Phân tích SWOT a. Điểm mạnh

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TỶ CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA (Trang 20 - 23)

Công ty đường Biên Hòa được thành lập hơn 40 năm, vì thế, thương hiệu đường Biên Hòa được người tiêu dùng thân thuộc, liên tiếp trong 12 năm được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, công ty giành được nhiều giải thưởng xuất sắc như: Sao vàng đất Việt, thương hiệu mạnh, top 100 doanh nghiệp nổi tiếng,v.v…

Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh lớn tại: thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm cuả công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.

Các dòng sản phẩm của công ty khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng. Vì vậy, cho đến nay, đường Biên Hòa chiếm 7.6%

tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần.

b. Điểm yếu

Rủi ro kinh tế: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong lịch sử phát triển kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng lớn doanh thu và chi phí.

Rủi ro tài chính của công ty cao: do công ty sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao, làm cho công ty đối mặt với rủi ro tài chính rất lớn. Khi lãi suất cho vay thay đổi hoặc kết quả

kinh doanh không đủ để bù đắp cho chi phí lãi vay này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và kế hoạch phát triển của công ty.

Rủi ro về vùng nguyên liệu: như số liệu thống kê ở trên, nguyên liệu trong niên vụ 2008 - 2009 giảm cả về diện tích và sản lượng. Cùng với đó là việc giá nguyên liệu mía tăng rất cao trong niên vụ 2009 - 2010 làm giá thành sản xuất mía tiếp tục được đẩy lên cao.

Hoạt động sản xuất: huy động nguyên liệu tại nhà máy đường Biên Hòa - Trị An còn phải vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, đặc biệt là nguồn nguyên liệu mía do “dư âm”

của Công ty Mía Đường Trị An (đơn vị cũ) để lại cần sớm được khắc phục để đạt hiệu quả trong thời gian tới.

c. Cơ hội

Năm 2010 và những năm sắp tới được dự báo nguồn cung của mía đường sẽ giảm và không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng đường. Nguyên nhân xuất phát từ việc nguồn nguyên liệu giảm, thời tiết bất lợi đồng thời với việc sản xuất ethanal từ cây mía làm giảm nguồn nguyên liệu mía cho việc sản xuất đường. Vì vậy có thể nói rằng trong năm nay và những năm tới là những cơ hội để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất và nâng cao sản lượng của toàn công ty.

Sự cạnh tranh từ các loại cây trồng khác đối với cây mía trước đây đang giảm mạnh là cơ hội tốt cho việc phục hồi nhanh vùng mía tại khu vực Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Nai, Tây Ninh nói riêng.

Cùng với chính sách kích thích phát triển kinh tế của nhà nước trong năm 2009, như:

giảm lãi suất, cho vay ưu đãi, bổ sung vốn kích cầu cho sản xuất nông nghiệp,v.v… đã tác động tích cực đến tình hình tài chính và lợi nhuận của công ty.

d. Thách thức

Gia nhập WTO và theo lộ trình AFTA, nước ta sẽ thực hiện cắt giảm thuế và hạn ngạnh nhập khẩu đường là một khó khăn và thử thách lớn đối với công ty, vì giá thành sản xuất của công ty cao hơn các nước trong khu vực cũng như thế giới. Vì vậy, việc cạnh

tranh với lượng đường nhập khẩu này sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và giá thành của công ty.

Sự phát triển ngày càng cao của dân trí Việt Nam sẽ dẫn đến việc khắt khe hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và việc trả giá cho sản phẩm đó cũng là một thử thách của công ty.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TỶ CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w