CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DI CƯ LAO ĐỘNG Ở XÃ TÀO SƠN, HUYỆN ANH SƠN , TỈNH NGHỆ AN
2.4. Tác động của việc di cư lao động tới điều kiện KT-XH của xã Tào Sơn 1. Các tác động tích cực
2.4.1.1. Về mặt kinh tế
Có thể nói vai trò không thể phủ nhận được của di cư là tiền gửi về nhà, bản thân người di cư thì có việc làm, có thu nhập, thu nhập của gia đình cũng tăng thêm. Mỗi hộ gia đình như một tế bào xã hội, khi tế bào này phát triển thì sẽ kéo theo sự phồn thịnh của xã hội. Vì thế, di cư phần nào làm thay đổi bộ mặt của địa phương, hoàn thành các nghĩa vụ đóng góp ở địa phương như: Đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, các khoản ủng hộ hay các loại khác.
Bảng 21: Số tiền gửi về gia đình của lao động di cư điều tra năm 2010
Chỉ tiêu Số LĐ %
1. Không gửi tiền về 6 10
2. Gửi tiền về từ 1-3 trđ/năm 34 56,67
3. Gửi tiền về từ 3-6 trđ/năm 18 30
4. Gửi tiền về từ 6 trđ/năm trở lên 2 3,33
Tổng số hộ điều tra 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010) 2.4.1.2. Về mặt văn hóa, xã hội
- Di cư lao động góp phần lớn vào việc phân bổ lao động, đưa lao động dư thừa của nông thôn ra chỗ thiếu hụt ở thành thị. Giảm bớt sự căng thẳng về cung lao động ở nông thôn, cầu lao động ở khu công nghiệp, khu chế xuất. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi giải quyết việc làm cho toàn xã hội.
- Với số tiền và hiện vật gửi về gia đình làm nông thôn ngày càng phát triển, thu ngắn khoảng cách thu nhập, mức sống, khoảng cách giàu nghèo giữa 2 khu vực nông thôn-thành thị.
- Bên cạnh nguồn thu nhập thì di cư còn giúp cho người lao động học hỏi kinh nghiệm, đưa văn minh đô thị, lối sống hiện đại về nông thôn, xóa bỏ những thủ tục lạc hậu và thói quen xấu của người nông dân.
- Giữ vững an ninh trật tự nông thôn. Các tệ nạn xã hội ở địa phương phần lớn là do những người thanh niên trẻ tuổi, không có việc làm như trộm cắp, đánh nhau, nhậu nhẹt, bài bạc,… và chính họ cũng là đối tượng chủ yếu khi có hiện tượng di cư. Vì thế, sau khi lao động di cư, công việc dẹp trật tự, an ninh được dễ dàng hơn.
2.4.1.3. Về mặt môi trường
Những lao công quét rác ở thành phố phần lớn là những lao động nông thôn nhập
ngày càng tăng thì ý thức trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường cũng được nâng cao. Vì vậy, khi nhập cư ở thành phố thì họ vẫn thực hiện tốt những quy định về môi trường. Ngoài ra người di cư tiếp thu được những công trình đảm bảo vệ sinh như: Hố xử lý rác thải, nhà vệ sinh tự hủy,…khi ở thành thị và xây dựng ở nông thôn khi họ trở về. Nhờ đó mà nhiều hộ dân nông thôn bây giờ cũng không khác mấy thành phố.
2.4.2. Các tác động tiêu cực
2.4.2.1. Ảnh hưởng của di cư lên đời sống của gia đình
Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi con người. Trong đời sống xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vị trí quan trọng.
Đối với gia đình mặc dù di cư được coi là giải pháp để nâng cao kinh tế gia đình, nhưng việc thiếu vắng một người chồng cũng như người vợ khiến gia đình gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình: Sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục,… Từ đó, ảnh hưởng đến sự bền vững hạnh phúc gia đình.
Qua bảng dưới ta thấy, hầu hết lao động khi di cư sẽ tác động rất lớn đến cuộc sống gia đình. Vì những người di cư là những người trong độ tuổi lao động, là lao động chủ chốt trong gia đình, khi thiếu vắng họ thì gánh nặng đè lên vai người ở lại lớn hơn. Điều tra thực tế thì có 28 người, chiếm 46,67% tổng lao động điều tra cho rằng khi họ di cư sẽ làm cho công việc sản xuất hàng ngày gặp khó khăn hơn. Nhóm 11 lao động lại nghĩ vắng họ thì các thành viên trong gia đình thiếu thốn tình cảm, thiếu sự chăm sóc. Thực tế, một số cặp vợ chồng sinh con được 1-2 tuổi thì gửi lại ông bà để đi làm ăn nơi khác, chính vì thế trẻ thiếu sự vỗ về của bố lẫn của mẹ lúc còn nhỏ.
Kéo theo đó là việc giáo dục con cái cũng không được như ý muốn, con cái hư hỏng, bỏ học và đã có 10 lao động di cư rơi vào hoàn cảnh đó. Còn nhóm không nhỏ 18,33%
trong tổng lao động điều tra lại có ý kiến khác.
Bảng 22: Ảnh hưởng tiêu cực của di cư lao động lên đời sống của gia đình của các lao động điều tra năm 2010
Ảnh hưởng Số lượng(LĐ) %
1. Gặp khó khăn trong công việc sản xuất 28 46,67
2. Thiếu thốn tình cảm, chăm sóc sức khỏe
các thành viên trong gia đình 11 18,33
3. Giáo dục con cái 10 16,67
4. Ảnh hưởng khác 11 18,33
Tổng lao động điều tra 60 100
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2010) Gia đình là một nhóm xã hội, nhóm tâm lý - tình cảm đặc thù với các mối quan hệ bên trong, các thành viên trong gia đình phải gắn bó với nhâu về đặc điểm tâm lý.
Vì thế, rất khó khăn khi thiếu vắng đi một thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nếu người di cư là những bà mẹ thì càng khó khăn hơn để bù đắp tình cảm cho con cái và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên.
2.4.2.2. Về mặt xã hội
Đối với cộng đồng nơi đi, di cư ồ ạt phần nào gây xáo trộn cuộc sống và việc triển khai các chương trình kinh tế xã hội của địa phương cũng như các hoạt động của các đoàn thể. Đồng thời các thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội mà một số người di cư mang về cũng làm ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng. Ở thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã có 3 đối tượng sau khi di cư vào miền Nam thì bị đi tù với tội trộm cắp tài sản. Đặc biệt, có 1 đối tượng vi phạm tội tàng trữ ma túy và mới bi xét xử vào tháng 1/2010. Tệ nạn mại dâm cũng từ đây mà len lỏi dần vào địa phương. Tuy di cư lao động không phải là trung tâm nguyên nhân của những vấn đề này nhưng nó là tác nhân làm cho vấn đề phức tạp hơn, khó kiểm soát hơn.
Mất cân bằng lao động trong địa bàn xã: già hoá trong nông thôn, nữ hoá trong nông nghiệp, nông thôn trở nên thiếu lao động về chất lượng lẫn số lượng. Ngược lại, ở thành thị bài toán việc làm lại trở nên phức tạp hơn.
Ngoài ra, thị trường lao động đang rất cần và khan hiếm lực lượng lao động, kỹ thuật viên có tay nghề và trình độ, cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp.
Chúng ta có thể hi vọng gì cho sự phát triển của đất nước và công cuộc xóa đói giảm nghèo khi một số lượng lớn học sinh ở nông thôn tự nghỉ học để làm việc giúp gia đình hay bị thu hút đến thành phố làm thuê với kiến thức và kỹ năng còn quá ít ỏi nghèo nàn. Về lâu dài, thì chất lượng nguồn nhân lực chung của cả nước sẽ giảm sút, cần có biện pháp khắc phục.
2.4.3.3. Về mặt môi trường
Những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững xét trên bình diện rộng chính là mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Khu vực đô thị vừa phải chứa số lượng lớn dân cư, vừa tập trung các khu công nghiệp nên bị ô nhiễm nặng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người. . Để đạt được sự phát triển lâu bền, đòi hỏi người lao động phải có sự hiểu biết và trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sống, hay nói cách khác là phải có văn hóa sinh thái. Đây là vấn đề cấp bách, sống còn không chỉ đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà còn đối với nền văn minh nhân loại.
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của lao động di cư