Tính toán kinh tế

Một phần của tài liệu thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất PVC theo phương pháp trùng hợp huyền phù (Trang 143 - 150)

CHƯƠNG 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT VÀ CƠ KHÍ THIẾT BỊ CHÍNH 3.1. Cân bằng vật chất

4.4. Tính toán kinh tế

Mục đích của việc tính toán kinh tế nhằm giúp ta biết được vốn đầu tư cho khảo sát, xây dựng, thiết bị máy móc, giá thu mua nguyên liệu, tiêu hao về điện năng, nước và các loại nguyên vật liệu khác. Từ đó hoạch toán kinh tế cho toàn bộ nhà máy, tính được giá thành thực cho sản phẩm, lập giá bán phù hợp với thị trường và theo quy định của nhà nước. Qua đó biết được lợi nhuận của nhà máy và thời gian hoàn vốn.

Cơ sở tính toán

Toàn bộ chi phí và giá cả được dùng để tính toán đều dựa trên đồng tiền Việt Nam tại thời điểm tháng 6 năm 2013.

Chi phí xây dựng nhà máy

Chi phí xây dựng nhà máy được tính theo mức giá tháng 6 năm 2013, bao gồm nguyên liệu, máy móc, thiết bị, chi phí vận chuyển, đường biển, đường bộ, dựng và lắp đặt máy móc, xây dựng nhà xưởng, thuế nhập khẩu, chi phí giấy phép, thiết kế, kỹ thuật và các dự trữ vật chất khác.

4.4.1. Tính chi phí nguyên liệu trong một năm

ngl ngl A

C =S *V

Trong đó: Sngl : Đơn giá một nguyên liệu (nghìn đồng/tấn).

VA : Nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong 1 năm (tấn)

ngl gb td vcbq

S =S +S +S

Trong đó:

Sgb - giá bán (nghìn đồng/tấn).

Std - chi phí tháo dỡ.

Svcbq - chi phí vận chuyển bảo quản.

Bảng 4.2: Chi phí nguyên liệu cho 1 tấn sản phẩm STT Đầuvào Đơn vị Đơn giá

(Triệu)

Tiêu thụ nguyên liệu trên 1 tấn sản phẩm

(tấn)

Giá (Triệu)

1 VCM Tấn 23,1 1,0156 23,459

2 Cat C Tấn 35 0,0005 0,0159

3 Cat D Tấn 35 0,0002 0,007

4 Cat E Tấn 8 0,0017 0,0135

5 Gran A Tấn 5 0,0155 0,0774

6 Gran B Tấn 4 0,0009 0,0035

7 Stabilizer Tấn 13 0,0003 0,0038

8 Bao bì Tấn 1,2 0,0100 0,0120

9 Than Tấn 1,4 0,0121 0,0172

Tổng cộng: 23,609

Nguồn: Công ty nhựa và hóa chất Phú Mỹ Chi phí nguyên liệu trong 1 năm sản xuất:

23.609.000 * 100.000 = 2.360.900 ( Triệu đồng) 4.4.2 Tính chi phí điện, nước trong một năm

Bảng 4.3: Chi phí cho năng lượng trong 1 năm

Đơn vị Mức sử dụng Giá thành Thành tiền (triệu)

Điện KW.h 11.556.264 2.500 28.890

Nước sản xuất m3 5.100.000 3.000 15.300

Nước sinh hoạt m3 28.000 7.500 210

Tổng 44.400

4.4.3. Tính vốn đầu tư

4.4.3.1. Vốn đầu tư xây dựng mặt bằng, nhà xưởng Tổng chi phí xây dựng cho nhà máy: 11.800 triệu

4.4.3.2.Vốn đầu tư máy móc thiết bị

Bảng 4.4: Chi phí đầu tư máy móc và thiết bị

STT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá

(triệu/cái) Thành tiền (triệu)

1 Động cơ điện 5 72 360

2 Bơm ly tâm 40 29 1.160

3 Quạt sấy 2 40 80

4 Nồi tách VCM 2 1.800 3.600

5 Thiết bị phản ứng 4 2.100 8.400

6 Thùng trung gian 3 2.000 6.000

7 Bơm trục vít 2 40 80

8 Máy ly tâm 2 1.685 3.370

9 Lò nước nóng 1 1.833 1.833

10 Nồi hơi 1 1.296 1.296

11 Xyclon 2 100 200

12 Thiết bị sấy 1 3.000 3.000

13 Sàng 2 295 590

14 Cân 1 360 360

15 Tháp tách VCM 1 3.225 3.225

16 Thiết bị ngưng tụ 4 550 2.200

17 Quạt thông gió 20 10 200

18 Silô chứa 5 60 300

19 Thùng chứa để bơm 4 15 60

20 Thiết bị trao đổi nhiệt 2 35 70

21 Máy đóng bao 2 250 500

22 Vít tải bột 3 135 405

23 Băng tải 1 100 100

24 Máy nén 2 400 800

25 Bình chứa VCM thu hồi 1 117 117

26 Cánh khuấy tuabin lớn 3 350 1.050

27 Cánh khuấy khung bản 2 200 400

28 Bơm chân không 3 460 1.380

29

Máy phát điện dự phòng

1 1.500 1.500

Tổng cộng: 42.636

Nguồn: Công ty nhựa và hóa chất Phú Mỹ

Ngoài ra tính chi phí đầu tư máy móc cho công trình phụ khác như khu xử lý nước dùng sản xuất, khu xử lý VCM thu hồi, khu xử lý nước thải, khu chứa sản phẩm, tính 70% chi phí máy móc thiết bị trong phân xưởng sản xuất:

70%*42.636 = 29.845,2 (triệu).

Tổng chi phí đầu tư máy móc thiết bị cho cả nhà máy: 68.911 triệu.

Chi phí lắp đặt bằng 15% mua trang thiết bị:

68.911*0,15 = 10.872,18(triệu đồng) Chi phí vận chuyển lấy bằng 10% chi phí mua thiết bị:

68.911*0,1 = 7.248,12 (triệu đồng)

Chi phí cho hệ thống ống dẫn, dụng cụ đo lường, các dụng cụ khác lấy bằng 20 % chi phí mua thiết bị :

68.911*0,2 = 14.496,24 (triệu đồng)

Tổng số vốn đầu tư cho thiết bị máy móc: 10.5097,7 triệu.

Tổng số vốn đầu tư cho cả nhà máy: 116.897,7 triệu.

4.4.4. Tính quỹ lương cho công nhân, nhân viên trong nhà máy

Ban quản lý điều hành nhà máy, nhân viên hành chính tổng hợp, các trưởng và phó bộ phận làm việc ngày 8 giờ.

Bảng 4.5: Chi phí tiền lương cho bộ phận hành chính

Chức vụ Số

lượng

Mức lương trung bình (triệu đồng)

Tiền lương tháng

Giám đốc 1 45,0 45,0

Phó giám đốc 2 37,5 75,0

Trưởng phòng 8 30,0 240,0

Phó phòng 8 22,5 180,0

Thư ký 3 13,5 40,5

Kế toán 5 18,0 90,0

Thủ quỹ 3 18,0 54,0

Thủ kho 4 18,0 72,0

Nhân viên 25 12,0 300,0

Tổng cộng 59 1096,5

Nguồn: Công ty nhựa và hóa chất Phú Mỹ

Còn các nhân viên còn lại như kỹ sư, công nhân, bảo vệ,… làm việc theo ca, mỗi ca 8 giờ.

Chức vụ Số

lượng

Mức lương trung bình (triệu đồng)

Tiền lương tháng

Kỹ sư 18 18 324

Công nhân 40 12 480

Bảo vệ 8 9 72

Tổng cộng: 66 39 876

Nguồn: Công ty nhựa và hóa chất Phú Mỹ

Mỗi ca sẽ có 4 kỹ sư cùng 10 công nhân làm việc, tức có 14 người làm việc.

Phụ cấp ca đêm là 20.000 (nghìn đồng/đêm).

Vậy tiền phụ cấp đêm trong một năm:

20.000*14*345 = 96.600.000 (đồng) = 96,60 (triệu).

Quỹ tiền lương của nhân viên trong nhà máy trong một năm:

(731 + 584) *12 = 15.780 (triệu).

Quỹ bảo hiểm cho nhân viên trong nhà máy: 3,7 % quỹ tiền lương.

3,7% *15.780 = 583,86 (triệu).

Tiền thưởng nhân dịp lễ tết: 17 % quỹ tiền lương.

17% *15.780 = 2.682,6 (triệu).

Tổng quỹ lương của nhân viên trong nhà máy tính theo một năm:

15.780 + 96,60 + 583,86 + 2682,6 = 19.143,06 (triệu) 4.4.5. Tổng chi phí sản xuất trong một năm

Khấu hao máy móc thiết bị (lấy 5% tổng số vốn đầu tư):

5%*116.897,7 = 5.844,887 (triệu).

Khấu hao nhà xưởng (lấy 3% so với tổng số vốn đầu tư):

3%*116.897,7 = 3.506,932 (triệu).

Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị (lấy 7% so với tổng số vốn đầu tư):

7%*116.897,7 = 8.182,842 (triệu).

Bảng 4.6: Tổng chi phí sản xuất trong một năm

STT Loại chi phí Giá trị (Triệu)

1 Chi phí nguyên liệu 2.360.900,00

2 Chi phí năng lượng 44.400,00

3 Chi phí quản lý, vận hành 19.143,06

4 Khấu hao máy móc, thiết bị 5.844,88

5 Khấu hao nhà xưởng 3.506,93

6 Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị 8.182,84

Tổng cộng 2.441.978,38

4.4.6. Tính giá thành sản phẩm

Năng suất nhà máy 100.000 tấn/năm nên chi phí tính cho một tấn sản phẩm:

= 24,4197 (Triệu đồng/tấn).

Giá bán PVC tại kho được tính theo mức giá trung bình trên thị trường từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012. Ngoài ra phải cộng thêm thuế 1% và các chi phí khác được sử dụng để tính thêm vào giá bán như: Chi phí nhận hàng, chi phí dịch vụ cảng, vận chuyển từ cảng về kho...

Mục Giá dự toán

PVC (giá xuất kho) 24,4197

Thuế 1% 0,2441

Các khoản khác 2% 0,4830

Lợi nhuận mong muốn 3% 0,7325

Giá bán PVC theo dự án 25,8793

Giá bột nhựa PVC trên thị trường Việt Nam và Châu Á tại thời điểm hiện tại cuối tháng 6 năm 2013 là 1260 USD/tấn (khoảng 26,5 triệu đồng/tấn) (theo báo

cáo xuất nhập khẩu mặt hàng nhựa bộ công thương ). Như vậy giá dự toán của dự án hoàn toàn phù hợp với thị trường và có tính cạnh tranh phù hợp.

4.4.7. Tính lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn Tính lợi nhuận của phân xưởng.

Lãi phân xưởng thu được trong một năm:

L = N*g

N : năng xuất của phân xưởng ( N = 100.000 tấn/năm).

g : Lợi nhuận thu được trên 1 tấn sản phẩm (triệu đồng/tấn) Ta có :

L = 100.000*0,7325 = 73.250 (triệu đồng).

Lợi nhuận sau thuế của phân xưởng là:

LST = (1 – 0,25) * 73.250 = 54.937,5 (triệu đồng).

Tính thời gian hoàn vốn:

dt ST

T C

= L

(năm)

Với Cdt là vốn đầu tư Cdt = 116.897,7 (triệu đồng)

⇒ T = = = 2,14 (năm) Vậy thời gian thu hồi vốn là 2 năm 2 tháng.

Một phần của tài liệu thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất PVC theo phương pháp trùng hợp huyền phù (Trang 143 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w