CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giỏc kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phũng- Quảng Ninh và là cửa ngừ phớa Đụng Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823 km2 với tổng dân số 1.038.229 người.
Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10.1962, theo
Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầu. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng.
Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.
Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.
Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóa. Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng
cho Hà Nội và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ…
cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩu. Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp- nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên- bằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất đồng bằng Sông Hồng và cũng là tỉnh nhỏ nhất nước, với dân số cũng chỉ hơn một triệu người, nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng GDP năm 2010 là 32,74%, đứng vị trí thứ nhất trong số các tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ.
Về môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 của Bắc Ninh là 59,57, đứng thứ 16 trong số 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn như Canon, Nippon Steell, Nikon Seiki, Sumsung, Sentec, Nokia… đã đầu tư, mở cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh.
Tăng trưởng kinh tế: Nhìn lại chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn không ít khó khăn thử thách, song nhịp độc phát triển kinh tế luôn giữ ở mức cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình quân 15,1%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD vượt 38% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 20,4 triệu đồng, trong đó nông thôn 16,4 triệu đồng.
Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng năm 2010 ước đạt 64,8%, dịch vụ 24,2%, nông nghiệp đạt 11%. Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên 64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP.
Công nghiệp: Xuất phát điểm từ một tỉnh mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung: hơn 18 khu công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề với hàng trăm nhà máy có công nghệ sản xuất hiện đại đã và đang hoạt động, Công nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường trong nước mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể để tiếp tục đầu tư phát triển. Ngành tiểu thủ công nghiệp rất phát triển với nhiều làng nghề truyền thống và được ví là “ Vùng đất trăm nghề”, một số sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và thế giới như đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn), đúc đồng (Đại Bái – Gia Bình)…
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá
hình ảnh Bắc Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Nông nghiệp: Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,5% (theo giá năm 1994). Năng xuất, sản lượng cây trồng tăng đáng kể: năng suất lúa ước đạt 60 tạ/ha; sản lượng lương thực có hạt ước đạt 60 tấn; giá trị trồng trọt ước đạt 73,9 triệu đồng/ha năm 2010, tăng gần gấp 2 lần so với mục tiêu Đại hội. Cơ cấu cây trồng gắn với luân canh hợp lý, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho thu nhập gần 200 triệu đồng/ha như: lúa, khoai tây, rau xanh, hoa, cây cảnh… Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, bước đầu xuất hiện mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, doanh nghiệp nông nghiệp, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển.
Năm 2009, toàn tỉnh có 2.477 trang trại hoạt động đạt hiệu quả tốt đồng thời có 568 HTX, 2 liên hiệp HTX, 628 tổ HTX hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển giáo, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa tăng nhanh, dịch vụ nông nghiệp phát triển, “dồn điền đổi thửa” gắn với quy hoạch hạ tầng vùng sản xuất được coi trọng. Chăn nuôi phát triển khá, đàn gia súc, gia cầm tăng đáng kể, bước đầu chuyển sang chăn nuôi tập trung, giá trị sản xuất khu vực chăn nuôi tăng bình quân 4,6%/năm; nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 11,4%/năm; trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, cải tạo vườn tạp được duy trì và phát triển. Hình thành mô hình chuỗi giá trị trong nông nghiệp với tổ hợp sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm, tạo liên kết doanh nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đại.
2.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2010
2.2.1. Tổng thu và tỷ suất thu NSNN so với GDP
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH; tăng trưởng công nghiệp dịch vụ từ 73,7% năm 2005 lên 89,5% năm 2010;
nông nghiệp từ 26,3% năm 2005 giảm còn 10,5% năm 2010. Các lĩnh vực văn xã có nhiều tiến bộ, đời sồng nhân dân nâng cao. GDP bình quân đầu người tăng từ 441 USD năm 2005 lên 1.780 USD năm 2010. Đồng hành và phục vụ đắc lực sự phát triển chung của tỉnh, NSĐP tỉnh Bắc Ninh cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, từ một tỉnh có Ngân sách không tự cân đối, nhận bổ sung từ Ngân sách TW thì nay đã là một trong 13 tỉnh, thành phố của cả nước tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho NSTW.
Về tỷ suất thu NSNN so với GDP, đây là cơ cấu thu quan trọng nhất phản ánh mức độ động viên thu NSNN đối với nền kinh tế hay còn gọi là mức gánh nặng về thuế của nền kinh tế.
Bảng 2.1. Tổng thu và tỷ suất thu NSNN so với GDP
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
GDP (Tỷ đồng) 15.507 22.081 27.924 35.963
Tốc độ tăng GDP danh nghĩa (%) 47,6 42,4 26,5 28,8
Tổng thu NSNN (Tỷ đồng) 1.844 2.477 3.837 6.100
Tốc độ tăng thu NSNN (%) 35,9 34,3 54,9 59,0
Tỷ lệ động viên thu NSNN (%) 11,9 11,2 13,7 16,9
(Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh 2010) Trong 4 năm từ 2007 đến 2010, tổng thu NSNN đã tăng 3,3 lần, do quy mô NSNN ngày càng lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh nên thu NSNN đã đảm bảo nguồn lực tài chính cho các mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn này. Tuy nhiên
tốc độ tăng thu NSNN và tốc độ tăng trưởng kinh tế là không đồng đều, năm 2007, 2008 tốc độ tăng thu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng sang năm 2009 và 2010 thì tình hình diễn ra hoàn toàn khác, tốc độ tăng thu ngân sách lại cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Điều này thể hiện, tỉnh đã có các biện pháp tăng thu, tăng gánh nặng thuế đối với các thành phần kinh tế, một nguyên nhân khác nữa là trong năm 2009 và 2010 số thu từ tiền sử dụng đất và thu từ hải quan của tỉnh Bắc Ninh đều tăng mạnh. Tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước cũng có xu hướng tăng, từ 11,9% năm 2007 đã tăng lên 16,9% năm 2010, phù hợp với tốc độ phát triển thực tế của tỉnh, vì vậy đã góp phần đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của ngân sách.
Hình 2.2: Tổng thu NSNN tỉnh Bắc Ninh qua các năm
(Nguồn: Báo cáo quyết toán hàng năm )
Dễ nhận thấy nhất là tốc độ, quy mô thu ngân sách trên địa bàn tăng nhanh:
Tổng thu NSNN năm 2010 là 6.100 tỷ đồng, tăng 3,3 lần so với năm 2007, với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 36,3%/năm. Cơ cấu thu ngân sách cũng có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí trên tổng thu Ngân sách tăng từ 48,5% năm 2006 lên 69% năm 2010, các khoản thu khác giảm từ 35,9% năm 2006 xuống còn 7,2% năm 2010
Qua một số số liệu tổng hợp trên có thể thấy:
- Sự vận dụng của tỉnh Bắc Ninh trong việc định hướng và thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội là đúng hướng: tỉnh đã thu hút, khuyến khích được sự phát triển sản xuất kinh doanh, hình thành nhiều các khu, cụm công nghiệp, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn … đây là cơ sở vững chắc cho tăng thu Ngân sách hàng năm.
- Cơ cấu thu ngân sách đã thể hiện xu thế tối ưu hóa nguồn thu; các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí từ nội địa nền kinh tế của tỉnh ổn định. Đặc biệt là sự chủ
động nguồn thu từ nội lực nền kinh tế của tỉnh: Minh chứng rừ nột là năm 2008 là năm khủng hoảng suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước, nhiều tỉnh có số thu giảm nhưng thu Ngân sách tỉnh Bắc Ninh vẫn tăng 33,4% so với dự toán TW giao và tăng 35,7% so với năm trước.
- Sự quan tâm của tỉnh đến công tác thu Ngân sách: chỉ đạo và thực hiện nhiều biện pháp khai thác tăng thu từ đất đai (tỷ trọng thu tiền sử dụng đất chiếm đáng kể trong tổng thu thu ngân sách của tỉnh từ 20-30%/năm). Các biện pháp chống thất thu Ngân sách đặc biệt là mở rộng các đối tượng kê khai nộp thuế, nhất là các hộ kinh doanh ở các làng nghề, hộ kinh doanh vận tải và xây dựng nhà ở (chỉ tính các hộ kinh doanh các thể, kê khai nộp thuế năm 2006 là: 20.539 hộ tăng lên 29.966 hộ năm 2010), tỉnh đã ban hành quy chế phối hợp trong công tác thu Ngân sách, hỗ trợ cơ quan thu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu thuế… Vì cậy số thu khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng cao hàng năm: bình quân 2006- 2010 là 50,7 %/năm.
2.2.2 Cơ cấu thu NSNN theo nguồn hình thành
Ta thấy, năm 2008 tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 2.477 tỷ đồng, đạt 131% dự toán giao, bằng 138% so với năm 2007, trong đó tổng các khoản thu nội địa 1.997 tỷ đồng đạt 130% dự toán giao và bằng 138% so với năm trước. Thu hải quan 168 tỷ đồng đạt 135% dự toán và bằng 131% so với năm trước. Phần lớn các khoản thu đều tăng so với dự toán, một số khoản thu tăng cao, như khu vực DNNN trung ương và DNNN địa phương tăng so với năm 2007 nguyên nhân là do thay đổi chính sách thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với một số doanh nghiệp, và một số doanh nghiệp cổ phần hoá đã hết thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn nữa trong năm 2008, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư mạnh vào các khu công nghiệp dẫn tới thu nhập cá nhân cũng tăng cao so với năm 2007. Thu tiền sử dụng đất năm 2008 tăng là do các doanh nghiệp nộp tiền đền bù đất chuyên dùng còn nợ từ năm trước vào NSNN. Tuy nhiên do nhiều doanh nghiệp mới thuê đất được miễn giảm tiền thuê đất theo ưu đãi đầu tư hoặc trong giai đoạn xây dựng cơ bản nên số thu đạt thấp.