Các đề xuất về kế toán kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và công nghệ HTC (Trang 49 - 57)

Các giải pháp hoàn thiện phải dựa trên cơ sở những tồn tại đã nêu và ý kiến hoàn thiện phải phù hợp với quy định của chế độ kế toán hiện hành và thực tế của công ty.

Để tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần phải khẳng định vị trí của mình. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài việc tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp chúng với nhau một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu để doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình, tăng cường vị thế và uy tín trên thị trường.

Từ đó đề ra những biện pháp làm gia tăng doanh thu, giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan mà còn bằng phương pháp ghi chép tính toán dựa vào sự phản ánh doanh thu, chi phí thực tế phát sinh trên sổ sách. Xét theo góc độ này, kế toán nói chung và kế toán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp.

Như vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng của thông tin kế toán có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của các nhà quản trị. Hơn nữa, trên thực tế công tác hạch toán kế toán ở doanh nghiệp luôn tồn tại những điểm chưa phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý của các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng Nhà Nước. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung, hoàn thiện kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế kế toán kết quả kinh doanh tại công ty CP sản xuất kinh doanh và công nghệ HTC đã mang lại cho em rất nhiều kiến

thức thực tế. Nhìn chung công ty đã thực hiện đúng những chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên do những điều kiện hạn chế về số lượng và trình độ của đội ngũ kế toán và quá trình phát triển của công ty cũng chưa được lâu nên những kinh nghiệm thực tế về các nghiệp vụ kế toán còn ít tại doanh nghiệp nên khó tránh khỏi những bất cập hạn chế trong kế toán kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp.

Với những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán kết quả kinh doanh như đã phân tích ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty CP sản xuất kinh doanh và công nghệ HTC như sau:

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện chứng từ và luân chuyển chứng từ trong công ty Một số chứng từ ban đầu như phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho nhiều khi chưa được ghi chép và ký nhận đầy đủ. Việc lập chứng từ ban đầu rất quan trọng, liên quan đến tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ và chính xác, phục vụ cho công tác hạch toán và quản lý. Do vậy phòng Kế toán cần có biện pháp quản lý và kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc ghi chép các chứng từ ban đầu, nếu không có chữ ký kiểm soát đầy đủ thì không chấp nhận chứng từ hạch toán.

Kế toỏn cần quy định rừ chế độ, trỏch nhiệm cụ thể mỗi cỏ nhõn, đơn vị trong quá trình luân chuyển chứng từ, kiểm soát và yêu cầu ký duyệt đầy đủ. Mục đích cuối cùng là để trình tự luân chuyển chứng từ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, khoa học và hiệu quả.

Hoàn thiện hệ thống chứng từ, xây dựng một quy trình luân chuyển chứng từ chuẩn, phù hợp với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hạn chế các bước luân chuyển chứng từ không cần thiết dẫn đến việc chậm chứng từ, phản ánh không kịp thời tình hình kinh tế và các nghiệp vụ phát sinh.

Ngoài ra, các bộ phận quản lý thường xuyên đôn đốc việc luân chuyển chứng từ để đảm bảo kịp thời phản ánh số liệu kế toán, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản trị. Việc luân chuyển chứng từ nhanh chóng sẽ giúp công tác kế toán thực hiên chính xác, hiệu quả, kịp thời hơn

Thời gian luân chuyển kéo dài là do việc các bộ phận trong doanh nghiệp thường xuyên trì hoãn việc chuyển chứng từ lên phòng kế toán. Do đó, công ty có thể đưa ra các biện pháp để giảm thời gian như tăng tần suất luân chuyển chứng từ một lần 1 ngày, có biện pháp xử phạt đối với các bộ phận không tuân thủ hoặc trì

hoãn việc luân chuyển chứng từ.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện việc vận dụng tài khoản kế toán 3.2.2.1 Hoàn thiện việc ghi nhận và rà soát doanh thu, chi phí

Để cú thể theo dừi và phản ỏnh chi tiết doanh thu, giỏ vốn, chi phớ cỏc hoạt động bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, công ty có thể mở chi tiết tài khoản doanh thu, tài khoản giá vốn và tài khoản chi phí, chẳng hạn:

Tài khoản 511 có thể chi tiết thành các tài khoản cấp 3 cho các loại mặt hang khác nhau:

- TK 5111.1: - Doanh thu bán sơn lót

- TK 5111.2: - Doanh thu bán sơn bóng cao cấp - TK 511.3 Doanh thu bán sơn siêu bóng trong nhà

Hàng ngày căn cứ vào hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng hóa vào tài khoản 5111.1, 511.2, … sau đó cuối mỗi tháng kế toán sẽ tổng hợp lên tài khoản doanh thu tổng 511. Số liệu trên tài khoản 511 chính bằng số liệu của các tài khoản 511.1, 511.2,….

Như vậy, việc phản ỏnh doanh thu sẽ được rừ ràng hơn cho từng loại mặt hàng.

Khi đó, việc kết chuyển doanh thu, giá vốn cũng phải được thực hiện theo từng tài khoản chi tiết cấp 2 này.

Đối với tài khoản 642, công ty nên mở các tài khoản chi tiết cho tài khoản 642.1 và 642.2. Chẳng hạn như:

Tài khoản 642.1 có thể chi tiết thành các tài khoản sau:

- TK 642.1.1: Chi phí quảng cáo - TK 642.1.2: Chi phí in ấn

- TK 6421..3: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 642.1.4: Chi phí bằng tiền khác

Tài khoản 642.2 có thể chi tiết thành các tài khoản sau:

- TK 642.2.1: Chi phí nhân viên

- TK 642.2.2: Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 642.2.3: Thuế, phí và lệ phí

- TK 642.2.4: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 642.2.5: Chi phí bằng tiền khác

Việc chi tiết các tài khoản như vậy sẽ khiến cho việc rà soát chi phí cuối kỳ của kế toán kết quả kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, tránh việc ghi nhận nhầm các

khoản mục chi phí, đồng thời có thể kiểm soát được chi phí, góp phần giảm thiểu chi phí của công ty.

3.2.2.2 Hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng thanh toán ngay hoặc có thanh toán chậm thì cũng thanh toán đúng hạn cho Công ty. Tính tới 31/12/2019, theo Sổ Cái TK 131 – Phải thu khách hàng thì tổng công nợ phải thu khách hàng là 6.458.237.254 VNĐ. Vì vậy để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh và đảm bảo nguyên tắc thận trọng của công tác kế toán thì phải trích trước dự phòng cho khoản nợ có thể đòi chậm hoặc không thể thu hồi vào chi phí QLDN trong kỳ.

Bên cạnh đó Công ty phải ra hạn nợ cho khách hàng nếu như quá thời hạn mà Công ty cho thêm thời gian thì khách hàng phải chịu một khoản lãi suất bằng lãi suất vay ngân hàng. Do đó việc sử dụng TK 2293 “Dự phòng phải thu khó đòi” là cần thiết.

Theo thực tế, Công ty CP sản xuất kinh doanh và công nghệ HTC có một số khách hàng thường xuyên nợ quá hạn như:

 Công ty Cố phần Thương mại và Dịch vụ TACO Việt Nam (Phụ lục 3.1):

công nợ tính tới ngày 31/12/2019 là 10,000,000 VNĐ Khoản công nợ này đã kéo dài từ tháng 09/2019 đến tháng 12/2019 (04 tháng)

 Công ty TNHH JANUS HOLDING Việt Nam (Phụ lục 3.2): công nợ tính tới ngày 31/12/2019 là 19,063,500 VNĐ. Khoản công nợ này đã kéo dài từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2019 (07 tháng)

Công ty phải có dự kiến nợ có khả năng khó đòi trích trước vào chi phí QLDN trong kỳ thanh toán. Số trích trước này được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi, được lập theo quy định.

Công ty phải dự kiến được mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập quỹ dự phòng.

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

+ 30% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới một năm.

+ 50% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ 70% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

+ 100% giá trị các khoản Nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.

Mức lập dự phòng tối đa không vượt quá 20% tổng dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 và được tính theo công thức:

Mức dự phòng phải thu khó đòi = Số Nợ phải thu * % trích lập dự phòng theo quy định.

Sau khi lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết căn cứ hạch toán vào chi phí QLDN.

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu, được xác định là không chắc chắn thu được thì phải tính toán số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.

Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí.

Nợ TK 642.2: Chi phí QLDN

Có TK 229.3: Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm giá chi phí:

Nợ TK 229.3: Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642.2: Chi phí QLDN

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự không đòi được, được phép xoá nợ. Việc xoá nợ khác khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành.

Nợ TK 229.3 (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642.2 (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131: Phải thu khách hàng Có TK 138: Phải thu khác

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại được thu hồi, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi:

Nợ TK 111, 112... Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

Có TK 711: Thu nhập khác

Đối với các khoản nợ càng dài thì rủi ro xảy ra càng cao và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ cao. Chính vì vậy Công ty nên lập tỷ lệ trích lập thích hợp đối với các khoản nợ dài hạn một cách hợp lý, phù hợp.

3.2.2.3 Công ty nên áp dụng chiết khấu thanh toán cho các nhà mua lâu dài hoặc số lượng lớn

Với đặc thù là công ty kinh doanh về sơn thông qua kênh bán hàng trực tuyến ám dụng giảm giá, tặng quà để tăng sức cạnh tranh của công ty, thu hút thêm khách hàng, công ty nên có các chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng (trợ giá cho những nhà liên kết với công ty) nhằm kích thích các nhà thầu, công ty xây dựng, các công trình, chủ hộ… ký hợp đồng liên kết dài hạn với công ty và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc sử dụng chiết khấu thanh toán có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra doanh thu cho công ty.

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác sổ kế toán

Nhìn chung hình thức sổ Nhật ký chung phù hợp với thực tế tại công ty, hệ thống sổ sách kế toán sử dụng đúng theo quy định của BTC, chế độ kế toán hiện hành, nhưng còn tồn tại một số hạn chế trong việc lập sổ chi tiết, các sổ nhật ký đặc biệt trong kế toán xác định kết quả kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng đến việc lập bảng tính kết quả kinh doanh, BCTC của công ty. Vì vậy công ty cần bổ sung thêm một số sổ chi tiết liên quan, đồng thời mở thêm các sổ nhật ký đặc biệt để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái trong trường hợp một số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn.

- Mở thêm sổ nhật ký đặc biệt: Sổ nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền, nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng

- Bổ sung các sổ chi tiết:

+ Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng húa: Để theo dừi tỡnh hỡnh nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng, giá trị từng loại hàng hóa trong kho làm căn cứ đối chiếu với ghi chộp của thủ kho và tiện theo dừi tỡnh hỡnh kinh doanh. Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho...

+ Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ chi tiết để đối chiếu với số liệu của các TK 152, 153, 155, 156.

+ Sổ chi tiết thanh toỏn với người mua (người bỏn): Để theo dừi tỡnh hỡnh thanh toán với người mua (người bán) theo từng đối tượng từng thời hạn thanh toán.

Việc lập các sổ này căn cứ vào các chứng từ kế toán của công ty như phiếu chi, phiếu thu, giấy báo của ngân hàng... khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Sổ chi tiết bán hàng: Mở chi tiết cho từng mặt hàng đã bán mà khách hàng đã thanh toán ngay hoặc đã chấp nhận thanh toán. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho.

3.2.4 Giải pháp khác

3.2.4.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP sản xuất kinh doanh và công nghệ HTC

Bộ máy kế toán của công ty cần tổ chức gọn nhẹ, khoa học, hợp lý, việc phân công bố trí nhân viên kế toán phù hợp với năng lực trình độ của mỗi người, đảm bảo sự phõn cụng cụng việc, trỏch nhiệm rừ ràng trong từng phần hành kế toỏn trỏnh sự kiêm nhiệm nhiều việc gây nhầm lẫn trong công tác kế toán

Công ty nên thường xuyên cải tiến và cập nhật các thiết bị máy móc để phục vụ công tác kế toán. Phòng kế toán của công ty ngoài nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán phát sinh tại đơn vị, đồng thời còn bố trí nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, ghi chép, hạch toán, phản ánh vào tài khoản, lên sổ sách, lên báo cáo để giám đốc nắm rừ được tỡnh hỡnh kinh doanh cũng như dự định phương hướng, kế hoạch trong tương lai.

3.2.4.2 Hoàn thiện công tác quản trị tại công ty

Công tác kế toán quản trị của công ty cần được quan tâm hơn nữa và cần phải phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng khụng để tỡnh trạng kế toỏn làm nhiều cụng việc khỏc nhau gây sự trồng chéo, giảm đi năng suất lao động. Mục đích của việc thực hiện kế toán xác định kết quả kinh doanh là để tổng kết lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kế toán một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời; từ đó chỉ ra những điểm đã làm được và những điểm còn hạn chế để kỳ sau có hướng phát triển kinh doanh tốt hơn. Các nhà quản trị cần thông tin chi tiết về tình hình và kết quả hoạt

động kinh doanh của từng bộ phận, từng loại hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, đây là nhiệm vụ của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Công tác kế toán quản trị bao gồm: lập dự toán, cung cấp thông tin, phân tích thông tin từ đó ra các quyết định phù hợp.

(1) Lập dự toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh

Đối với Công ty, với đặc thù sản phẩm mang tính đơn chiếc, giá trị lớn. Dự toán là kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng nguồn lực của Doanh nghiệp trong 1 thời gian nhất định. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực và đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của mình.

Để lập dự toán chi phí, trước hết cần xây dựng các định mức tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, khấu hao, lương... Định mức tiêu chuẩn là căn cứ để lập dự toán.

Xây dựng định mức chi phí như: Định mức chi phí nguyên vật liệu, nhân công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, xây dựng dự toán chi phí theo Hợp đồng, phương pháp xác định chi phí xây dựng theo công việc.

Hệ thống dự toán: Dự toán chi phí QLDN, dự toán chi phí BH, dự toán doanh thu, dự toán KQKD.

(2) Phân loại chi phí trong Doanh nghiệp xây dựng phục vụ cho KTQT

Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng biệt, yêu cầu về mặt chính sách bán hàng, quản lý, khác nhau. Vì vậy, mỗi giai đoạn đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức bán hàng và biện pháp bán hàng phù hợp với từng sản phẩm cụ thể, quá trình này phải được quản lý chi phí chặt chẽ từng giai đoạn, có như vậy việc kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao. Do đặc thù của công ty, các sản phẩm từng giai đoạn có lúc rất lớn nên nên chi phí cần được phân loại bằng ba khoản mục chi phí sau:

- Chi phí bán hàng - Giá vốn hàng hóa

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Kiểm soát chi phí là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng của nhà quản trị nên việc phân loại chi phí sao cho hữu ích và thích hợp với nhu cầu quản trị. KTQT thực hiện việc phân loại chi phí theo nhiều tiêu thức để phục vụ cho các mục đích khác nhau của nhà quản trị. Đó là cơ sở cho việc lập Báo cáo tài chính, cần phân loại chi phí thành các khoản: chi phí mua hàng , chi phí khác và chi phí dự phòng.

Một phần của tài liệu Kế toán kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần sản xuất kinh doanh và công nghệ HTC (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w