PHẦN 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI
3.3. Phân tích chi phí
3.3.1. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng ở công ty đường Biên Hòa bao gồm các chi phí như: tiền lương cho nhân viên ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí phân phối, vận chuyển, hoa hồng đại lý, chi phí thuế TNDN, v.v...
Bảng chi tiết chi phí bán hàng (đv: triệu đồng)
2004 2005 2006 2007 2008
Tiền lương nhân viên 4,248.5 3,190.4 4,049.3
Vật liệu, đồ dùng văn phòng 160.5 221.8 121.5
Khấu hao tài sản cố định 350.5 217.7 583.5
Tiếp thị, khuyến mãi 2,988.6 2,617.1 3,985.5
Chi phí dịch vụ mua ngoài 5,760.2 6,601.9 6,150.5
Chi phí khác 2,124.5 1,384.3 4,344.5
Tổng cộng chi phí bán hàng 14,242.8 13,066.3 14,635.9 15,230.1 14,234.9
% chi phí bán hàng/doanh thu 2.9% 2.4% 1.9% 2.3% 1.8%
Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,853.5 12,457.3 13,777.2 17,034.1 19,649.0
% chi phí QLDN/doanh thu 1.8% 2.3% 1.8% 2.6% 2.5%
Từng khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng có sự giao động lớn qua các năm nhưng tổng cộng lại thì chi phí bán hàng vẫn giữ ổn định. Do đặc thù của ngành sản xuất đường là sản phẩm được phân phối đến các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng bán lẻ,v.v… nên công ty không cần phải tốn chi phí thuê mua mặt bằng, vì vậy, chi phí bán hàng của các doanh nghiệp này thường nhỏ và ổn định, mặc dù doanh thu (như đã phân tích ở trên) có xu hướng tăng qua mỗi năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm tỷ lệ nhỏ và ổn định, ảnh hưởng không đáng kể lên doanh thu. Đặc điểm này cho ta thấy một tin tưởng lạc quan vào khả năng sinh lợi của BHS.
3.3.2. Chi phí nợ xấu
Chi phí nợ xấu thường được xem là chi phí tiếp thị của công ty. Chi phí nợ xấu có liên quan chặt chẽ tới chính sách tín dụng của công ty (thường được thể hiện dưới hình thức bán hàng thu tiền trả chậm). Một chính sách tín dụng nới lỏng sẽ giúp công ty có được nhiều khách hàng hơn nhưng bù lại công ty sẽ gặp rủi ro khách hàng trả tiền chậm hoặc không trả tiền cao hơn. Một chính sách tín dụng thắt chặt giúp công ty đảm bảo an toàn cao hơn cho khoản phải thu nhưng lại thu hẹp lượng khách hàng.
2004 2005 2006 2007 2008 Khoản phải thu 111.11 119.88 85.14 92.28 90.91 Dự phòng giảm giá khoản phải thu 0.90 1.89 1.50 3.95 0.11 Tỷ lệ Dự phòng/Khoản phải thu 0.81% 1.58% 1.76% 4.28% 0.12%
Tỷ lệ Dự phòng giảm giá khoản phải thu/Khoản phải thu luôn ở mức thấp (dưới 5%) (hay tỷ lệ nợ xấu thấp) thể hiện mức độ rủi ro thấp trong khoản phải thu của BHS. Điều này một lần nữa củng cố cho chất lượng doanh thu cao của BHS. Đây cũng là tình trạng chung của các công ty sản xuất đường trong bối cảnh cầu vượt cung như hiện nay.
3.3.3. Chi phí tài chính
Chiếm tỷ trọng đa số trong chi phí tài chính của BHS chính là chi phí lãi vay và khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
Chi phí lãi vay (tỷ đồng)
(*) Lãi suất có hiệu lực được tính theo công thức:
Do thiếu vốn, lại phải liên tục đầu tư vào những dự án mới để mở rộng sản xuất nên BHS phụ thuộc rất nhiều vào các khoản vay tài trợ, đặc biệt là vay dài hạn. Chi phí lãi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí tài chính và là chi phí lớn thứ hai của BHS chỉ sau chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí lãi vay phụ thuộc rất lớn vào biến động lãi suất thị trường. Cụ thể, chi phí lãi vay năm 2008 của BHS đã tăng vọt khi lãi suất thị trường tăng cao kỷ lục vượt nguỡng 20%/năm.
Năm 2009, lãi suất thị trường giảm đã giúp BHS giảm đáng kể chi phí lãi vay. Đặc biệt, trong năm 2009 này, BHS còn được hưởng lợi với lãi suất vay ưu 4% từ gói kích cầu đợt 1 của Chính phủ.
Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính:
Trong giai đoạn 2004 - 2007, BHS không phải trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính (dài hạn). Tuy nhiên, vào năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam tụt dốc nghiêm trọng, khiến cho giá trị thuần có thể thực hiện được của các chứng khoán này thấp hơn giá gốc đã mua. Do đó, công ty đã phải trích lập dự phòng cho số chứng khoán này với số tiền lên đến 42,9 tỷ đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho kết quả kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong năm 2008. Số dự phòng này được BHS trích lập chủ yếu cho 2 loại chứng khoán đầu tư dài hạn mà công ty đang nắm giữ là: Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB). Tuy nhiên, trong 3 quý đầu năm 2009, BHS đã hoàn nhập dự phòng được 20.34 tỷ đồng, do giá của 2 mã cổ phiếu này đã tăng trở lại. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra lợi nhuận cao cho BHS trong năm 2009.
2003 2004 2005 2006 2007 2008 3 quý
đầu 2009 Vay ngắn hạn 215.498 135.890 152.436 38.841 60.744 72.263 97.462 Vay dài hạn 123.509 204.750 170.136 161.392 185.909 156.395 149.265 Tổng nợ vay 339.007 340.640 322.572 200.233 246.734 228.658 246.727 Chi phí lãi vay 30.562 27.165 21.048 26.854 13.450 27.696 12.570
Lãi suất có hiệu lực (*) - 7.80% 6.35% 10.30% 6.02% 11.65% -
3.3.4. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2001, công ty cổ phần đường Biên Hòa chính thức được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh và hưởng thuế suất thuế TNDN với mức ưu đãi là 15% trong 12 năm kể từ khi được cấp phép và hoạt động có lãi. Theo quy định tại mục 4 Nghị Định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004 của Chính phủ, BHS sẽ được miễn thuế 2 năm kể từ khi làm ăn có lãi và giảm 50% số thuế TNDN cho 9 năm tiếp theo. BHS bắt đầu có lãi từ năm 2001. Năm 2006, BHS niêm yết lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên được giảm 50% thuế TNDN trong 2 năm sau đó 2007 và 2008. Do đó, thuế suất thuế TNDN của BHS như sau
Thu nhập chịu thuế, thuế TNDN và thuế suất thuế TNDN từ năm 2004 (đv: tỷ đồng)
(*) Theo số liệu lúc đầu, vào năm 2004, công ty vẫn đang trong quá trình chuyển lỗ nên không phát sinh thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, vào năm 2005, công ty được Bộ tài chính xóa nợ lãi vay và nợ thuế GTGT tương ứng với số lỗ lũy kế đến năm 2003 nên lợi nhuận năm 2004 của BHS vẫn phải chịu thuế TNDN với mức thuế suất 50%*15%=7.5%.
Do vẫn đang trong thời gian được hưởng nhiều ưu đãi về thuế TNDN nên chi phí thuế TNDN của BHS tương đối nhẹ nhàng. So với LSS và SBT thì BHS đang có ưu thế hơn về thuế. BHS sẽ còn hưởng ưu đãi về thuế đến 2012, trong khi đó, LSS đã hết thời hạn hưởng ưu về thuế và bắt đầu bị áp dụng mức thuế suất 28% năm 2007 - 2009 và 25%
từ năm 2009 trở đi. Tuy nhiên, cả BHS và LSS đều không thể bằng SBT về khoản ưu đãi thuế do SBT xuất thân là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Khi chuyển đổi từ công ty TNHH Bourbon Tây Ninh sang công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh, công ty tiếp tục được hưởng mức thuế suất ưu đãi 10% cho đến vĩnh viễn, miễn thuế TNDN giai đoạn 2004 - 2007 và hưởng thuế suất 5% giai đoạn 2008-2011, từ năm 2012 trở đi, thuế suất là 10%. Như vậy, lợi thế về thuế của SBT là quỏ rừ ràng nếu so với BHS.
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
trở đi Thu nhập
chịu thuế 19.05 36.61 54.75 53.85 (43.21) Thuế TNDN (*) 1.43 3.27 4.11 0.00 - Thuế suất
thuế TNDN 7.5% 7.5% 7.5% 0.0% 0.0% 7.5% 7.5% 7.5% 15% 25%
Nếu cẩn thận xem xét, ta thấy rằng lợi nhuận ròng sau thuế của BHS là thấp hơn so với LSS và SBT. Mặc dù BHS vẫn hưởng ưu đãi thuế, nhưng với mức sinh lợi của lợi nhuận ròng như thế này thì quả là đáng lo ngại, vì đến năm 2013, những ưu đãi này sẽ không còn nữa. Do đó, công ty cần phải nỗ lực rất nhiều nếu muốn đem về lợi nhuận cao cho cổ đông.