Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh hoàn kiếm (Trang 43 - 85)

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GềN CễNG THƯƠNG - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM

2.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương – Chi nhánh Hoàn Kiếm

2.2.1 Các căn cứ pháp lý về công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương - Chi nhánh Hoàn Kiếm.

- Luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam

- Luật các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức Tín dụng ngày 15/06/2004

- Quyết định số 1476/QĐ-NHNN ngày 26/1/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Quyết đinh số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

- Nghị định về hạn mức tín dụng đối với một khách hàng:Số 296/1999/QĐ- NHNN ngày 25/08/1999

- Nghị định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999

- Quyết đinh số 1381/2002/QĐ-NHNN ngày 16/12/2002 về các khoản vay không có bảo đảm bằng tài sản

- Quyết định số 415/1999/QĐ-NHNN23 ngày 18/11/1999 của Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy chế cho vay.

- Quyết định số 130/2007/QĐ-HĐQT ngày 27/06/2007 của Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn công thương về việc ban hành quy trình cho vay.

2.2.2 Quy trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương

Khi một khách hàng đến xin vay vốn Ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành quy trình tín dụng từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương theo các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

- Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư

- Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin - Bước 5: Phân tích ngành

- Bước 6: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

- Bước 7: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt - Bước 8: Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư - Bước 9: Biện pháp đảm bảo tiền vay, thẩm định tài sản đảm bảo

- Bước 10: Lập tờ trình thẩm định cho vay - Bước 11: Tái thẩm định khoản vay

- Bước 12: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay

- Bước 13: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán - Bước 14: Phê duyệt khoản vay

- Bước 15: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Bước 16: Công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm - Bước 17: Giao nhận giấy tờ tài sản bảo đảm tiền vay - Bước 18: Giải ngân tiền vay

- Bước 19: Các nghiệp vụ phát sinh sau giải ngân - Bước 20: Thanh lý hợp đồng tín dụng

- Bước 21: Giải chấp tài sản bảo đảm.

Quá trình thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay được tiến hành từ bước 1 đến bước 11. Cụ thể là:

- Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn.

Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu, nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay.

Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng, nhân viên tín dụng kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện, hồ sơ vay đều được nhân viên tín dụng lập “Phiếu tiếp xúc khách hàng”, báo cáo lãnh đạo phòng để phân công hồ sơ. Phiếu tiếp xúc khách hàng được lập như sau:

PHIẾU TIẾP XÚC KHÁCH HÀNG Họ tên người đến giao dịch

Hộ khẩu thường trú/KT3 Địa chỉ liên hệ

Số điện thoại liên hệ Ngày, giờ làm việc Địa điểm/ nơi tiếp xúc

Các thông tin về món vay/bảo lãnh Người vay vốn

Số tiền vay Thời hạn Mục đích

Tài sản đảm bảo

Chủ tài sản thế chấp, bảo lãnh (nếu có) Địa chỉ liên hệ

Một số yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị

Hồ sơ khách hàng vay: Đã hướng dẫn, chưa hướng dẫn

Ý kiến lãnh đạo phòng

Nhân viên được phân công giải quyết hồ sơ Ngày phân công

Nguồn: Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Nhân viên tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của các giấy tờ văn bản với những nội dung:

Kiểm tra hồ sơ pháp lý

Với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, tổ hợp tác gồm có

- Giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh (trừ cá nhân vay vốn không có đăng ký kinh doanh)

- CMND của người đại diện hộ gia đình/ tổ hợp tác, hoặc của vợ/chồng - Hộ khẩu của người đại diện hộ và của vợ/chồng

- Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng, trừ trường hợp đó xỏc định rừ quan hệ vợ chồng trong cùng hộ khẩu

- Hợp đồng/biên bản góp vốn (đối với tổ hợp tác) Với khách hàng là doanh nghiệp tư nhân gồm có

- Giấy phép thành lập (nếu thành lập trước 01/01/2000) - Giấy ĐKKD và lần sửa đổi bổ sung cuối cùng (nếu có) - CMND + Hộ khẩu chủ doanh nghiệp

Với khách hàng là Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên gồm có.

- Giấy phép thành lập (nếu thành lập trước 01/01/2000)

- Giấy ĐKKD và giấy sửa đổi bổ sung lần cuối (nếu có), Giấy phép đầu tư và giấy sửa đổi bổ sung lần cuối (nếu có)

- Giấy phép hành nghề (nếu có)

- Điều lệ và chứng nhận thay đổi, bổ sung điều lệ - Giấy chứng nhận thay đổi thành viên hoặc phần hùn - Quyết định bổ nhiệm giám đốc

- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng

- Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH) hoặc biên bản họp hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần) về việc vay vốn và thế chấp, cầm cố tài sản hoặc tiếp nhận bảo lãnh

- CMND người đại diện

Với khách hàng là doanh nghiệp nhà nước gồm có - Giấy phép thành lập

- Giấy đăng ký kinh doanh - Quyết định bổ nhiệm Giám đốc - Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng Với khách hàng là hợp tác xã gồm có

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Điều lệ hợp tác xã

- Biên bản họp ban quản trị hợp tác xã - Danh sách ban quản trị, xã viên hợp tác xã - Biên bản bầu ban quản trị hợp tác xã Ngoài ra cần kiểm tra thêm các vấn đề sau:

- Văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng liên doanh đối với doanh nghiệp liên doanh

- Kiểm tra các điều khoản quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các bên/ thành viên góp vốn trong điều lệ doanh nghiệp.

- Nội dung quyết định bổ nhiệm Giám đốc/ Tổng giám đốc, kế toán trưởng hoặc người quản lý về tài chính của doanh nghiệp và người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp.

- Thời hạn hoạt động còn lại của doanh nghiệp

Kiểm tra hồ sơ vay vốn - Giấy đề nghị vay vốn

- Phương án sản xuất kinh doanh

- Các báo cáo tài chính 2 năm gần nhất ( đã được kiểm toán) và quý gần nhất

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính

- Lưu chuyển tiền tệ ( nếu có).

- Các hợp đồng kinh tế (về hàng hóa, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ…)

- Đối với pháp nhân hoạt động chưa được hai năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất.

- Trong trường hợp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, phải có báo cáo quyết toán thuế của hai năm gần nhất (được cơ quan thuế xác nhân). Nếu không đáp ứng được yêu cầu này phải có sự giải trình cụ thể từ phía khách hàng.

- Bảng kê các loại nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương, tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước (nếu có)

- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả (nếu có).

- Hồ sơ khác có liên quan (hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, dự toán chi phí hoạt động được duyệt).

Riêng đối với các khoản vay trung dài hạn/theo dự án đầu tư, khách hàng cần cung cấp thêm những tài liệu sau:

- Hồ sơ về dự án vay vốn

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có). Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư.

- Quyết dịnh phê duyệt dự án đầu tư của cấp có thẩm quyền (nếu có).

- Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (việc yêu cầu phải tùy theo tính chất, đặc điểm của từng dự án cụ thể).

- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, quyết định phê duyêt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (nếu có, có thể bổ sung trước khi giải ngân). Những dự án nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải

quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền duyệt.

- Giấy phép xây dựng (nếu là công trình yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

Kiểm tra mục đích vay vốn

Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án/dự án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng kí kinh doanh.

Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu đề nghị vay với các giao dịch mà pháp luật cấm).

Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

Bước 3: Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.

Về khách hàng vay vốn

Nhân viên tín dụng phải đi thực tế tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về:

- Gia đình của khách hàng vay vốn, ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn.

- Mục đích vay vốn của khách hàng.

- Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng, những thành viên trong gia đình.

- Quy mô, tình trạng nhà xưởng, may móc thiết bị kĩ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng.

- Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

- Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).

Về phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư

- Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư.

- Tìm hiểu qua những nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.

- Tìm hiểu từ những phương tiện đại chúng (báo , đài, mạng máy tính…), từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp…

- Tìm hiểu qua các báo cáo nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề (nếu có).

- Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư cùng loại.

Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin

Quá trình kiểm tra và xác minh những thông tin về khách hàng được thực hiện qua các nguồn sau:

- Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương – Chi nhánh Hoàn kiếm.

- Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC).

- Các bạn hàng, đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty.

- Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng đề nghị vay và các Ngân hàng mà khách hàng trước đây và hiện nay đang vay vốn.

- Các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan pháp luật.

- Các nguồn khác.

Bước 5: Phân tích ngành

Tùy từng phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư cụ thể, nhân viên tín dụng phân tích một số trong những nội dung sau để đánh giá tình hình và triển vọng tương lai của khách hàng trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại.

- Xu hướng phát triển của ngành.

- Các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật

- Sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước

- Những thay đổi về điều kiện lao động

- Chính sách của chính phủ: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp - Vị thế hiện tại của khách hàng trong ngành

- Phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của khách hàng: đánh giá tác động đối với việc nâng cao mức cạnh tranh của khách hàng. Ngay cả khi khách hàng không chiếm ưu thế tuyệt đối về một sản phẩm đặc biệt, thì tính cạnh tranh và khả năng thích nghi đối với sự thay đổi của thị trường cũng cần phải được tìm hiểu thấu đáo.

- Trong trường hợp khách hàng là một thành viên trong tập đoàn thì phải xem xét cơ cấu tập đoàn và vai trò của khách hàng trong tập đoàn đó để hiểu hướng đi trong tương lai của khách hàng.

Bước 6: Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn

* Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp nhân viên tín dụng thực hiện theo các bước sau:

Tìm hiểu chung về khách hàng - Lịch sử khách hàng

- Những thay đổi về vốn góp, thành viên - Những thay đổi trong cơ chế quản lý - Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị - Những thay đổi trong sản phẩm

- Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể, phá sản - Loại hình kinh doanh của khách hàng hiện nay là gì

- Quan hệ xã hội liên quan đến đằng sau các hoạt động kinh doanh - Điều kiện địa lý

Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của khách hàng trong tương lai. Đây là điều cần thiết để đánh giá khách hàng có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như có khả năng mở rộng hoạt động.

Về tư cách và năng lực pháp lý

- Khách hàng vay vốn có trụ sở tại địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố nơi Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn công thương đóng trụ sở?

Nếu khụng, phải nờu rừ nguyờn nhõn trong bỏo cỏo tiếp xỳc thực tế.

- Khách hàng vay vốn có năng lực hành vi dân sự không?

- Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp thì các thành viên và người đại diện doanh nghiệp có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự.

- Điều lệ, quy chế tổ chức của khỏch hàng vay vốn cú thể hiện rừ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành.

- Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay.

- Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy ủy quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp.

Mô hình tổ chức, bố trí lao động của khách hàng - Quy mô hoạt động của khách hàng

- Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh - Số lượng, trình độ lao động

- Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp

- Tuổi trung bình, thời gian công việc, mức lương khởi điểm và trung bình - Chính sách và kết quản tuyển dụng

- Chính sách thưởng và tăng lương

- Những khó khăn trong việc thuê công nhân ngoài

- Hiệu quả sản xuất: Doanh số trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng - Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và thiết bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mã, hợp tác công nghệ…

- Trình đọ kỹ thuật, trình độ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh vực của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trị, điều hành của ban lãnh đạo - Danh sách ban lãnh đạo doanh nghiệp

- Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo doanh nghiệp

- Tính cách, đặc điểm của cá nhân người đứng đầu, ban lãnh đạo

- Khả năng, kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đạo cao nhất và ban điều hành

- Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp - Khả năng nắm bắt thị trường của ban lãnh đạo

- Những mối quan hệ giữa các cá nhân trong ban lãnh đạo và mức độ hợp tác lẫn nhau.

- Ai là người ra quyết định thực sự của doanh nghiệp - Những biến động về nhân sự lãnh đạo của doanh nghiệp

- Ban lãnh đạo có được thông báo kịp thời và chính xác về những thay đổi của bản thân doanh nghiệp, về tình hình kinh tế và các xu hướng của ngành khách hàng hoạt động.

- Ban lãnh đạo có khả năng quản lý dựa vào các thông tin tài chính không.

- Ban lãnh đạo là chủ sở hữu hay họ được trả lương.

- Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của hộ hay không.

* Phân tích đánh giá khả năng tài chính

Kiểm tra số liệu kế toán của các báo cáo tài chính

Một điều quan trọng là phải kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn trước khi bắt đầu đi vào phân tích chúng. Các báo cáo tài chính, kế cả những báo đã kiểm toán, nhiều khi không chỉ được mô tả theo hướng tích cực có dụng ý, mà còn có thế vô tình bị sai lệch.

Việc kiểm tra bao gồm xem xét các nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, kiểm tra các số liệu kế toán…

Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương chi nhánh hoàn kiếm (Trang 43 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w