Quy tắc trong kết nối mạng LAN

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu phương pháp thiết kế mạng máy tính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 67 - 71)

QUẢN TRỊ MẠNGQUẢN TRỊ MẠNG

CHƯƠNG 7 THIẾT KẾ VẬT LÝ THIẾT KẾ VẬT LÝ

7.3 Quy tắc trong kết nối mạng LAN

7.3.1 Quy tắc thiết kế mạng Ethernet

Trong thiết kế mạng LAN có rất nhiều chuẩn kết nối, hiện nay chuẩn được sử dụng nhiều nhất đối thiết kế mạng LAN là các chuẩn thiết kế mạng Ethernet LAN.

Trong phần này sẽ trình bày về các chuẩn kết nối các mạng Ethernet LAN.

Bảng 7.1 Khả năng hạn chể của chuẩn IEEE 802.

10Base5 10Base2 10BaseT 100BaseTX 100Base-FX 1000BASE-CX 1000BASE-T 1000BASE-SX 1000BASE-LX

Loại cáp 50-ohm coaxial (Thicknet)

50-ohm coaxial (Thinnet)

EIA/TIA Category 3,4,5 UTP, two pair

EIA/TIA Category 5,6 UTP, two pair

62.5/125 multimode fiber

STP EIA/TIA CAT5,6

UTP, four pair

62.5/50 micro multimode fiber

62.5/50 micro

multimode fiber; 9micro single-mode fiber

Topology Bus Bus Star Star Star Star Star Star Star

Chiều dài tối đa của segment (m)

500 185 100 từ Hub tới

thiết bị đầu cuối

100 từ Hub tới thiết bị đầu cuối

400m 25m 100m 275m đối với 62.5

micro fiber; 550m đối với 50 micro fiber

440m đối với 62.5 micro fiber; 550m đối với 50 micro fiber; 3-10km đối với single-mode fiber Số lượng thiết

bị tối đa được

gắn tới

segment

100 30 2 (hub và máy

trạm hoặc hub -hub)

2 (hub và máy trạm hoặc hub -hub)

Kích cỡ tối đa trong một miền xung đột

2500 m với 5

segment, 4

repeater và chỉ 3 seggment được sử dụng

2500 m với 5

segment, 4

repeater và chỉ 3 seggment được sử dụng

2500 m với 5

segment, 4

repeater và chỉ 3 seggment được sử dụng

Trình bày sau, trong phần quy tắc thiết kế mạng Fast Ethernet

Trong các mạng Ethernet được thiết kế phải đảm bảo trễ trong miền xung đột phải nhỏ hơn 512 bit times, yêu cầu việc rò tìm miền xung đột phải chính xác. Như vậy quy tắc này với mạng Ethernet 10 Mbps trễ phải nhỏ hơn 51, 2 micro giây, mạng Ethernet 100 Mbps trễ phải nhỏ hơn 5, 12 micro giây. Điều này sẽ chỉ ra phạm vi của mạng, với các mạng có tốc độ truyền cao thì phạm vi hẹp hơn các mạng có tốc độ truyền thấp hơn.

7.3.2 Quy tắc trong quy hoạch kiến trúc cáp 7.3.2.1 Phương thức lựa chọn tủ nối dây

Khi đã có mô hình mạng, việc đầu tiên là ta phải xác định được vị trí đặt tủ nối dây (wiring closet), nơi kết nối nhiều cáp mạng với thiết bị mạng. Quan trọng nhất là xác định được vị trí cho tủ dây trung tâm MDF (Main Distribution Facilities) sau đó là xác định các tủ dây của bộ tập trung cho các users IDF (Im). MDF và IDF nên được đặt ở vị trí trung tâm của mạng, đảm bảo các kết nối tới các thiết bị thoả mãn các chuẩn kết nối: Phạm vi, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, không gian.... từ MDF sẽ thực hiện kết nối backbone để nối tới các mạng khác hay kết nối ra internet. IDF (có thể là switch hay hub) được sử dụng để kết nối các users tới MDF (có switch hay router có khả năng truyền dẫn và xử lý cao, cấu hình mạnh). Tủ dây sử dụng cho MDF hay IDF phải đảm bảo đủ rộng và có khả năng phát triển trong tương lai.

Bảng 7.2 Kích thước của tủ nối dây (wiring closed) theo chuẩn TIA /EIA-568-A

Khuyến nghị kích cỡ của tủ dây

(Với mỗi máy phục vụ trong phạm vi 10 m2)

Phạm vi Kích cỡ tủ dây

(m2) (ft2) (m2) (ft2)

1000 10000 3,0 x 3,4 10 x 11

800 8000 3,0 x 2,8 10 x 9

500 5000 3,0 x 2,2 10 x 7

TIA/EIA – 569 chỉ định rằng mỗi tầng phải có tối thiểt một tủ nối dây, mỗi tủ nối dây thêm vào sẽ cung cấp cho một diện tích là 1000 m2, hay chiều dài cáp ngang không vượt quá 90m. Mỗi khi diện tích sàn mạng bao phủ lớn hơn 1000m2 hay chiều dài cáp ngang lớn 90m, trong phạm vi không được bao phủ đó ta phải thêm vào một tủ nối dây

7.3.2.2 Các đặc tả về môi trường của phòng thiết bị.

 Tường, sàn và trần: Chiều cao của trần tối thiều phải là 2, 4m. Nếu nối dây như một MDF cho toà nhà thì điểm tập trung đường điện thoại POP (point of presence) có thể đặt trong phòng này. Các tường bên trong của điểm POP, phía sau của PDX hay các rack thang yêu cầu tối thiều 4,6m2 cho các thiết bị, ván lót đường dây dày tối thiểu 20mm. Ngoài ra tường phải được xây dựng băng vật liệu chống lửa. Phòng không được dột. Khi ra vào phải được quản lý chặt chẽ.

 Nhiệt độ yêu cầu trong phòng thiết bị duy trì ở mức 21oC, khi tất cả các thiết bị đều ở trạng thái hoạt động. Không nên có ống nước hay ống hơi nước chạy xuyên qua phòng. Độ ẩm nên duy trì ở mức 30-50%. Nếu không tuân theo các quy chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm sẽ dẫn đến tình trạng thoái hoá và ăn mòn các thiết bị nhanh chóng.

 Nguồn sáng và ổ điện: Mỗi phòng thiết bị phải có tối thiểu hai bảng cấp điện. Nên có ít nhất một ổ cắm đôi đước đặt dọc theo bề mặt tường mỗi chiều dài 1, 8m. Nguồn sáng được đặt phù hợp, chú ý với đường cáp quang, nên tránh ánh sáng huỳnh quang và những ánh sáng cường độ lớn.

 Chạy cáp và tiếp đất: Khi tiến hành thiết lập mạng, đặc biệt khi kết nối đường backbone sử dụng các đường cáp UTP chúng ta phảI hết sức chú trọng trong việc tiếp đất cho đường cáp. Đối với những đường kết nối khác, cần có các hệ thống phụ trợ về chống sét, chống sụt áp và ảnh hường của các xung điện từ đặc biệt là hệ thống lưu trữ.

Ngày nay các đường kết nối backbone nên sử dụng đường cáp quang thay cho cáp đồng trục UTP. Để các hệ thống đảm bảo an toàn. Tất cả các hệ thống cáp ngang nên chạy ngầm, những đường backbone nên đi trong những đường bảo vệ cố định.

7.3.2.3 Khuyến nghị trong sử dụng cáp

Hệ thống cáp ngang, thể thực hiện được với các loại cáp sau:

 Cáp UTP 4 đôI 100 om

 Cáp sợi quang đa mode 50/125 micromet được cho phép trong khuyến nghị ANSI /TIA/EIA-568B.

 Các cáp nhiều đôi thoả mãn chuẩn khuyến ghị TIA /EIA-568A.

 Khuyến nghị trong các chuẩn kết nối cho cáp ngang, đường kết nối từ users tới hub hay switch, không nên sử dụng các cáp đồng trục.

Hệ thống cáp backbone, đường kết nối ở các lớp trên của mô hình phân cấp, có thể thực hiện với các loại cáp sau:

 UTP 100 Om bốn đôi

 Cáp STP -A 150 om hai đôi

 Cáp sợi quang đơn mode / đa mode.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp nghiên cứu phương pháp thiết kế mạng máy tính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w