Lựa chọn giao thức định tuyến

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu phương pháp thiết kế mạng máy tính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN GIAO THỨC LỰA CHỌN GIAO THỨC

4.2. Lựa chọn giao thức định tuyến

Định tuyến là quá trình gói tin được truyền từ một mạng này tới một mạng khác.

Các router thực hiện chức năng này và trên mỗi router sẽ duy trì một bảng định tuyến tới các mạng qua các cổng tương ứng của nó. Các bảng định tuyến có thể được thiết lập theo cách cấu hình tĩnh hoặc động, với phương pháp cấu hình động các router sẽ trao đổi thông tin về các mạng có trong area. Định tuyến là một quá trình rất quan trọng, nó đảm bảo tìm đúng đường cho gói tin tới đích.

4.2.1 So sánh giữa giao thức định tuyến Link -State và Distance Vector

Giống nhau: Đây là 2 giải pháp cho cùng một mục đích: Tìm đường cho các gói thông tin truyền tới đích, được thực hiện trên node mạng (Router).

Khác nhau: Giao thức định tuyến Link -State ra đời sau với cơ chế hoạt động tinh vi hơn do đó nó đã khắc phục được một số nhược điểm của các giao thức định tuyến Distance Vector

Link State Distance Vector

-Thiết lập các mối liên hệ neighbor và trao đổi thông tin trạng thái của các kết nối với neighbor

- Trao đổi toàn bộ bảy định tuyến với các router khác

- Mỗi router tự chạy thuật toán SPF để tìm ra cây SPF đưa vào bảng định tuyến.

- Định tuyến theo dạng “tin đồn”

- Duy trì 3 bảng cơ sở dữ liệu + Neighbor table, +Topological database + Routing table

- Duy trì duy nhất một bảng:

+ Routing table

- Truyền thông tin quảng bá multicast. Duy trì mối liên hệ với các neighbor bằng Hello packet định kỳ

- Truyền thông tin quảng bá broadcast. Truyền toàn bộ bảng định tuyến định kỳ 30 giây.

10 giây

- Cơ chế chống lặp:

Gửi ngay lập tức bản tin cập nhật ra các cổng trừ cổng nhận bằng địa chỉ multicast.

- Cơ chế chống lặp:

+ Route poisioning + Split Horizon

+ Split Horizon with Poison Reverse + Holddown Timer

+ Triggred Update - Hỗ trợ VLSM, Summary. Thiết kế địa chỉ phân

cấp.

- Không hỗ trợ VLSM, Summary. Thiết kế địa chỉ phẳng.

 Link State có một số ưu điểm so với Distance Vector như sau:

 Có thể hỗ trợ trong các mạng quy mô lớn do có hỗ trợ Summary và VLSM, và có mô hình thiết kế phân cấp.

 Hội tụ nhanh, tốc độ định tuyến nhanh trong mạng lớn nhờ gửi các bản incremental update theo cơ chế Triggred Update.

 Giảm sự tiêu tốn băng thông do sử dụng Hellopacket có kích cỡ nhỏ và Incremental Update khi cần, thay cho gửi toàn bộ bảng định tuyến.

 Giảm lượng thông tin quảng bá nhờ phân chia area và sử dụng các địa chỉ multicast thay cho broadcast và hỗ trợ summary.

Với các giao thức định tuyến Link State yêu cầu các ABR phải có cấu hình mạnh hơn so với các router khác trong một area (Internal Router).

 Ngoài những ưu điểm trên thì Link State cũng có một số nhược điểm khi so sánh với Distance Vector như sau:

 Cấu hình phức tạp, yêu cầu thiết kế tỉ mỷ

 Yêu cầu tài nguyên của các thiết bị mạng nhiều hơn.

+ Memory (Có 3 bảng: Neighbor table, Topological database, Routing table)

+ CPU: Yêu cầu các router phải tự tính toán bằng cách chạy thuật SPF mỗi khi cần thiết.

Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ máy tính hay cụ thể hơn là công nghệ bán dẫn những nhược điểm trên đã nhanh chóng được khắc phục.

Các giao thức định tuyến Link State ngày càng thể hiện được vai trò quyết định trong định tuyến trong mạng công ty.

4.2.2 Các đặc điểm chú ý khi thiết kế

Hiện nay hầu hết các mạng công ty được thiết kế đều sử dụng giao thức định tuyến Link -State. Tuy nhiên khi nâng cấp một mạng hay kết nối mạng mói thiết kế tới các mạng đã có ta nên chú ý tới một số điểm sau:

Administrative Distance

Trong một số mạng có nhiều hơn một giao thức định tuyến IP được cấu hình (qua các lần nâng cấp). Router có thể học nhiều hơn một đường để truyền gói thông tin tới đích, khi đó nó phải chọn một đường của một giao thức mà nó cho là hiệu quả nhất. Việc lựa chọn này sẽ dựa trên thông số Administrative Distance của mỗi giao thức. Router sẽ coi giao thức có Administrative Distance nhỏ nhất làm giao thức định tuyến tốt nhất và đưa các tuyến được tạo bởi giao thức này vào bảng định tuyến để sử dụng.

Bảng định nghĩa Administrative Distance mặc định của các giao thức.

Giao thức – Các tuyến của giao thức Administrative Distance

Nối trực tiếp 0

Định tuyến tính trở ra cổng của router 0 Định tuyến tĩnh cho tới địa chỉ IP 1

EIGRP Summary route 5

BGP 20

Internal EIGRP 90

OSPF 100

IGRP 110

IS – IS 115

RIP 120

EGP (Exterior Gateway Protocol) 140

External EIGRP 170

i BGP 200

Cỏc tuyến tớnh khụng rừ nguồn gốc 255

Những yếu tố hạn chế khả năng mở rộng mạng

Khi sử dụng các giao thức định tuyến ta nên chú ý tới các yếu tố giới hạn, phạn vi của mạng, đặc biệt là đối với những mạng dùng giao thức định tuyến Distance Vector.

 Giới hạn về metric (RIP = 15 hops, IRGP = 100 hops default…)

 Khả năng hội tụ, đảm bảo thời gian đáp ứng mạng mà khách hàng yêu cầu và các chuẩn, ví dụ: Các trễ trong Ethernet Segment < 512 bit times.

 Giới hạn của nguồn tài nguyên trên các thiết bị mạng (bộ Memory và CPU).

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu phương pháp thiết kế mạng máy tính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w