnh phát triển văn hoá, xây dựng “ Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”.
Đẩy mạnh phát triển đời sống văn hóa từ ngay mỗi gia đình, thôn xóm, tổ dân phố, cơ quan, trường học, doanh nghiệp và trong mọi tầng lớp xã hội.
Thông qua đó, thúc đẩy cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá phát triển thiết thực với sự tham gia phối hợp của các ngành, các đoàn thể và toàn xã hội. Bảo tồn và phát huy hiệu quả các di tích lịch sử
- văn hoá, các di sản văn hoá đi đôi với việc xây dựng mới một số công trình văn hoá, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên cũng như dịch vụ văn hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của người dân Thủ đô.
Xây dựng “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” theo hướng bồi đắp những phẩm chất cơ bản như: yêu nước, trách nhiệm tâm huyết với Thủ đô, có tư tưởng vững vàng, trung thực, tự trọng, nghĩa tình, có lối sống lành mạnh, nếp sống có văn hoá.... Những phẩm chất này được bồi đắp thông qua việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới trên địa bàn Thủ đô, trong đó trực tiếp là việc triển khai đồng bộ, sâu rộng hơn nữa, thiết thực và hiệu quả hơn nữa Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.
Mục tiêu phát triển của Thủ đô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 luôn coi việc phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội là nền tảng tinh thần, động lực của sự phát triển gắn liền và tương xứng với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị; hơn thế, còn có thể chủ động hạn chế những mặt trái tiêu cực của cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hoá - xã hội, nảy sinh từ tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Ba là, bối cảnh quốc tế, trong nước tác động đến phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội, trong đó có văn hoá ứng xử.
Tiến hành hội nhập quốc tế của Thủ đô và cả nước đang và sẽ diễn ra mạnh mẽ, từ đó tác động của toàn cầu hoá đối với sự phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội sẽ rất sâu sắc.
Toàn cầu hoá, xét về bản chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Gắn chặt với xu thế toàn cầu hoá vừa là xu thế khu vực hóa.
Khu vực hóa vừa là hình thức biểu hiện của toàn cầu hóa,vừa là sự đối phó với quỏ trỡnh toàn cầu hoỏ. Qua đú cú thể thấy rừ phần nào tớnh chất phức tạp của toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.
Toàn cầu hoá tạo cơ hội cho sự phát triển, nhất là về mặt kinh tế, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển văn minh vật chất. Nhưng toàn cầu hoá cũng gây ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và sự độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Nó cũng dễ quốc tế hoá các hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội, như buôn bán và sử dụng ma tuý, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, lây nhiễm dịch bệnh và nạn khủng bố....
Toàn cầu hoá trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang thúc đẩy những xu hướng phát triển mới trong lĩnh vực văn hoá. Thí dụ xu hướng "Văn học điện tử" được hình thành bằng việc lưu tất cả các tác phẩm văn học trong thư viện của các nước trên thế giới vào mạng; nhờ thế, ngồi tại nhà nhưng có thể đọc sách của các nước trên thế giới bằng ngôn ngữ tự chọn thông qua mạng Internet. Những xu hướng mang tính toàn cầu trong văn hoá nghệ thuật như âm nhạc điện tử, mỹ thuật
công cộng (những bích hoạ khổng lồ, những cụm tượng đài và khải hoàn môn...) và điện ảnh (Holllywood (Mỹ), rồi Hàn Quốc, Trung Quốc...)... sẽ mài mòn bản sắc văn hoá dân tộc và làm cho đời sống văn hoá trở nên đơn điệu, dễ bị thương tổn do thiếu nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc được hình thành từ lịch sử dân tộc.
Thành tựu trong 20 năm đổi mới đang tạo ra thế và lực mới cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế.
Nhưng tình hình hiện nay cũng đặt ra những thách thức mới. Thủ đô đang có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với Thủ đô các nước, do nền kinh tế thường xuyên chịu tác động khó lường của thị trường quốc tế và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, do sự tác động phức tạp của những vấn đề xã hội, văn hoá nảy sinh từ mặt trái kinh tế thị trường và những yếu kém, khuyết điểm trong thời kỳ đổi mới và do nguy cơ diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
Tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vào năm 2010 các ngành, các cấp ở Thủ đô đều đang xây dựng những chương trình hành động thiết thực để đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội nhằm phát triển Thủ đô nhanh, bền vững trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội.
Những vấn đề trên đây đòi hỏi phải có những yêu cầu mới đối với việc xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội.
3.1.2. Một số yêu cầu đối với việc tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay
Xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hoá và xây dựng “ Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nhằm làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thấm sâu vào tự thân, trở thành nhận thức, ý thức tự giác ở mỗi người dân Thủ đô. Qua đó, góp phần bồi đắp những giá trị văn hoá ở người Hà Nội.
Yêu cầu chung đối với việc tiếp tục xây dựng văn hoá ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay là: từng bước hoàn thiện tiêu chí chung về những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội và thúc đẩy cụ thể hoá chuẩn mực văn hoá của các ngành, đoàn thể trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội, bắt đầu từ: “ Lời núi hay, việc làm tốt, phong cỏch đẹp” đồng thời xỏc định rừ trỏch nhiệm chủ trì và tham gia phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, nhằm thu hút sự tham gia của toàn xã hội và của mỗi người dân Thủ đô vào việc bồi đắp và thực hiện các giá trị văn minhthanh lịch - hiện đại trong văn hoá ứng xử của người Hà Nội.
Các yêu cầu cụ thể:
Một là, từng bước hoàn thiện tiêu chí chung về các phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội: Văn minh -Thanh lịch - Hiện đại, đồng thời thúc đẩy các ban, ngành, đoàn thể thực hiện chương trình, mục tiêu, nội dung cụ thể trong chiến lược xây dựng con người Thủ đô, thông qua cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
Cho đến nay một mặt Hà Nội vẫn chưa hoàn thiện được tiêu chí chung thể hiện đầy đủ những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội. Mặt khác, cụ thể hoá các chuẩn mực văn hoá cho từng đối tượng cụ thể ở một số ngành chưa được quan tâm đúng mực.
Quá trình xây dựng văn hoá ứng xử từ năm 2000 đến nay, được triển khai thực hiện thông qua cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Cuộc vận động này gồm nhiều phong trào của các ngành, đoàn thể khác nhau và chủ yếu được phát động từ trên xuống. Đây có thể là nguyên nhân khiến không ít phong trào văn hoá phát triển chưa sâu rộng tại nhiều cơ sở khác nhau.
Yêu cầu hiện nay là "đi bằng hai chân"; vừa bước đầu hoàn thiện một số tiêu chí chung thể hiện được những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay; vừa thúc đẩy các ngành, đoàn thể tự giác tham gia, triển khai có kết quả Cuộc vận động xây dựng “Người Hà Nội:
Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” trong các thành viên phù hợp với điều kiện, đặc điểm, môi trường hoạt động của họ, nhằm hình thành những chuẩn mực văn hoá của mỗi ngành, đoàn thể.
Đây là hai yêu cầu có quan hệ mật thiết. Thực tế không hoàn thiện ngay được tiêu chí chung về những phẩm chất cơ bản của người Hà Nội. Quá trình hoàn thiện này phải diễn ra từng bước, và phải thông qua tổng kết, khái quát chuẩn mực văn hoá của các ngành, đoàn thể trên địa bàn Hà Nội, để tiến tới hoàn thiện tiêu chí chung về “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại”. Cách thức tốt nhất để thực hiện hai yêu cầu này là thông qua quá trình đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân Thủ đô vào các phong trào văn hoá của các ngành, đoàn thể tại từng "tế bào xã hội" (làng, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học...) để văn hoá xuất phát, tồn tại và phát triển trong từng cộng đồng.
Yêu cầu hoàn thiện tiêu chí chung về những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội cũng như những đoàn thể là phải căn cứ vào định hướng xây dựng
“Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” được thể hiện trong chủ trương, chính sách phát triển văn hoá, xây dựng con người của Đảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội. Bởi lẽ, những chủ trương, chính sách này là kết quả tổng kết thực tiễn đồng thời là mục tiêu phấn đấu thực hiện trong thời kỳ đổi mới. Những phẩm chất cơ bản của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay được dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIV sắp tới của Đảng bộ Thành phố Hà Nội xác định gồm: "yêu nước, trách nhiệm, tâm huyết với Thủ đô; có tư tưởng vững vàng; trung thực, tự trọng, nghĩa tình;