1.4.1.1 Quy mô vốn huy động
Qui mô vốn huy động là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Đây là chỉ tiêu đầu tiên khi đánh giá kết quả huy động vốn.
Qui mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Qui mô vốn huy động cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn đinh và tăng niềm tin của khách hàng.
1.4.1.2 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động (tăng hoặc giảm) qua các thời kỳ., cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn.
Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường được đánh giá thông qua:
∙ Tốc độ tăng trưởng > 100%: Quy mô vốn của Ngân hàng tăng.
∙ Tốc độ tăng trưởng < 100%: Quy mô vốn của Ngân hàng giảm.
Tốc độ tăng trưởng có thể được tính cho tổng vốn cũng có thể được xét riêng với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn, đôi khi, trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng vốn. Chỉ tiêu này kết hợp với tỷ trọng vốn giúp sự đánh giá về khả năng huy động vốn của NHTM được sâu sắc hơn và toàn diện hơn.
1.4.1.3 Cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng vốn của Ngân hàng.
Việc tính toán cơ cấu vốn huy động được thực hiện dựa trên việc sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại vốn: theo đối tượng huy động, theo kỳ hạn, theo loại tiền. Theo mỗi khía cạnh, những phân tích, đánh giá được đưa ra sẽ phản ánh một cách đầy dủ hơn khả năng huy động vốn của NHTM.
Tỷ trọng loại vốn nào cao phản ánh ưu thế của Ngân hàng trong việc huy động loại vốn đó. Mặt khác, nó cũng cho thấy sự chú trọng của Ngân hàng vào những hình thức huy động nhất định. Qua đó, người ta có thể nhận thấy chính sách huy động vốn của Ngân hàng và đánh giá được Ngân hàng có đạt được mục tiêu trong trường hợp thực hiện thay đổi cơ cấu vốn hay không.
Việc nhận xét cơ cấu vốn, cả cơ cấu VCSH hay cơ cấu vốn nợ, của một Ngân hàng không phải là vấn đề đơn giản. Sự đánh giá đó, ngoài việc phải căn cứ trên cơ sở các số liệu đã có, còn cần được đặt trong sự nhìn nhận đặc điểm cũng như môi trường kinh doanh cụ thể của Ngân hàng. Mỗi Ngân hàng duy trì cho mình một cơ cấu vốn riêng, tuỳ vào điều kiện của Ngân hàng đó. Sự áp đặt cơ cấu vốn giống các Ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bản thân Ngân hàng.
Cơ cấu hợp lí sẽ giúp cho NH thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh của mình cũng như hoạt động chi trả cho khách hàng gửi tiền cũng như các tổ chức khác trong nền kinh tế mà NHTM vay vốn.
1.4.1.4 Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là những khoản chi phí ngân hàng phải bỏ ra để thực hiện việc huy động vốn. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xem một đồng vốn ngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động vốn càng có hiệu quả
Chi phí huy động vốn của ngân hàng bao gồm chi phí lãi và chi phí phi lãi.
Trong tổng số chi phí vốn huy động thì chi phí lãi là chủ yếu.
Chi phí huy động vốn = Chi phí lãi + Chi phí phi lãi
Chi phí lãi: Là số tiền lãi ngân hàng phải trả trên tổng số vốn huy động được. Chi phớ trả lói được tớnh bằng Chi phớ trả lói = Quy mụ huy động ì Lói suất huy động.
Chí phí phi lãi: Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong quá trình huy động vốn còn có các chi phí khác như: Chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, chi phí tiền lương cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo,… Tuy những chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được thì cũng góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng. Tuy nhiên việc tiết kiệm này cũng phải dựa trên cắt giảm các chi phí bất hợp lý chứ không phải là tùy tiện gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Mức giảm các chi phí này phải phù hợp với qui mô hoạt động của Ngân hàng.
Vì vậy chỉ tiêu Chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động được chia nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác.
Chi phí lãi/ tổng vốn huy động: Cho thấy để huy động được một đồng vốn thì
ngân hàng cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất công bố cho khách hàng.. Chỉ tiêu này giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn chứng tỏ công tác huy động vốn của NH đã được tổ chức một cách hiệu quả.
Chi phí phi lãi/ tổng vốn huy động: Cho thấy một đồng vốn huy động được ngân hàng bỏ ra chi phí là bao nhiêu cho việc quản lý, cất giữ, bảo quản,...
1.4.2 Chỉ tiêu định tính
1.4.2.1 Chất lượng và tiện ích của sản phẩm, dịch vụ
Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên ta còn phải xét đến chỉ tiêu định tính là chất lương và tiện ích của dịch vụ, khả năng tích hợp với các dịch vụ khác, khả năng linh hoạt của sản phẩm dịch vụ, …
Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, sản phẩm ra đời ngày càng phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho sự lựa chọn của người tiêu dùng và đặt nhà sản xuất trước các áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và để chiến thắng trong cạnh tranh thì buộc các nhà sản xuất phải nghiên cứu vận dụng nhiều phương thức và công cụ cạnh tranh khác nhau. Một công cụ quan trọng hay được vận dụng hiện nay là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp. Nhưng đối với một số ngành, thì “chất lượng” lại có tính chất định tính hơn là định lượng và nó được xác định chủ yếu thông qua sự kiểm định đánh giá của chính khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ đó. Vì thế, việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàm ý phải từng bước thoả mãn cao nhất những yêu cầu, đòi hỏi từ phía khách hàng.
Đối với các NHTM, để cạnh tranh bằng chất lượng phải xây dựng thật tốt chiến lược bằng công nghệ và chiến lược nguồn nhân lực bên cạnh với việc kết hợp chiến lược thị trường, chiến lược kinh doanh phù hợp. Chỉ có như vậy, các sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung ứng mới đáp ứng đúng và đầy đủ, kịp thời nhu cầu từ phía khách hàng.
1.4.2.2 Mức thuận lợi và lợi ích của khách hàng gửi tiền
Đây là nhân tố quan trọng trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Mặc dù các ngân hàng ngày nay cạnh tranh với nhau chủ yếu ở chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhưng giá cả mỗi ngân hàng vốn là một nhân tố hấp dẫn khách hàng. Một khách hàng không muốn mang vốn nhàn rỗi của mình đầu tư vào sản xuất kinh doanh, họ có thể mang đến ngân hàng gửi tiền để thu lãi tiền gửi. Ngân hàng nào đem lại cho khách hàng mức lợi nhuận tối đa và lợi ích tốt nhất ngân hàng
đó sẽ huy động được vốn nhàn rỗi từ khách hàng. Khi đánh giá chất lượng công tác huy động vốn, người ta thường sử dụng chỉ tiêu trên để xem xét, đánh giá.
1.4.2.3 Mức độ đa dạng hoá của các hình thức huy động vốn
Phần lớn các ngân hàng hiện nay đều huy động vốn theo các hình thức truyền thống: tiền gửi tiết kiệm, phát hành các công cụ nợ kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…do vậy các ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng.
Trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã tích cực đa dạng hoá các hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi bảo hiểm, phát hành các loại thư điện tử, thẻ rút tiền tự động (ATM)…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Phú Thọ