CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Định hướng chung
3.2. Giải pháp đối với vấn đề di cư lao động ở xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
Việc lao động nông thôn di cư lên thành phố một cách ồ ạt không có tổ chức sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho toàn xã hội. Xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An là địa bàn thuần nông. Trong khi, lao động trẻ, khỏe đổ xô tới các khu công nghiệp, khu chế xuất làm việc gây ra hiện tượng thiếu trầm trọng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là khi thời vụ. Chính vì thế, cần phải có giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề này từ đó giúp tăng cường khả năng kiểm soát dòng di cư trong quá trình đô thị hóa.
Theo Harris – Todaro: Muốn kiểm soát dòng di cư từ khu vực nông thôn vào đô thị, cần giải quyết đồng bộ 2 vấn đề lớn đó là cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn và giảm cơ hội có việc làm ở đô thị, tức là tìm cách đưa các hoạt động kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập từ khu vực đô thị về nông thôn và kiểm soát chặt chẽ khu vực phi chính thức. Các giải pháp cụ thể:
3.2.1. Giải pháp về chính sách:
- Giải quyết vấn đề thất nghiệp ở đô thị là tạo việc làm ở khu vực thành thị nhưng chú trọng vào chất lượng lao động chứ không phải số lượng lao động.
Hiện nay, trong các chính sách giải quyết việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị thường đưa ra giải pháp là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho khu vực này.
Nhưng thực tế không phải như vậy, khi cơ hội việc làm ở khu vực đô thị tăng lên sẽ kéo theo sự kì vọng tìm được việc làm có thu nhập tăng lên. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn đang thiếu việc làm, thu nhập không ổn định. Điều này tất nhiên sẽ làm cho dòng dịch chuyển lao động di cư từ nông thôn ra thành thị ngày càng phát triển. Lúc này không chỉ không giải quyết được mà còn làm cho tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng hơn và kéo theo đó là hàng loạt hê lụy khác. Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào vừa đảm bảo cho sự thịnh vượng của các đô thị, vừa không dẫn đến tình trạng thu hút quá đông lao động từ nông thôn ra thành thị. Muốn vậy cần phát triển các nghành nghề ở khu vực đô thị đòi hỏi chất lượng lao động chứ không phải là số lượng lao động, điều này sẽ làm giảm cơ hội tham gia của các lao động ở nông thôn vì lao động nông thôn có chuyên môn thấp.
- Phải giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô thị và nông thôn.
Cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng, tình trạng mất cân đối về đầu tư giữa khu vực đô thị và nông thôn ngày càng thêm gay gắt. Trong khi nguồn lực quốc gia bị hạn chế, việc cùng lúc xuất hiện nhiều đô thị đã dẫn đến dòng vốn đầu tư đổ vào khu vực đô thị tăng nhanh, kích thích mạnh mẽ dòng dịch chuyển dân cư từ nông thôn vào thành thị vì có nhiều cơ hội kiếm được việc làm với thu nhập cao hơn. Mặt khác, do việc nguồn vốn của toàn xã hội bị hút vào khu vực đô thị, dẫn đến nông thôn không được đầu tư thỏa đáng nên không tạo thêm được nhiều việc làm, năng suất sản xuất nông nghiệp thấp nên thu nhập trong khu vực này thấp, không giữ chân được người lao động tại nông thôn. Vì vậy, muốn kiểm soát dòng di cư từ nông thôn vào thành thị, chính phủ các nước cần cân nhắc chính sách đầu tư, tránh thiên lệch cho khu vực đô thị, dẫn đến “bỏ rơi” nông thôn như hiện nay.
- Cải thiện thu nhập cho người lao động nông thôn, giảm thiểu bất cân bằng về các cơ
hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị, giảm hiện tượng di cư.
Động lực thúc đẩy lao động nông thôn tràn vào thành thị tìm việc làm xuất phát từ sự kỳ vọng về có việc làm ở đô thị và mức lương được nhận. Vì vậy, để hạn chế dòng dịch chuyển này trong điều kiện vẫn đảm bảo cho phúc lợi xã hội cân bằng ở mức cao, ngoài việc tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn ở khu vực nông thôn, hạn chế phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trình độ thấp ở đô thị. Một hướng khác cũng cần được quan tâm, đó là làm tăng thu nhập kỳ vọng ở nông thôn để hạn chế dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu nhập ở khu vực nông thôn phụ thuộc vào năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường thấp hơn ở khu vực đô thị. Vì vậy, để hạn chế lao động nông thôn vào thành thị chính phủ cần trợ cấp để bổ sung vào mức thu nhập, từ đó làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa dân cư thành thị và nông thôn.
Việc tăng cường các khoản trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho khu vực nông nghiệp, nông thôn đồng thời cắt giảm các trợ cấp ở khu vực đô thị sẽ có tác dụng đẩy điểm cân bằng về lợi ích lên cao hơn, ứng với một mức lương như cũ , tức là làm giảm áp lực dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị trong điều kiện những yếu tố khác không đổi. Nguồn trợ cấp này có thể được huy động đóng góp từ khu vực đô thị thông qua việc thu các loại phí như: phí ô tô, phí nước thải, phí môi trường… và các khoản đóng góp khác từ ngân sách quốc gia được trích từ các chương trình chống ách tắc giao thông, chống tệ nạn xã hội, giải quyết thất nghiệp, nhà ở cho người nghèo,
…
- Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Khi nghiên cứu về tác động của các trang trại nhỏ đối với quá trình đô thị hoá ở Thung lũng San Jaoquin, California, Hoa Kỳ năm 1940, Walter Goldschmidt đã nhận thấy “Tình trạng các khoản thu nhập kiếm được từ hoạt động nông nghiệp đã bị rút ra khỏi khu vực nông thôn để đầu tư vào các xí nghiệp công nghiệp tại các thành phố,
chính điều này đã “giết chết” khu vực nông thôn”
Điều này cũng đang diễn ra tại Việt Nam, việc các trang trại nuôi tôm, trồng cà phê, tiêu, cao su ở các vùng nông nghiệp tập trung ở nước ta đã thu được những khoản lợi nhuận rất lớn trong các giai đoạn nhất định. Trên địa bàn xã Tào Sơn mấy năm gần đây nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều diện tích dưa hấu, chè búp,… đã mang lại hàng tỷ đồng . Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này hầu như không được giữ lại trong khu vực sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất, hầu hết chúng đã được rút ra để đầu tư vào bất động sản hoặc chuyển hướng đầu tư sang công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, chương trình phát triển vùng nông thôn cần phải được khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội kể cả nguồn vốn tích lũy trong bản thân khu vực nông nghiệp nông thôn đầu tư cho nông thôn sẽ là chính sách quan trọng, lâu dài để giải quyết vấn đề di dân, thất nghiệp và xã hội tại các đô thị tại các nước đang phát triển. Việc xây dựng các thị tứ, thị xã ở nông thôn là rất cần thiết, làm chất lượng cuộc sống nông dân cao hơn, xích gần với thành thị hơn. Bên cạnh đầu tư của nhà nước thì nên có chính sách hữu hiệu để thu hút doanh nghiệp về khu vực nông thôn, vừa tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, vừa sử dụng được lao động tại chỗ, thực hiện được phương châm
“ly nông bất ly hương”, góp phần giảm bớt sự quá tải do vấn đề di dân gây ra tại các thành phố lớn.
- Chính sách về đất đai nông nghiệp
Đất đai ảnh hưởng lớn đến sinh kế người nông dân. Khi nông dân bị thu hồi đất, họ không chỉ mất đi tài sản sinh kế quan trọng nhất, mất đi nguồn lương thực, thu nhập, địa vị, cơ hội, họ còn phải chịu đựng các xáo trộn trong đời sống xã hội nông thôn. Tiếp đó là đối mặt với việc làm tìm kế sinh nhai với những khó khăn và đầy rủi ro. Vì vậy, Nhà nước, các nghành, các cấp cần phải cân nhắc trước khi ra quyết định liên quan tới nguồn đất. Thực hiện chính sách người sử dụng đất thu hồi thì phải giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất, như thế thì mới phần nào làm ổn định cuộc sống sau này cho người nông dân. Tránh việc tư nhân đứng trên danh nghĩa khác thu hồi đất để đầu tư bất động sản, và hiện tượng đó đã xảy ra ở nước ta trong những năm gần đây gây bức xúc cho nhiều người, cho xã hội.
3.2.2. Giải pháp về giáo dục
Trong nhiều năm qua, việc phát triển đào tạo chuyên môn kỹ thuật đã có những bước cải thiện, tuy nhiên sự mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề thực sự là vấn đề và cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Việt Nam vẫn đang và sẽ còn nhu cầu về lao động chất lượng cao và lành nghề, nhưng rừ ràng lượng cung hiện tại khụng thể đỏp ứng được nhu cầu đó.
Cần có các giải pháp hữu hiệu của Chính phủ để giải quyết tình trạng mất cân đối trong đào tạo của nước ta hiện nay, đồng thời cần có giải pháp kết nối cung - cầu giữa hệ thống giáo dục - đào tạo và người sử dụng lao động nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng của thị trường lao động.
Cấu trúc lại nền giáo dục quốc gia và nên là ưu tiên hàng đầu của đất nước. Quan trọng không phải là cung cấp hệ thống giáo dục chính qui, mà là quan tâm, chú trọng đến các công việc có hàm lượng chất xám cao hơn và việc đào tạo nghề.
Tại các nước đang phát triển, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, nên ngân sách nhà nước thường chi một phần rất lớn cho giáo dục. Điều này đã tạo ra cơ hội cho nhiều người lao động được hưởng dịch vụ đào tạo giá rẻ dẫn đến bùng nổ nhu cầu học tập, đặc biệt là học đại học để mong có được 1 chỗ làm việc trong khu vực “thành thị chính thức”. Kết quả là nguồn cung lao động trình độ đại học trong khu vực “thành thị chính thức” luôn có xu hướng vượt nhu cầu. Trong điều kiện đó, người tốt nghiệp đại học dần dần phải làm các công việc của những người tốt nghiệp trung học, thậm chí là các công việc của những người lao động phổ thông… gây áp lực thất nghiệp cho các đô thị.
Để khắc phục tình trạng này, hệ thống đào tạo quốc dân cần phải có sự điều chỉnh theo hướng xỏc định rừ mục tiờu đào tạo nghề nghiệp cú 2 loại: đào tạo chuyờn gia và đào tạo người lao động. Đối với mục tiêu thứ nhất, cần phải tập trung phát triển theo hướng “đào tạo tinh hoa”, đào tạo có chọn lọc nhưng yêu cầu rất cao. Còn lại là “đào tạo đại chúng” với mục đích cung ứng lao động thông thường cho xã hội. Đối với đào tạo này cần cân nhắc tỷ lệ giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề theo nguyên tắc: trả công việc về đúng trình độ của người lao động.
3.2.3. Giải pháp về thông tin
Cần có các kênh thông tin về cơ hội việc làm và thông tin việc làm ở nơi đến để cung cấp cho người di cư. Các tổ chức đoàn thể như hội thanh niên, hội phụ nữ có các hoạt động tuyên truyền về các vấn đề xã hội và những hậu quả do di cư tự phát gây ra.
Bên cạnh đó cần có chính sách tập trung vào vấn đề cải thiện khả năng tiếp cận tới thông tin thị trường lao động và các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế cho lao động nhập cư và gia đình họ.
Việc thực thi các biện pháp nhằm vào việc tăng cường tiếng nói của lao động nhập cư cũng nên được chú trọng hơn để xoá bỏ sự phân biệt đối xử với họ.