Cũng như trong các truyền động khác vấn đề kết cấu trong truyền động hành tinh đóng vai trò hết sức quan trọng.Những vấn đề chính cần nghiên cứu trong kết cấu của truyền động hành tinh đó là: kết cấu cần mang bánh vệ tinh, kết cấu ổ, kết cấu tự lựa, kết cấu hộp, vv…
Trong bản báo cáo này chỉ đi sâu tìm hiểu kết cấu tự lựa được dùng trong truyền động hành tinh.
Kết cấu tự lựa:
Mục đích: Trong quá trình chế tạo bánh răng thường khó tránh khỏi những sai số vì vậy khi các bánh răng ăn khớp với nhau thường không chính xác.
Để khắc phục sai số do chế tạo thì người ta thường dùng kết cấu tuỳ động. Mặt
khác, với các hộp giảm tốc hành tinh, vấn đề phân bố đều tảI trọng cho các bánh vệ tinh là hết sức quan trọng và giải pháp thường dùng là dùng kết cấu tuỳ động.
Kết cấu tự lựa có nhiều loại, nhưng trong truyền động hành tinh thường dùng bánh răng tự lựa, ta sẽ đI sâu vào loại kết cấu tự lựa này.
Phân loại bánh răng tự lựa:
Nếu theo số vành răng thì người ta chia ra làm hai loại, đó là loại một vành răng và loại hai vành răng.
- Loại một vành răng: loại nay được dung ít do trục có thể lắc, xoắn được cho nên nó không thể cho sự phân bố đều tảI trọng trên các răng. Loại này chỉ dùng cho bánh răng thẳng. Trên hình 1.21a, b là kết cấu của loại một vành răng.
a) Loại trục đặc. b) Loại trục rỗng.
Hình 1.21. Kết cấu bánh răng tự lựa một vành răng.
- Loại bánh răng tự lựa hai vành răng: loại này tuy có cấu tạo phức tạp hơn loại một vành răng nhưng nó cho hệ số cho hệ số kHB nhỏ nhất cùng với chiều dài l3. Loại này tránh đựơc hiện tượng lắc hoặc xoắn trục cho nên cho sự phân bố đều tải trọng. Loại này được dùng phổ biến trong truyền động hành tinh. Trên hình 1.22 là một số kết cấu tự lựa hai vành răng hay được dung trong thực tế.
a) b
Hình 1.22. Kết cấu tự lựa bánh răng loại hai vành răng.
Nếu chú ý đến bánh nào tự lựa thì người ta phân ra bánh răng cần tự lựa ăn khớp ngoài và bánh răng cần tự lựa ăn khớp trong. Tuỳ trường hợp bánh cần tự lựa ăn khớp ngoài hay trong mà kết cấu tự lựa sẽ khác nhau.
Trên các hình 1.21 và hình 1.22 là kết cấu tự lựa dùng cho bánh răng ăn khớp ngoài. Còn trên hình 1.23 là kết cấu tự lựa cho các bánh răng ăn khớp trong.
a) Loại một vành răng.
b) Loại hai vành răng.
Hình 1.23. Kết cấu tự lựa bánh răng ăn khớp trong.
Các phương án hình dáng răng của khớp nối răng tự lựa: Tuỳ vào mục đích tự lựa chính là gì ta sẽ dùng các dạng răng khác nhau. Các dạng răng thường đựơc dùng trong bánh răng tự lựa là: dạng răng thẳng, dạng răng tang trống, dạng răng vát nghiêng, vv… Trên hình 1.24 là một số mặt cắt ngang của răng tự lựa.
a) b) c)
Hình 1.24. Hình dáng của răng tự lựa.
Trong hình 1.24a là dạng răng thẳng, 1.24b là dạng răng vát nghiêng, 1.14c là dạng răng tang trống.
Chú ý rằng, với các khớp nối của bánh trung tâm ăn khớp ngoài hoặc với các bánh răng có đường kính nhỏ, có mức độ chịu tải lớn thì bề rộng vành răng cần lấy tăng lên (thường bM/dM = 0,2 ÷0,3), trường hợp đó ta chọn ăn khớp dạng răng tang trống (hình 1.24c).
Kết cấu vành lò xo chặn chiều trục: Để tránh di chuyển chiều trục của bánh răng tuỳ động người ta thườg dùng vành lò xo trong rảnh, tiết diện của nó có thể tròn hoặc vuông. Trên hình 1.25 là kết cấu của một số vành lò xo thường được dùng trong khớp nối răng tự lựa.
a) Dạng tiết diện tròn. b) Dạng tiết diện chữ nhật.
Hình 1.25
Kết luận: Với khả năng khắc phục được sai số do chế tạo và có khả năng điều chỉnh được sự phân bố tải trọng cho các răng, đặc biệt là các bánh vệ tinh. Cho nên khớp nối tự lựa được dùng rất nhiều trong truyền động hành tinh.
PHẦN II