Đối với nước ta hiện nay, việc phân loại chi phí sản xuất được áp dụng theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý của doanh nghiệp. Qua khảo sát thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây dựng Đô Thành cho thấy Công ty đã phân loại chi phí sản xuất như hướng dẫn của chế độ kế toán, đó là phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như:
+ Vật liệu xây dựng: Cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
+ Vật liệu khác: Bột màu, đinh, dây…
+ Nhiên liệu: Than, củi…
+ Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn…
+ Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc: Thiết bị vệ sinh, thông gió, thiết bị sưởi ấm…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp của công nhân trực tiếp thức hiện khối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp,kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan đến sử dụng máy thi công (các loại xe máy chạy bằng động lực (điện, xăng, dầu, khí nén…) được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp như máy trộn bê tông, cần cẩu, máy ủi, máy đóng cọc…).
Chi phí sử dụng máy thi công được chia làm hai loại:
+ Chi phí thường xuyên: Là những chi phí phát sinh trong quy trình sử dụng máy thi công được tính thẳng vào giá thành ca máy như: Tiền lương cả công nhân trực tiếp điều khiển hay phục vụ xe máy, chi phí nhiên liệu, động lực, vật liệu dùng cho máy thi công, chi phí khấu hao và sửa chữa thường xuyên máy thi công, tiền thuê máy thi công…
+ Chi phí tạm thời: Là những chi phí phải phân bổ dần dần theo thời gian sử dụng máy thi công như: chi phí tháo lắp, vận chuyển, chạy thử máy thi công, chi phí về xây dựng, tháo dỡ những công trình tạm thời loại nhỏ như lều, lán phục vụ cho sử dụng máy thi công. Những chi phí này có thể phân bổ dần hoặc trích trước cho nhiều kỳ.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí có liên quan tới việc tổ chức, phục vụ quản lý thi công của các đội xây lắp ở các công trường xây dựng bao gồm: + Chi phí nhân viên gồm: tiền lương, phụ cấp, ăn ca phải trả cho nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn ca của công nhân xây lắp, khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định của nhà nước tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế doanh nghiệp.
Theo cách phân loại này, mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất, thể hiện nơi phát sinh chi phí, đối tượng gánh chịu chi phí.
-Về chỉ tiêu giá thành sản phẩm, hiện nay Công ty TNHH Xây dựng Đô Thành đang sử dụng các loại giá thành sau: Giá thành dự toán, giá thành thực tế.
Giá dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên cơ sở khối lượng công việc, thiết kế mỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công được duyệt, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, HMCT và hệ thống định mức, đơn giá xây dựng công trình. Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình là căn cứ đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. Giá dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để xét thầu trong trường hợp đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng. Theo quy định tại luật đấu thầu, các đơn vị thi công muốn trúng thầu thì giá dự thầu không được vượt quá giá dự toán được duyệt. Chính vì vậy công ty luôn quan tâm xem giá dự toán như vậy nếu khi trúng thầu thi công thì có đảm bảo bù đắp đuợc chi phí và có lãi hay không. Điều này không chỉ đòi hỏi từ các cơ quan nhà nước mà chủ đầu tư phải xây dựng định mức phù hợp và tính toán giá thành dự toán công trình đầy đủ, chính xác mà còn yêu cầu về phía công ty phải đưa ra các giải pháp thi công nhằm tiết kiệm chi phí tối đa CPSX, hạ giá thành sản xuất thực tế so với giá trúng thầu nhằm thu lợi nhuận tối đa.
-Việc xác định đúng đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Do đặc điểm sản xuất của quá trình xây lắp thường rất phức tạp, sản xuất đơn lẻ, nguyên chiếc trong thời gian thi công dài nên phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí thích hợp
Hiện tại ở công ty TNHH Xây dựng Đô Thành, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng hạng mục, công trình. Khi bàn giao thì toàn bộ chi phí sản xuất sẽ được kết chuyển để tính giá thành của hạng mục công trình đó, cụ thể ở đây là Công trình nhà Kiểm soát số 1 – Cửa khẩu Chi Ma
2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất 2.2.1.1 Thực trạng kế toán NVL trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong giá trị công trình (chiếm 60-70% giá thành công trình). Do đó, việc hạch toán chính xác và đầy đủ khoản mục chi phí này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định chính xác giá thành công trình. Đồng thời cung cấp thông tin quan trọng cho nhà quản lý để đưa
ra các biện pháp tiết kiệm chi phí NVL nhằm hạ giá thành, nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.
Thi công nhà kiểm soát số 1 cửa khẩu Chi Ma sử dụng nguyên vật liệu chính là xi măng, bê tông, cát,… Các loại NVL này được hạch toán vào tài khoản 1541
“Chi phí NVL trực tiếp” theo giá trị thực tế. Giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ phục vụ cho việc thi công công trình, không bao gồm giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho máy thi công, phục vụ quản lý đội.
Chứng từ ban đầu để hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng là các Phiếu xuất kho vật tư, Biên bản giao nhận vật tư, phiếu hạn mức vật tư…cùng các chứng từ khác.
Tài khoản sử dụng cho khoản mục chi phí NVL trực tiếp là TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi tiết tài khoản cấp 2 là TK 1541 – Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
• Sổ kế toán sử dụng: công ty mở sổ chi tiết TK 1541 để hạch toán cho từng công trình, hạng mục công trình, sổ cái TK 1541 và sổ nhật ký chung.
• Công ty tập hợp chi phí NVL phát sinh tại công trình cho chính công trình đó theo giá thực tế của NVL.
Tại công trình của công ty khi phát sinh nhu cầu về vật liệu cho công trình sẽ cử nhân viên công ty đặt mua vật tư. Trước đó quản lý công trình sẽ viết giấy cung ứng đề nghị tạm ứng lên công ty để phê duyệt, phần cung ứng phải nằm trong giá trị phần đã được giao khoán cho từng đội công trình. Khi vật tư đưa về công trình thì đội trưởng cùng nhân viên cung ứng tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng, đội trưởng sẽ xuất NVL khi có nhu cầu xây dựng. Hàng tháng đội trưởng hoặc nhân viên thống kê sẽ mang các hóa đơn mua vật tư lên phòng kế toán công ty để đối chiếu và làm thủ tục nhập xuất thẳng. Phòng kế toán xuất 3 liên phiếu nhập, xuất tương ứng với mỗi lần xuất nhập NVL.
Công ty chủ yếu nhập thẳng vật tư không qua kho của công ty, khi phát sinh căn cứ vào giấy yêu cầu cung cấp vật tư, cán bộ vật tư tiến hành mua và chuyển thẳng tới nơi thi công. Chi phí mua vật tư sẽ được trừ vào tiền tạm ứng của công
trình hoặc ghi nhận bên Có phải trả người bán. Hàng kỳ các đội xây dựng sẽ chuyển chứng từ liên quan lên phòng kế toán ở công ty.
Cuối năm căn cứ vào định mức đã được xác định cho từng công trình, số lượng nguyên vật liệu đã sử dụng có thể vượt mức định mức hoặc thấp hơn định mức.
+ Trường hợp công trình có chi phí nguyên vật liệu thực tế thấp hơn công suất bình thường, thì phần chênh lệch được kết chuyển vào giá vốn công trình trong kỳ
+ Trường hợp công trình có chi phí nguyên vật liệu vượt định mức xây dựng, thì phần vượt định mức tính vào giá vốn công trình trong kỳ.
Công ty áp dụng công thức tính định mức chi phí nguyên vật liệu Định mức chi phí NVL = ( Định mức về lượng) x (Định mức về giá)
Trong đó:
Định mức về lượng: lượng nguyên vật liệu cần thiết để đưa vào xây dựng một công trình trong một thời kỳ, cho phép có một số hao hụt bình thường.
Định mức về giá: Phản ánh giá cuối cùng của một NVL trực tiếp sau khi đã loại bỏ các khoản triết khấu và giảm giá hàng bán.
VD: Ngày 10/04/2018 phát sinh mua nguyên vật liệu (thép ống, hộp mạ kép, tôn lạnh,...) cho công trình cửa khẩu Chi Ma. Kế toán căn cứ vào hóa đơn ghi nhận:
Nợ TK 1541: 500.127.000 Nợ Tk 1331: 50.012.700 Có TK 331: 550.139.700
Phụ lục 2.3: Hóa đơn GTGT- số 0000513 mua vật liệu 10/4/2018.
VD: Ngày 28/12/2018 kế toán dựa vào hóa đơn GTGT số 0059046,công ty đã mua nguyên vật liệu: gạch lát các loại, xi măng đỏ và xi măng trắng, kế toán ghi nhận
Nợ TK 1541: 137.265.000 Có TK 221: 137.265.000
Phụ lục 2.1: Hóa đơn GTGT - số 0059546, mua nguyên vật liệu ngày 28/12/2018.
VD: Ngày 25/12/2018 Công ty TNHH Xây Dựng Đô Thành tiến hành mua thép các loại phục vụ cho công trình nhà kiểm soát số 1 - cửa khẩu Chi Ma. Kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT - số 000348, ghi nhận:
Nợ TK 1541: 420.427.185 Nợ TK 1331: 42.042.719 Có TK 331: 462.469.904
Phụ lục 2.2: Hóa đơn GTGT - số 0000348 mua vật liệu thép ngày 25/12/2018 Phụ lục 2.7. Sổ chi tiết TK 1541 công trình Cửa khẩu Chi Ma..
2.2.1.2 Thực trạng kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Xuất phát từ đặc điểm riêng biệt của sản phẩm xây dựng là đòi hỏi lao động thủ công nhiều nên chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ lệ khá lớn, từ 15-22%
trong giá thành công trình, chỉ sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính toán hợp lý, chính xác giá thành công trình.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay, lực lượng lao động của công ty bao gồm: Lực lượng lao động trong biên chế và lao động ngoài biên chế. Lực lượng lao động trong biên chế thường là tổ trưởng, tổ phó của các tổ xây dựng. Lực lượng này thường chiếm một tỷ lệ nhỏ nhưng là lực lượng nòng cốt. Do vậy, công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo khối lượng công việc hoàn thành, đồng thời, dựa trên hệ số lương và số ngày công để tính lương cho công nhân. Công ty có trách nhiệm tạo đủ việc làm cho số lao động trong biên chế và đóng BHXH cho họ.
Bên cạnh lực lượng lao động trong biên chế, công ty còn có lực lượng lao động ngoài biên chế. Đây là lực lượng chiếm tỷ trọng lớn, thực hiện những công việc giản đơn, yêu cầu kỹ thuật không cao. Đối với lực lượng lao động này, công ty cũng áp dụng hình thức khoán theo khối lượng công việc thực hiện cho tổ lao động.
Công nhân được tổ chức thành các tổ đội sản xuất phục vụ cho từng yêu cầu thi công cụ thể (tổ xây, tổ thép, tổ nề...). Mỗi tổ sản xuất do tổ trưởng phụ trách, chịu trách nhiệm trước chỉ huy công trình các công việc do tổ mình thực hiện. Với hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoán, dựa vào khối lượng công việc
công ty giao khoán cho tổ, tổ trưởng đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện thi công phần việc được giao, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật dưới sự giám sát của cỏc cỏn bộ kỹ thuật. Đồng thời tổ trưởng theo dừi tỡnh hỡnh lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho việc tính và thanh toán tiền lương cho công nhân theo phần việc của mình.
Chi phí nhân công trực tiếp ở công ty TNHH Xây Dựng Đô Thành gồm: lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, lương nhân viên quản lý công trình và lương công nhân thuê ngoài, các khoản mang tính chất lương và phụ cấp trả cho công nhân trực tiếp.
Để hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp công ty sử dụng tài khoản 154 (theo thông tư 133/2016/TT-BTC) – Chi tiết tài khoản cấp 2 là TK 1542
+ Chứng từ sử dụng: Bao gồm hợp đồng giao nhận khoán gọn (có đơn giá và khối lượng công việc), bảng chấm công, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
+Công ty tập hợp chi phí nhân công phát sinh tại công trình cho chính công trình đó.
+Tại cỏc đội thi cụng, đội trưởng cú nhiệm vụ ghi chộp, theo dừi tỡnh hỡnh lao động của công nhân hàng ngày trên bảng chấm công để làm căn cứ tính lương.
Hàng kỳ, đội tiến hành trả lương cho công nhân qua bảng chi tiết thanh toán lương.
Qua bảng chi tiết thanh toán lương của đội, quản lý cùng nhân viên thống kê tiến hành bóc tách giữa bảo hiểm theo quy định của công nhân có thời hạn hợp đồng lâu dài (trên 1 tháng) để tiến hành hoạc toán lương và các khoản trích tính theo lương.
Tại bảng chi tiết thanh toán lương của đội, thống kê đội tiến hành bóc tách riêng tiền bảo hiểm theo quy định phải thu của công nhân có thời hạn hợp đồng trên 1 tháng để hạch toán lương và các khoản trích theo lương.
(1) Nợ TK 1542 - Chi phí nhân công sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
(2) Nợ TK 1542 Nợ TK 334
Có TK 338 - Các khoản trích theo lương.
- Khi thanh toán tiền cho công nhân kế toán ghi nhận:
Nợ các TK 111, 112 Có TK 334
VD: Từ bảng chấm công và bảng thanh toán tiền lương, kế toán tính tiền lương và lập bảng thanh toán tiền lương tháng 5 năm 2018 ở công trình Nhà kiểm soát số 1 Cửa khẩu Chi Ma. Công nhân tại đây chỉ mang tính thời vụ, không cố định nên chưa đóng BHYT, BHXH, BHTN, kế toán ghi nhận thanh toán tiền lương như sau:
Nợ TK 1542 - 97870000 Có TK 3341 - 97870000
Phụ lục 2.5: Bảng chấm công tháng 5 công trình Nhà kiểm soát số 1 Cửa khẩu Chi Ma
Phụ lục số 2.6. Bảng thanh toán tiền lương tháng 5 năm 2018 công trình Nhà kiểm soát số 1.
Phụ lục 2.8: Trích sổ chi tiết tài khoản 1542
2.2.1.3 Thực trạng kế toán sử dụng máy thi công
Máy thi công là một phần không thể thiếu đối với các công trình xây dựng.
Đối với các công ty xây dựng thì phần chi phí máy móc thiết bị chiếm từ 6%-10%
giá trị công trình thi công.
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển hiện nay, việc trang bị kỹ thuật, máy móc thiết bị thi công sẽ giảm được lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình. Hiện nay, Công ty TNHH Xây dựng Đô Thành xây lắp các công trình theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Để tạo tính chủ động cho các đội xây dựng công trình, công ty giao tài sản xe, máy cho các đội thi công, lái xe phải thực hiện chế độ thanh toán xăng, dầu đối với công ty hàng ngày và thực hiện chế độ bảo dưỡng xe, máy.
Ngoài ra, Công ty có sử dụng máy thi công thuê ngoài. Trong một tháng, xe, máy của đội xây dựng có thể phục vụ nhiều công trình. Vì vậy, để hạch toán chính xác chi phí sử dụng máy cho các đối tượng sử dụng. Công ty sử dụng” Nhật ký sử dụng máy" của máy móc thi công, sổ nhật ký được công nhân điều khiển máy ghi cú sự xỏc nhận của đội trưởng hoặc tổ trưởng đơn vị thi cụng nhằm theo dừi hoạt động của máy theo số giờ hoạt động trong tháng phục vụ cho từng đối tượng. Căn