Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh chủ yếu của Agriseco

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán NHNOPTNT việt nam (Trang 36 - 45)

Biểu 2.3 Tốc độ tăng trưởng Nguồn nhân lực (Nguồn: Agriseco)

2.1.3 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh chủ yếu của Agriseco

Agriseco hiện là CTCK đứng đầu về quy mô tài sản và thứ 3 về Vốn điều lệ. Hoạt động kinh doanh của Agriseco chịu tác động lớn của những yếu tố vĩ mô và biến động của TTCK. Sau 10 năm phát triển, Agriseco đã tạo được chỗ đứng và uy tín trên thị trường với quy mô vốn khổng lồ và hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp.

Agriseco bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2001, giai đoạn 2001-2005 là những năm khởi đầu chập chững cho các hoạt động kinh doanh của Agriseco. Tuy nhiên, Agriseco đã triển khai đầy đủ các hoạt động Môi giới chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán, Tự doanh chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán, nhưng giữa các hoạt động có sự khác biệt lớn về quy mô. Trong đó hoạt động Tự doanh chứng khoán chiếm vị trí chủ chốt còn các nghiệp vụ khác như Tư vấn đầu tư chứng khoán, Môi giới chứng khoán… chỉ có vai trò thứ yếu. Sự phát triển không đồng đều này được lý giải bởi những điều kiện kinh doanh đặc thù của Agriseco như mạnh về vốn, thiếu nhân sự…, nên Agriseco chỉ tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sở trường.

* Hoạt động Môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động đặc trưng, cơ bản của các CTCK. Cũng như hầu hết các CTCK khác ở Việt Nam, Agriseco đã nỗ lực phát triển hoạt động Môi giới ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động. Agriseco đã nghiên cứu và ban hành Quy trình Nghiệp vụ Môi giới riêng cho mình và được tin học hóa nhằm tự động hóa quá trình giao dịch. Tuy đóng góp không lớn vào lợi nhuận của Agriseco nhưng Agriseco đã nỗ lực rất lớn trong việc chiếm lĩnh thị phần môi giới của toàn thị trường, số lượng Tài khoản giao dịch chứng khoán tăng liên tục hàng năm, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thương hiệu của Agriseco.

Bảng 2.1 - Hoạt động Môi giới chứng khoán của Agriseco

Năm

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Số tài khoản 1.024 3.658 5.658 16.524 21.679 35.132

Doanh số giao dịch (tỷ đồng) 6.210 28.142 35.935 13.160 22.373 22.948

Phí môi giới (tỷ đồng) 1,2 9,1 62 22,7 64,3 47,6

Thị phần 11,5% 14,6% 8,6% 3,7% 2,55% 1,05%

(Nguồn: Agriseco)

* Tự doanh chứng khoán: Đây cũng là một hoạt động cơ bản, thể hiện tính chuyên nghiệp của CTCK. Với tiềm lực tài chính mạnh, Agriseco đang dần từng bước hoàn thiện và tìm hướng đi để phát triển cho hoạt động Tự doanh chứng khoán.

+ Tự doanh cổ phiếu:

Hoạt động Tự doanh cổ phiếu của Agriseco bắt đầu đơn thuần chỉ là giao dịch mua bán cổ phiếu trên tài khoản tự doanh để phục vụ cho việc sửa chữa các sai sót có thể xảy ra trong hoạt động Môi giới chứng khoán của công ty. Năm 2003, Agriseco mới bắt đầu triển khai tự doanh cổ phiếu. Mục tiêu của Agriseco lúc này là thí điểm tự doanh cổ phiếu, chú trọng việc xây dựng quy trình nghiệp vụ, bảo toàn vốn, không đặt cao chỉ tiêu lợi nhuận. Năm 2009, hoạt động Tự doanh cổ phiếu mới được coi là hoạt động chính tại Agriseco. Agriseco đã cơ cấu lại tổ chức, bổ sung nhân sự cũng như xây dựng quy trình cho hoạt động này.

Bảng 2.2- Hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Khối lượng giao dịch (nghìn cổ phiếu)

33,5 204,5 500,9 407,5 415,9 25.086,7

Giá trị danh mục đầu tư 13,21 18,75 132,3 468,7 536,5 805,7

- Cổ phiếu niêm yết 3,84 8,14 68,6 70,8 149,2 434,2

- Cổ phiếu chưa niêm yết 9,37 10,61 63,7 397,9 387,3 371,5 (Nguồn: Agriseco)

Có thể thấy, hoạt động Tự doanh cổ phiếu của Agriseco không phải là mức đầu tư thấp, tuy nhiên Agriseco chưa có được một chính sách đầu tư tích cực, mục tiêu đầu tư chưa được xỏc định rừ ràng.

+ Tự doanh Trái phiếu:

Hoạt động tự doanh trái phiếu của Agriseco là mảng chủ chốt trong hoạt động Tự doanh chứng khoán. Có 02 khâu chính trong hoạt động Tự doanh trái phiếu là: mua lần đầu trên thị trường sơ cấp và giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp. Các giao dịch mua lần đầu thường được thực hiện thông qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành.

Hàng hóa chủ yếu là trái phiếu Kho bạc nhà nước, trái phiếu Quỹ Hỗ trợ phát triển, sau mở rộng ra trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp. Các giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp gồm 02 dạng: bán đứt (thu hồi khoản đầu tư) và Repo (bán rồi mua lại). Thu nhập của hoạt động Tự doanh trái phiếu là tiền lãi trái phiếu, được trả theo mức cố định hàng năm và chênh lệch giá khi bán đứt.

Khoản chênh lệch này phát sinh do có sự khác biệt giữa lãi suất trái phiếu và lãi suất hiện hành trên thị trường.

* Tư vấn đầu tư chứng khoán:

Agriseco đã và đang nỗ lực thực hiện vai trò đầu mối thông tin, phân tích xu hướng và dự báo tình hình biến động của thị trường. Các bản tin, bản tổng hợp đánh giá được cung cấp hàng ngày, hàng tuần cho khách hàng đến giao dịch cũng như thông qua fax, email. Hiện tại, để thực hiện chính sách tiếp thị, Agriseco không thu phí đối với dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng mà coi đây như là một dịch vụ hỗ trợ nhằm thu hút khách hàng.

* Bảo lãnh phát hành chứng khoán:

Bảo lãnh phát hành là nghiệp vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn của nhân viên nghiệp vụ rất cao, trong khi quy định buộc các CTCK chỉ được thực hiện phương thức bảo lãnh phát hành với cam kết chắc chắn và mức phí không quá 3% nên rủi ro là rất lớn mà các CTCK phải gánh chịu. Vì vậy, Agriseco vẫn chỉ dừng lại ở việc làm đại lý phát hành hoặc thực hiện một số hợp đồng bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, chưa triển khai hoạt động Bảo lãnh phát hành chứng khoán (cổ phiếu và trái phiếu) của các doanh nghiệp.

* Hoạt động kinh doanh khác:

+ Tư vấn tài chính:

Agriseco đã triển khai thực hiện các công việc như định giá doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá, tư vấn niêm yết, tuy nhiên những năm đầu hoạt động Tư vấn tài chính mới chỉ dừng lại ở một vài hợp đồng nhỏ lẻ có quan hệ tín dụng với NHNO&PTNT VN. Đầu năm 2006, Agriseco thực hiện thành công tư vấn cổ phần hóa cho 02 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội là Công ty Sản xuất & kinh doanh thiết bị giao thông vận tải (TMT) thuộc Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam và Công ty Prosimex thuộc Bộ Thương mại. Về tư vấn niêm yết, đến cuối năm 2007, Agriseco mới thực hiện được hợp đồng tư vấn niêm yết cổ phiếu đầu tiên với Công ty cổ phần Hàng Hải Đông Đô thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam.

Hoạt động Tư vấn tài chính chỉ mang tính chất đúc kết kinh nghiệm, chưa đem lại đủ doanh thu để bù đắp cho chi phí hoạt động.

+ Hoạt động Repo và Rerepo:

Hoạt động Repo và Rerepo của Agriseco được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào đầu năm 2005. Xét về căn bản Repo và Rerepo, dưới tên gọi Mua bán chứng khoán có kỳ hạn hay Mua trước quyền nhận tiền bán chứng khoán, thực chất là hoạt động huy động và cho vay có đảm bảo bằng chứng khoán. Ban đầu, tài sản đảm bảo chỉ là trái phiếu Chính phủ, sau mở rộng ra đảm bảo bằng trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Khi thực hiện hoạt động Repo, Agriseco ký hợp đồng bán chứng khoán với khách hàng theo một mức giá nhất định, đồng thời cam kết mua lại số chứng khoán đó sau một khoảng thời gian xác định. Giá mua lại được tính bằng giá bán cộng thêm phí sử dụng vốn trong thời gian đó. Hoạt động Rerepo cũng được thực hiện tương tự như vậy song ở chiều ngược lại, bên mua chứng khoán là Agriseco chứ không phải khách hàng.

Nắm trong tay lượng trái phiếu lớn làm tài sản đảm bảo, Agriseco ký các hợp đồng Repo với các tổ chức kinh tế và cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi. Thực chất, đây là hoạt động vay vốn với tài sản thế chấp là trái phiếu nhưng được thực hiện dưới hình thức giao dịch mua bán chứng khoán. Thời hạn của mỗi hợp đồng Repo cũng rất linh hoạt, có thể kéo dài từ 2 tuần đến 12 tháng. Việc gối đầu liên tục nhiều nguồn vốn ngắn hạn giúp cho Agriseco có được nguồn vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động tự doanh của mình. Vay vốn qua hoạt động Repo đã trở thành một phương thức huy động vốn thành công của Agriseco. Áp dụng phương thức này, Agriseco đa dạng hoá được nguồn vốn của mình, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn huy động qua hoạt động Repo không phải vô tận. Nó bị giới hạn bởi chính lượng tài sản mang ra thế chấp để vay vốn, tức là số lượng trái phiếu mà Agriseco nắm giữ.

Đặc biệt, từ khi Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN ngày 19/01/2007 với chủ trương hạn chế nguốn tiền từ hệ thống ngân hàng chuyển sang kinh doanh chứng khoán bằng cách ngăn cấm các ngân hàng thương mại cho vay các CTCK trực thuộc, đồng thời quy định bắt buộc có tài sản thế chấp đối với những khoản cho vay các CTCK khác, đây là một đòn giáng mạnh vào hoạt động của Agriseco, gây khó khăn về quy mô danh mục đầu tư, Tổng tài sản, Doanh thu cũng như Lợi nhuận của Agriseco đặc biệt là công tác huy động vốn.

Bên cạnh đó, hoạt động Rerepo là một sản phẩm tài chính hỗ trợ cho hoạt động Môi giới Chứng khoán. Agriseco nắm giữ chứng khoán làm tài sản đảm bảo của Khách hàng trong một khoảng thời gian xác định và cung cấp vốn cho Khách hàng đầu tư chứng khoán.

Có thể nói, việc triển khai hoạt động Repo và Rerepo đã mang lại lợi ích cho Agriseco trên nhiều mặt:

+ Tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Agriseco;

+ Thu được chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra giữa hoạt động Repo và Rerepo, tạo lợi nhuận cho Agriseco.

+ Tăng tính thanh khoản cho số chứng khoán mà Agriseco đã đầu tư, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp chưa được niêm yết và giao dịch rộng rãi trên thị trường. Qua hoạt động Repo và Rerepo, vòng quay tiền – chứng khoán - tiền được thiết lập khép kín và vận hành với tốc độ cao.

+ Thu hút được nhiều khách hàng cá nhân, tổ chức đến với Agriseco. Nhờ nguồn vốn dồi dào sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản và lãi suất cạnh tranh, Agriseco đã xây dựng được mối quan hệ với các khách hàng là cá nhân, tổ chức kinh tế lớn, tạo điều kiện triển khai các hoạt động khác như Môi giới, Tư vấn tài chính, Bảo lãnh phát hành…

+ Góp phần khẳng định vị thế của Agriseco trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu.

Đến nay Repo và Rerepo đã trở thành hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Agriseco.

Sau đây, Luận văn sẽ phân tích mức độ đóng góp của các hoạt động kinh doanh vào kết quả hoạt động của Agriseco qua Bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2.3 - Doanh thu một số Hoạt động kinh doanh chính của Agriseco Đơn vị: Tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu Năm

2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1 Môi giới Chứng khoán 1,2 15,8 81,3 22,8 67 48,5

2 Tự doanh Chứng khoán - - 16,9 210,6 425,6 625

3 Bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành Chứng khoán

1,8 3,9 12,8 22,5 11,1 7,6

4 Tư vấn đầu tư Chứng khoán - - - 0,1 6,1 0,2

5 Doanh thu khác (*) 112,8 177,4 361,9 480,6 495 975,3

6 Tổng Doanh thu 115,8 197,1 472,9 736,6 1004,8 1.656,6

( Nguồn: Agriseco)

(*) Doanh thu khác bao gồm: Doanh thu từ hoạt động Rerepo, Thu lãi tiền gửi, doanh thu khác.

Nhìn vào Bảng 2.3 có thể thấy hoạt động kinh doanh của Agriseco đã có sự tăng trưởng rừ rệt. Doanh thu năm sau tăng dần đều so với cỏc năm trước, bỡnh quõn tăng hơn 50%/năm. Tính từ năm 2005 đến năm 2010, chỉ sau 6 năm, Tổng Doanh thu năm 2010 (đạt 1.656,6 tỷ đồng) đã tăng gấp hơn 14 lần so với Tổng Doanh thu năm 2005 (đạt 115,8 tỷ đồng). Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu Agriseco là mảng Doanh thu khác và Tự doanh chứng khoán. Các hoạt động kinh doanh như

Môi giới, Tư vấn đầu tư, Bảo lãnh phát hành vẫn giữ tỷ trọng doanh thu thấp, chưa tương xứng trong cơ cấu hoạt động của một CTCK hàng đầu.

+ Đối với hoạt động Môi giới chứng khoán:

Tỷ trọng đóng góp của hoạt động Môi giới chứng khoán trong Cơ cấu Doanh thu của Agriseco là thấp, bình quân chiếm tỷ trọng dưới 10%, năm 2009 chỉ chiếm 6%

Tổng Doanh thu và đến năm 2010 doanh thu sụt giảm chỉ chiếm còn hơn 2% Tổng Doanh thu của Agriseco. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là TTCK liên tục sụt giảm về giá trị giao dịch, nhà đầu tư không còn coi chứng khoán là kênh đầu tư hấp dẫn, các số liệu về doanh thu của hoạt động Môi giới của Agriseco phản ánh việc Agriseco đã không thực sự coi trọng phát triển hoạt động này. Agriseco được biết đến trên thị trường nhờ việc là CTCK đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm Rerepo – một dịch vụ tài chính hỗ trợ cho hoạt động Môi giới chứng khoán, tuy nhiên các hoạt động hỗ trợ khác cho Môi giới còn kém như: công nghệ lạc hậu (lệnh giao dịch chứng khoán vào Sở GDCK còn chậm hơn so với các CTCK khác, website và giao dịch trực tuyến của Agriseco có nhưng hoạt động không ổn định, chưa có giao dịch chứng khoán qua tổng đài – Call center), chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng, thông tin tư vấn đầu tư cho khách hàng còn hạn chế, chưa thực sự hữu ích…hoạt động Rerepo bước đầu hỗ trợ cho Agriseco mở rộng khách hàng nhưng dần cũng được triển khai ở các CTCK khác nên không còn là sản phẩm hữu dụng trong việc phát triển hoạt động Môi giới.

+ Đối với hoạt động Tự doanh chứng khoán: Doanh thu từ hoạt động Tự doanh chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng Doanh thu của Agriseco. Xét những năm đầu hoạt động đến năm 2006, hoạt động Tự doanh của Agriseco đem lại doanh thu không đáng kể, danh mục đầu tư chỉ để phục vụ cho việc sửa lỗi giao dịch của hoạt động Môi giới chứng khoán. Chỉ đến năm 2007, hoạt động Tự doanh mới đem lại doanh thu đáng kể tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ (3,5% Tổng Doanh thu). Từ năm 2008, Agriseco chú trọng đầu tư nhiều hơn vào hoạt động Tự doanh trong đó, với thế mạnh về vốn, hoạt động Tự doanh Trái phiếu được phát triển đầu tư mạnh.

Doanh thu từ hoạt động Tự doanh tăng đều và dần chiếm tỷ trọng lớn qua các năm:

năm 2008 là 210,6 tỷ đồng chiếm 28,6% Tổng Doanh thu, năm 2009 là 425,6 tỷ đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2008 và chiếm 42,4 % Tổng Doanh thu, năm 2010 là 625 tỷ đồng tăng gần 1,5 lần so với năm 2009 và chiếm 37,7 % Tổng Doanh thu.

Kết quả này là nhờ việc nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường tài chính Việt Nam,

Agriseco đã chủ động và linh hoạt thực hiện các giao dịch mua, bán trái phiếu mang lại tỷ suất lợi nhuận cao.

Bảng 2.4 - Tỷ trọng giá trị Tự doanh chứng khoán của Agriseco

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010

Danh mục đầu tư cổ phiếu

Giá trị Tỷ đồng 132,3 468,7 536,5 805,7

Tỷ trọng/Tổng giá trị đầu tư % 10,64 20,73 11,19 18,37 Danh mục đầu

tư trái phiếu

Giá trị Tỷ đồng 1.110,2 1.792,2 4.256,3 4.385,4

Tỷ trọng/Tổng giá trị đầu tư % 89,36 79,27 88,81 81,63 Tổng giá trị Tự doanh chứng khoán Tỷ đồng 1.242,5 2.260,9 4.792,8 5191,1

(Nguồn: Agriseco)

Bảng 2.4 cho thấy Giá trị đầu tư vào Trái phiếu luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên dưới 80% trong Tổng giá trị Tự doanh chứng khoán của Agriseco). Điều này đem lại sự tăng trưởng doanh thu ổn định, ít rủi ro hơn trong thời kỳ suy giảm kinh tế và thị trường đi xuống. Như vậy, với định hướng và quyết định đầu tư đúng đắn cùng kinh nghiệm sẵn có, hoạt động kinh doanh trái phiếu của Agriseco đã hạn chế được đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.

+ Hoạt động Bảo lãnh phát hành chứng khoán và Tư vấn đầu tư Chứng khoán:

chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu Doanh thu của Agriseco. Mặc dù với lợi thế là thành viên của NHNO&PTNT VN, có nhiều cơ hội thực hiện các hợp đồng tư vấn bảo lãnh phát hành, tư vấn niêm yết, IPO của các doanh nghiệp quốc doanh lớn, tuy nhiên, do chất lượng nhân sự của Agriseco còn hạn chế, thiếu người, thiếu kinh nghiệm nên hoạt động chỉ mang tính chất cầm chừng, đúc rút kinh nghiệm.

+ Hoạt động kinh doanh khác:

Ngoài mảng Tự doanh chứng khoán, có thể thấy chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Agriseco là mảng Doanh thu khác. Doanh thu khác bao gồm: Thu lãi từ các Hợp đồng Rerepo, Thu lãi tiền gửi và Thu khác. Mảng doanh thu này luôn chiếm tỷ trọng hàng năm trên dưới 50% trong Tổng Doanh thu. Trong mảng Doanh thu khác thì doanh thu chính là từ hoạt động Rerepo, một trong những thế mạnh của Agriseco.

Bảng 2.5 - Cơ cấu khoản mục Doanh thu khác của Agriseco

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán NHNOPTNT việt nam (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w