Các giải pháp nhằm tăng kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần thiết bị Thanh Bình

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị thanh bình (Trang 57 - 63)

4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Gồm có 3 chương

3.2. Các giải pháp nhằm tăng kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần thiết bị Thanh Bình

Giải pháp tăng doanh thu:

Lý do: Doanh thu có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp, nâng cao doanh thu là biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng chiến đấu trên thị trường. Vậy nên, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần nghiên cứu các giải pháp tăng doanh thu trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó tình hình doanh thu của doanh nghiệp những năm gần đây chưa thực sự tốt, việc đưa ra những giải pháp dưới đây có thể giúp doanh nghiệp phần nào có những bước đi cụ thể trong việc tăng doanh thu trong những năm tới.

Nội dung: Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Song yêu cầu của việc sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp.

Tìm kiếm thông tin, tiếp cận thị trường và giữ các mối quan hệ đối với các khách hàng cũ và tìm thêm các khách hàng mới

Đối với khách hàng cũ có thể tăng các mức chiết khấu và thời gian thu tiền, các ngày lễ tết trong năm có thể gửi thiệp, quà tri ân đến cho các khách hàng. Đối với các khách hàng mới: bán chịu cho khách hàng lần đầu tiên có chiết khấu thanh

trước thời hạn để khuyến khích khách hàng trả tiền, làm tăng vòng quay vốn của công ty.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp

Chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn cho phép doanh nghiệp định hình được hướng đi mà doanh nghiệp đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.

• Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Việc triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương, chính sách phân phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

-Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần...

-Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.

-Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng doanh số bán.

-Với chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa hàng, nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới phân phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn.

• Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào, cho đến đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thanh toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó làm gia tăng chi tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.

• Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý

Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng, tỷ trọng của hàng hoá trong cơ cấu, và làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút được khách hàng đến doanh nghiệp. Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanh nghiệp.

Điều kiện thực hiện:

Để thực hiện được cỏc nội dung trờn, cần xõy dựng được kế hoạch cụ thể và rừ ràng về nội dung thực hiện: về nhân lực, kinh phí thực hiện các do phòng kế hoạch kiêm marketing lập nên. Thông qua sự đồng ý và thống nhất của ban lãnh đạo, các kế hoạch đề ra được phổ biến xuống các phòng ban chịu trách nhiệm chính. Các phòng ban còn lại chịu trách nhiệm giám sát, hỗ trợ cho việc tiến hành. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những sự kiện bất thường hay ngoài kế hoạch, kế hoạch đề ra không phù hợp nữa thì phải có những điều chỉnh thích hợp.

 Giải pháp tiết kiệm chi phí:

Lý do: Mục đích cuối cùng trong kinh doanh đối với bất kì doanh nghiệp nào là tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững. Tuy nhiên, trước khi tạo ra được lợi nhuận doanh nghiệp đã phải đầu tư và tốn rất nhiều chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, tiết kiệm được càng nhiều chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ càng tăng lên, và chủ sở hữu sẽ tiến dần đến mục tiêu của mình.

Nội dung: Nhận biết được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí kinh doanh của công ty, nội dung phương pháp là tập trung vào việc tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để cắt giảm bớt chi phí kinh doanh, từ đó tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán

Trước hết phải lựa chọn nguồn hàng mua với giá hợp lý, điều kiện chuyên chỏ thuận tiện sẽ làm giảm giá vốn hàng bán cho công ty. Quản lý hàng hóa với chất lượng hàng hóa nhập tốt hơn để đảm bảo chất lượng bán ra tốt nhất và giảm thiểu chi phí.

+ Kiểm soát chi phí quản lý

Giảm chi phí về điện nước, điện thoại, sử dụng hợp lý, triệt để và bảo quản tốt tài sản cố định trong quản lý và bán hàng. Sắp xếp hợp lý bộ máy quản lý,nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng.

Điều kiện thực hiện: Đưa ra nội dung các biện pháp tiết kiệm của công ty, chuyển đến cho từng phòng ban có liên quan thực hiện. Hàng tháng lập kế hoạch chi tiết các khoản chi, cuối tháng đối chiếu xem xét lại tình hình thực hiện trong tháng so với kế hoạch, có thực hiện đúng với các điều khoản công ty đề ra để áp dụng hay không. Thường xuyên cử người giám sát tình hình thực hiện, nếu không đúng cần phải giải trình chi tiết. Phòng ban nào thực hiện tốt sẽ có chế độ khen thưởng hợp lý, nếu vi phạm hay vượt quá quy định các khoản chi sẽ bị phạt.

Giải pháp về con người và năng suất lao động.

Lý do: Những doanh nghiệp thành công đều bắt đầu từ những nhân viên giỏi, những người có thể thu hút được khách hàng đến với công ty. Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bẩy - họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận, cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Một nhân viên giỏi có thể thu hút được 100 khách hàng. Ngược lại, một nhân viên tồi có thể khiến 100 khách hàng bỏ đi. Vì vậy, muốn tăng kết quả kinh doanh, yếu tố con người cần phải được quan tâm, chú trọng hơn.

Nội dung: Trường hợp đang xảy ra khi tiến hành tăng năng suất lao động ở công ty, đó là: Doanh thu tăng và số lao động bình quân giảm, lợi nhuận trong trường hợp

này là cao nhất, nhưng do số lượng lao động giảm nên quy mô kinh doanh giảm. Vì vậy, công ty cần có biện pháp cụ thể để tối đa năng suất lao động của nhân viên sao cho hiệu quả.

• Phân công công việc phù hợp với từng nhân viên:

Việc phân công công việc phải phù hợp với chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm và đặc biệt làm đúng việc mà họ thích thì hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Bên cạnh đó những người quản lý cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn của nhân viên, kịp thời động viên và dẫn dắt họ yên tâm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và trong công việc.

• Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hợp tác và tôn trọng:

Một môi trường làm việc mà ở đó tất cả mọi người đều cởi mở và hợp tác tốt với nhau sẽ làm cho từng nhân viên cảm thấy vui hơn, phấn khích hơn trong công việc. Đặc biệt làm việc trong môi trường có một hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý phù hợp và thống nhất sẽ tạo sự chủ động cho nhân viên, giảm bớt vai trò quản lý một cách đáng kể. Hơn thế nữa những nhà quản lý cần biết lắng nghe nhân viên, không xúc phạm, điều này thể hiện sự tôn trọng đối với nhân viên, giúp cho các nhà quản lý hiểu được tâm tư, suy nghĩ của nhân viên để có những quyết định quản lý phù hợp.

• Áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu và đánh giá thành tích nhân viên

Việc áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu và đánh giá thành tích nhân viên vào trong doanh nghiệp sẽ là đòn bẩy lớn nhất trong việc nâng cao năng suất lao động của nhân viên, bởi vì khi áp dụng phương pháp này thì sẽ tạo cho nhân viên từ thế bị động (sang thế chủ động đó là suy nghĩ, hoạch định những công việc mà mỗi nhân viên sẽ làm trong một khoảng thời gian cụ thể, các biện pháp để thực hiện, kết quả cần đạt được, thời gian cần hoàn thành, … từ đó giúp mỗi nhân viên có sự chuẩn bị tốt hơn, quan tâm hơn, lo lắng hơn trong việc thực hiện mục tiêu công việc của họ. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý đánh giá thành tích nhân viên một cách công bằng, khách quan mà không có yếu tố cảm tính. Thành

lương, khen thưởng, bổ nhiệm, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp và đảm bảo công bằng.

• Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nhân viên

Đầu tư để phát triển con người là một sự đầu tư thông minh vì con người là yếu tố quan trọng nhất để giúp nâng cao năng suất và tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm và dịch vụ. Do đó mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác phân tích, đánh giá nhu cầu để xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp và thực hiện hàng năm. Hơn thế nữa doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình thăng tiến cho mỗi vị trí công việc để giúp nhân viên nhìn thấy được “họ đang ở đâu?”, “họ làm gì?”, “cần tham gia các khóa đào tạo nào?” để có thể bước lên cấp bậc cao hơn và ở mỗi cấp bậc như vậy thì họ sẽ được nhận “mức lương và đãi ngộ như thế nào” như vậy thì họ mới làm việc với sự chủ động hơn, yêu nghề hơn, quyết tâm hơn và gắn bó hơn.

Điều kiện thực hiện:

Công ty cần thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, cũng như rèn luyện, phát triển và nâng cao những kỹ năng cần thiết.

Sắp xếp công việc phù hợp với trình độ kỹ năng của mỗi người. Sự phù hợp với công việc có nhiều khía cạnh , để xác định được một cách hiệu quả mức độ phù hợp công việc của một người, phải tìm hểu tính cách và sự ảnh hưởng những tính cách đó đến hiệu suất làm việc và mối quan hệ với quản lý, phòng ban. Vì vậy, khi cân nhắc luân chuyển phòng ban, vị trí hay tuyển thêm người mới cần phải tìm hiểu kỹ về tính cách, hành vi cốt yếu và khả năng, sở thích để xếp đặt họ đúng vị trí, phát huy tối đa năng lực của bản thân.

Tổ chức bộ phận chuyên trách phân tích - thống kê:

Lý do: Có số liệu trong tay nhưng không có nhân viên hiểu và nắm chắc công tác phân tích, thống kê thì số liệu sẽ trở thành vô ích. Việc thống kê giúp doanh nghiệp định hướng rừ ràng hơn về quỏ trỡnh hoạt động của mỡnh. Hiện nay, Cụng ty Cổ phần thiết bị Thanh Bình chỉ tiến hành phân tích kết quả kinh doanh vào thời

điểm cuối năm. Nếu có bộ phận chuyên trách, việc phân tích sẽ diễn ra đều đặn, chính xác và hiệu quả hơn so với hiện tại. Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế. Bất kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trong những điều kiện như thế nào cũng có những tiềm ẩn, những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện. Do đó, thông qua thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp mới phát hiện và khai thác triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp đề ra.Thống kê phân tích định hướng cho nhà quản trị xu thế tiêu dùng của khách hàng, số lượng mặt hàng chủ lực cũng như hạn chế của công ty cần khắc phục từ những số liệu có thực; chứ không phải là những lý lẽ không có cơ sở, dẫn chứng.

Nội dung: Nhận rừ tầm quan trọng của cụng tỏc phõn tớch cỏc hoạt động kinh tế, công ty cần tổ chức ra một bộ phận thống kê chuyên trách, có kiến thức chuyên môn và khả năng nắm bắt nghiệp vụ để có thể đảm nhiệm công tác phân tích các hoạt động kinh tế của công ty. Việc tổ chức này cần được tiến hành cành nhanh càng tốt, nếu nguồn kinh phí công ty vẫn chưa cho phép mở một phòng ban riêng để thực hiện công tác phân tích thì phòng kế toán tài chính của công ty phải cử cán bộ phụ trách phần phân tích này và có báo cáo trong từng tháng, từng quý. Cán bộ phụ trách này phải được đào tạo một cách khoa học, bài bản để nắm vững về công tác phân tích, đánh giá trong doanh nghiệp.

Điều kiện thực hiện:

Để có thể thực hiện được việc tổ chức riêng một bộ phận đảm nhiệm công việc thống kê phân tích thì công ty cần có một nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật cũng như tuyển và đạo tạo nhân viên có kiến thức am hiểu chuyên sâu về các nghiệp vụ phân tích kinh tế. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, cử đi học các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về phân tích.

3.3. Các kiến nghị nhằm tăng kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thiết bị thanh bình (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w