Theo số liệu tổng hợp, chi phí công ty đầu tư từ năm 2004 đến 2010 cho triển khai 4 nhóm giải pháp trên đã xuất hiện sự tương tác tích cực giữa số chi đầu ra và lợi ích thu về. Cụ thể, ở nhóm giải pháp đầu tư đổi mới thiết bị tiên tiến, công ty đã chi trên 52 tỷ đồng nhập thiết bị, như: thiết bị nghiền bột chì made Italia năm 2005 thay cho thiết bị made Korea sử dụng từ năm 1999; máy
Enerkeeper EKS 33-700 KVA, có khả năng tiết kiệm 9% điện năng/năm; thay thế lò chưng cất nước bằng hệ thống lọc nước RO… giúp giảm lượng than đá từ 750 tấn/năm xuống còn 38 tấn/năm (xấp xỉ 20 lần) và giảm 400m3 nước/ngày.
Với nhóm giải pháp nghiên cứu cải tiến công nghệ, lãnh đạo công ty cùng đội ngũ cán bộ phòng kỹ thuật đã thực hiện nhiều đề tài mang giá trị thực tiễn cao.
Đơn cử như, đề tài “Nghiên cứu cải tiến công nghệ hóa thành lá cực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao điện năng, tăng năng lực sản xuất của thiết bị” giúp giảm khoảng 30% lượng điện năng, 55% lượng nước sử dụng trong quá trình hóa thành lá cực so với trước. Tiếp đó, công ty đã thay thế từ hệ thống quạt điện, điện chiếu sáng, máy nén khí… đến cải tiến quạt hút giúp giảm hàng nghìn kwh điện mỗi năm; rà soát, kiểm toán triệt để điện năng ở tất cả các khâu sản xuất để tìm cách triệt tiêu hao phí điện năng trong vận hành. Thể hiện ở các chỉ số nhiên liệu tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm (1KWh AQ), so sánh giữa năm 2010 với năm 2011: Than đá giảm hơn 85%; lượng điện năng giảm 35%; lượng nước tiêu thụ giảm 78% - tương đương hàng chục tỷ đồng. Để xây dựng môi trường sản xuất “xanh-sạch-đẹp” trong bối cảnh ngành sản xuất công nghiệp nước ta đang đối diện với thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng; ngoài xây dựng quy trình chuẩn về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, năm 2009 công ty đã đầu tư gần 6 tỷ đồng nhằm xử lý ô nhiễm trong sản xuất ở tất cả các công đoạn. Nhờ áp dụng nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, năm 2010, Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng đã nâng tổng dung lượng ắc quy sản xuất tiêu thụ lên 341KWh - tăng 4,7 lần so với năm 2000 và tăng 28 lần so với năm đầu thành lập (1960).Ngày 27/6/2011, Tổng Giám đốc Tập đoàn hóa chất Việt Nam đã ký Quyết định số 240/QĐ-HCVN về việc xếp loại doanh nghiệp. Theo đó, có 18 doanh nghiệp trong tổng số 25 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn xếp loại A. Công ty cổ phần ắc quy Tia Sáng được Tập đoàn hóa chất Việt Nam đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010 với các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, lợi nhuận đạt mức tăng trưởng cao và hoạt động tài chính lành mạnh. Trong lần xếp loại doanh nghiệp này, Công ty cổ phần ắc quy Tia Sáng xếp loại A. Kết quả trên có được là do tinh thần nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn của Cán bộ công nhân viên toàn công ty. Tổng Giám đốc công ty biểu dương những nố lực đó và động viên toàn thể Cán bộ công nhân viên tiếp tục phát huy kết quả đạt được năm 2010, phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu SXKD năm 2011. “Cúp vàng về môi trường năm 2008” của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam; Giải Nhì Giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC năm 2009);
Huân chương Độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước (năm 2010) cùng nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tế giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ tài nguyên và tăng cường an toàn lao động – đó là những kết quả ấn tượng trong hoạt động KHCN thời kỳ 2006-2010 của Công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng (Tibaco). Trong suốt 5 năm qua, Tibaco luôn xác định
công tác nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ và thiết bị là hoạt động rất quan trọng và rất cần thiết để nâng cao chất lượng, năng suất, giảm giá thành sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là kim chỉ nam để tập thể cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong Công ty có cơ sở đề xuất các đề tài nghiên cứu và đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất.
Không những thế, các đề tài nghiên cứu của Tibaco đều xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn sản xuất nên các đề tài sau khi nghiệm thu đều được triển khai, áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả rất thiết thực, giúp nâng cao chất lượng và năng suất, giảm giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Cụ thể, trong giai đoạn 2006-2010 Công ty đã thực hiện 05 đề tài khoa học công nghệ cấp bộ và 01 đề tài cấp tập đoàn với tổng kinh phí là 1.606 triệu đồng, trong đó được Bộ Công thương hỗ trợ 590 triệu đồng kinh phí nghiên cứu khoa học công nghệ, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam hỗ trợ 150 triệu đồng. Hiện tại, Công ty đã hoàn thành 05 đề tài cấp bộ, được hội đồng nghiệm thu cấp bộ đánh giá là xuất sắc và khá. Trong đó có thể kể đến các đề tài tiêu biểu sau:
Nghiên cứu cải tiến công nghệ hóa thành lá cực nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao điện năng, tăng năng lực sản xuất của thiết bị. Từ đề tài này, Công ty đã xây dựng quy trình công nghệ hóa thành cho 62 chủng loại lá cực hiện có của mình, giảm 18,68% lượng điện năng tiêu thụ cho quá trình hóa thành lá cực, giúp tiết kiệm 503,5 triệu đồng/ năm. Nghiên cứu công nghệ sản xuất ắc quy tích điện khô nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm nguyên vật liệu. Đề tài này đã giúp Công ty xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ăc quy tích điện khô phù hợp hơn; góp phần giảm định mức tiêu hao so với năm trước: giảm 5,08% điện năng, 33% nước máy, 8% chì cho mỗi đơn vị sản phẩm; tiết kiệm 162,6 triệu đồng tiền điện và 103,2 triệu đồng tiền nước trong năm 2007. Nghiên cứu công nghệ sản xuất ắc quy kín khí không bảo dưỡng, dung lượng lớn, sử dụng cho xe ô tô. Với nghiên cứu này, Công ty đã tạo ra chủng loại sản phẩm mới tiện lợi cho người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Năm 2009, Công ty đã sản xuất 4960 bình ắc quy loại này (điện áp 12V, dung lượng từ 36 đến 100 Ah), bán ra thị trường 3888 bình, doanh thu đạt 3,598 tỷ đồng. Nghiên cứu công nghệ sản xuất ắc quy chì axit lá cực ống không bảo dưỡng, tuổi thọ cao, sử dụng cho xe chạy điện hầm lò và xe nâng điện. Áp dụng đề tài nghiên cứu này, Công ty đã xây dựng quy trình sản xuất ắc quy lá cực ống, mở ra khả năng sản xuất chủng loại sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu trong nước mà không phải nhập công nghệ.
Để hoạt động KHCN luôn đạt kết quả tốt, ngoài việc phát triển các đề tài nghiên cứu Công ty luôn khuyến khích CBCNV phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Các kết quả thu được đều được Công ty biểu dương khen thưởng kịp thời. Những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mang tính sáng tạo được Công ty gửi lên cấp trên đề nghị khen thưởng và cấp bằng lao động sáng tạo. Cụ thể, trong 5 năm qua Công ty đã có 50 sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
làm lợi 5,358 tỷ đồng. Nhiều sáng kiến, cải tiến của CBCNV trong Công ty đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho quá trình sản xuất, điển hình là những sáng kiến sau trong năm 2007.
Cải tiến máy đúc sườn cực Đài Loan và Hàn Quốc bằng cách chế tạo thêm thiết bị ổn nhiệt làm mát khuôn tự động và thay điều chỉnh tốc độ điện trở bằng biến tần. Sáng kiến này đã giúp tăng năng lực thiết bị đúc sườn cực lên 140% (từ 6-8 tấm/phút lên 10-11 tấm/phút), đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất mà không phải nhập thêm thiết bị mới.
Cải tiến máy cắt gia công tấm cực từ vận hành thủ công sang tự động:
Sáng kiến này giúp tăng năng suất 150%, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm cường độ lao động cho công nhân.
Chế tạo thiết bị dỡ tấm cực sau máy trát cao: Sáng kiến này đã góp phần giảm cường độ lao động cho công nhân, giảm lá cực phế phẩm.
Một trong những mục tiêu lớn của Tibaco trong hoạt động Khoa học công nghệ là tăng cường hệ thống quản lý sản xuất và môi trường nhằm mang lại sản phẩm chất lượng tốt cho người tiêu dùng và cải thiện môi trường sản xuất cho người lao động. Để thực hiện mục tiêu đó, những năm qua Công ty đã lần lượt áp dụng các phiên bản của hệ thống quản lý chất lượng ISO như ISO: 1994; ISO 9001:2000; ISO 9001:2008. Hiện nay hệ thống này đang phát huy tác dụng tốt trong quản lý chất lượng của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004, đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT cấp chứng chỉ.
Nhìn chung, các hoạt động nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị đã góp phần giúp Tibaco hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường mà Tập đoàn Hóa chất Việt Nam giao hàng năm. Qua đó, uy tín của Công ty đã được nâng cao.
Trên cơ sở những kết quả đạt được từ hoạt động khoa học công nghệ gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, trong 5 năm qua (2006-2010) Tibaco đã vinh dự được chính phủ, các bộ, ngành liên quan trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Cờ “Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2007”
của Bộ Công thương; Bằng khen “Đơn vị có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của Ngành Công thương năm 2007” của Bộ Công thương;
được UBND Thành phố Hải Phòng công nhận là “Doanh nghiệp tiêu biểu” năm 2007 và 2008; Cờ “Đơn vị hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2008” của Thủ tướng Chính phủ; “Cúp vàng về môi trường năm 2008” của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam; Giải Nhì giải thưởng sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC năm 2009); Huân chương độc lập hạng Ba của Chủ tịch nước (năm 2010).
Phát huy những kết quả đạt được, trong giai đoạn tới (2011-2015) Tibaco tiếp tục hình thành đội ngũ KHCN trình độ cao; tập trung tiến hành nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm KHCN có hiệu quả cao, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty nói riêng và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nói chung. Cụ thể hơn về một số khía cạnh, công ty Cổ phần Ắc quy Tia Sáng đã đạt được như sau
Công tác quản lý sản xuất, quản lý công nghệ: Năm 2011 công ty triển khai áp dụng hệ thông ISO 14000 và đã được cấp chứng chỉ, đây cũng là điều kiện để công ty làm tốt công tác môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động .Công tác quản lý công nghệ, quản lý sản xuất còn thiếu sót, để lọt những sản phẩm bị sai lỗi ra thị trường. Tỷ lệ bảo hành sản phẩm tăng ngài nguyên nhân do hàng tồn lâu nhất là đối với ắc quy kín song nguyên nhân chính vẫn là yếu tố chủ quan, kiểm soát sản xuất chưa tốt, phát hiện sai sót chậm trễ, chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng không đảm bảo, ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường. Công tác dự báo, dự đoán diễn biến thị trường chưa sát nên việc tính toán chuẩn bị vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cho kỳ mất điện thực tế khôg như dự bá nên vật tư tồn nhiều mà càng cuối năm việc tiêu thụ càng mạnh, vốn bị đọng. Ngoài nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế là việc các nhà phân phố đầu cơ gom hàng, nhập hàng rồi xả hàng cắt lỗ điện không bị mất là cho khó khăn của công ty càng thêm chồng chất.
Công tác thị trường: Trong năm qua công ty đã tập trung đâuù tư cho công tác thị trường, ngoài củng cố tăng cường về nhân lực, phương tiện cho ba Chi nhánh, công tác tiếp thị được thực hiện thường xuyên ở các vùng, miền; việc quảng cao cũng được đẩy mạnh giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng. Doanh thu bán lẻ năm 211 đạt 59% trên tổng doanh thu. Xuất khẩu được đẩy mạnh nhất là những quý cuối năm để bù lại sự suy giảm thị trường trong nước. Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 87,02% so với cùng kỳ. Sản phẩm của công ty đã tạo được thế đứng tại một số khu vực trên thị trường thế giớ ( Campuchia, Thụy Điển…) Dự báo năm 2012 thị trường trong nước vẫn còn nhiều khó khăn nên xuất khẩu cần xúc tiến và đẩy mạnh hơn nữa
Tỷ lệ nợ phải thu/ Tổng doanh thu là 14,5% bằng năm 2010. Để cạnh tranh công ty cũng phải điều chỉnh thời gian thanh toán đối với một số nhà phân phối mới mở và tại một số vùng miền đặc thù ( thị trường miền Trung- Tây nguyên)
Công tác tài chính:Thực hiện nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông năm 2010, Công ty đã hoàn tất va đưa cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 19/01/2011 trên sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Triển khai làm thủ tục phát hành tăng vốn điều lệ từ quý II nhưng đến quý IV/2011 mới thực hiện xong. Trong khi thị trường chứng khoán suy giảm, nhưng đợt phát hành vẫn thanh công đưa vốn điều lệ của công ty tăng từ 33,7 tỷ lên 67,4 tỷ VNĐ, góp phần giải quyết khó khăn về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Giá vật tư đầu vào tăng, tỷ giá ngoại tệ và lãi vay ngân
hàng cao trong khi giá bán sản phẩm không tăng tương xưng vì bị sức ép từ những sản phẩm cùng loại.