2.2.1. Một số khía cạnh nhân sinh
Tín ngưỡng Mẫu là sự thể hiện triếr lý nhân sinh của người Việt, đó là những mong muốn, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, tự do, hướng tới chân - thiện - mỹ. Đó còn là truyền thống đề cao những người có công trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khơi dậy và giáo dục đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Bên cạnh đó tín ngưỡng Mẫu còn là điều kiện để duy trì môi trường văn hoá trong cộng đồng trong lịch sử cũng như hiện tại.
* Tín ngưỡng Mẫu của người Việt thể hiện mong muốn về cuộc sống tự do, hạnh phúc và khát vọng hướng tới chân - thiện - mỹ.
Như C.Mác đã nói, tín ngưỡng tôn giáo không chỉ dừng lại là sự phản ánh hiện thực khốn cùng mà là sự phản kháng lại chính hiện thực khốn cùng đó. Tín ngưỡng Mẫu ra đời chính là sự phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đương thời, nhưng mặt khác nó chính là nơi người dân nói chung, người phụ nữ nói riêng gửi gắm nỗi niềm, khát vọng của mình về một xã hội tốt đẹp mà ở đó con người được đối xử với nhau công bằng và bình đẳng.
Thế kỷ 16-17, xã hội phong kiến Việt Nam bước vào khủng hoảng trầm trọng mở đầu bằng việc Mạc Đăng Dung thoán ngôi nhà Lê, chiến tranh giữa các thế lực phong kiến, giữa nông dân và nhà nước phong kiến xảy ra liên miên, xã hội lâm vào tình trạng loạn lạc, bất an. Đời sống người dân vốn đã khổ vì chiến tranh nay càng thêm đói khổi vì nạn mất mùa liên miên. Lầm than đói khổ cùng cực đã đẩy người dân xuống đày cùng xã hội và họ không tìm thấy lối thoát nào trong cuộc sống hiện thực. Thêm vào đó, ảnh hưởng của Nho giáo với những tư tưởng quy định hà khắc càng trói chặt, bó buộc người dân. Hơn ai hết họ mong muốn được giải phóng mà trước hết là sự giải thoảt khỏi hệ tư tưởng đã kìm kẹp, trói buộc họ. Mong muốn về một cuộc sống tự do hạnh phúc và được đối xử công bằng, bình đẳng là khát khao của bất cứ người dân nào. Song, tất cả mong muốn đó đều không trở thành hiện thực trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Bế tắc trong cuộc sống hiện thực và chưa có hệ tư tưởng tiến bộ giải thoát, người nông dân Việt Nam phải đi tìm một niềm tin thiêng liêng thần thánh khác. Niềm tin ấy sẽ giúp an ủi họ về mặt tâm linh. Lâu nay có một niềm tin vẫn thường trực trong họ. Đó là niềm tin về người mẹ sinh sôi nảy nở, cứu khổ cứu nạn và luôn bao dung, che chở đùm bọc cho đàn con. Niềm tin ấy càng trở nên mãnh liệt trong mỗi người dân khi hiện thực xã hội bế tắc, không lối thoát, các tôn giáo đương thời lại không giúp an ủi họ về mặt tinh thần, tự tưởng. Việc tìm đến một niềm tin thiêng liêng mới, sự an ủi mới về tinh thần là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử cũng như sự vận động và phát triển của xã hội phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ.
Niềm tin về một người Mẹ cụ thể mang nặng đẻ đau sinh sôi nảy nở, nuôi sống, che chở và bảo vệ đàn con của mình dần khái quát lên thành một niềm tin thiêng liêng. Đó là ý niệm về Mẫu - Mẹ.
Thực chất biểu hiện thiêng liêng về Mẫu ban đầu là những nhiên thần sinh ra từ quan niệm của cư dân nông nghiệp về cây, đất, nước, trời được tôn
lên thành Mẹ - Mẫu, trong đó Mẫu Thượng Thiên là lực lượng sáng tạo và cai quản miền Trời, làm chủ quyền năng mây - mưa - sấm - chớp; Mẫu Thượng Ngàn là lực lượng sáng tạo và cai quản miền rừng núi; Mẫu Thoải là lực lượng sáng tạo và cai quản miền sông nước; Mẫu Địa là lực lượng sáng tạo và cai quản miền Đất. Sở dĩ có sự phân chia như vậy bởi trong tâm thức người Việt, các hiện tượng tự nhiên như nắng hạn hay lũ lụt, đất đai khô cằn hay màu mỡ, cây cối phát triển hay lụi tàn đều nằm trong quyền năng của Mẫu.
Nếu được Mẫu che chở đùm bọc như người Mẹ tự nhiên thì cuộc sống con người sẽ được đảm bảo. Bởi vậy người Việt luôn ý thức được việc tôn thờ các Mẫu. Nhưng thờ Mẫu là những đối tượng tự nhiên chưa đủ, cần phải cho thế gian này một vị Mẫu đại diện cho con người và cuộc sống con người. Đó là Mẫu Liễu Hạnh.
Trong điện thời Tam toà Thánh Mẫu, Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện khá muộn nhưng nhanh chóng trở thành vị thần chủ của Đạo Mẫu và được tôn vinh hơn các Mẫu khác. Ở Mẫu Liễu Hạnh hội tụ tất cả các đức tính quý báu của người phụ nữ Việt Nam: yêu chồng, thương con, hiếu thảo với cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng, làm tròn trách nhiệm gia đình vừa với tư cách là người con, người vợ và người mẹ. Do vậy, người ta đã đến với Mẫu Liễu để mong tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ với thân phận của mình, đặc biệt là người phụ nữ. Ở Mẫu Liễu ta còn thấy đức tính của con người đời thường: biết yêu và ghét, biết cảm thông và chia sẻ, biết phân biệt cái thiện - cái ác, biết hướng con người đến một cuộc sống có lý tưởng, có mục đích, một cuộc sống mà ở đó con người được sống với những mong muốn, khát vọng và hoài bão của riêng mình.
Trong tâm lý người Việt, Liễu Hạnh không chỉ là người phụ nữ làm tròn trách nhiệm với gia đình, xã hội mà hơn thế bà còn dám đứng ra đương đầu với những quy định hà khắc của xã hội, với hệ tư tưởng Nho giáo kìm kẹp và bó buộc con người, đặc biệt là người phụ nữ. Họ không có quyền chống lại
hệ tư tưởng hay lên tiếng phản đối sự bất công, bất bình đẳng ấy. Bởi vậy khi Mẫu Liễu xuất hiện đã góp thêm tiếng nói vào việc phản ánh và phản kháng hiện thực xã hội ấy. Như vậy con người đã sáng tạo ra thần thánh từ chính hiện thực xã hội. Và hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chính là hiện thân cho khát vọng giải phóng bản thân, được khẳng định và thể hiện mình trong mọi lĩnh vực, mọi quan hệ xã hội. Trước những nhũng nhiễu xã hội, người Việt đã sáng tạo ra Liễu Hạnh với một ước nguyện giản đơn rằng những người ở hiền sẽ gặp lành, được ban phúc, ở ác gặp ác, chịu nhiều tai hoạ. Mẫu Liễu được ví như vị quan toà trong việc phân xử, phán xét những bất công. Con người đã tìm thấy sự đồng cảm thực sự khi đến với Mẫu Liễu, đáp ứng phần nào niềm tin thiêng liêng, tin vào sự tồn tại thực của người mẹ luôn bao dung, yêu thương đàn con. Bởi vậy, trong con mắt người Việt, Mẫu Liễu không chỉ là
"Mẫu nghi thiên hạ" mà còn là người phụ nữ đa tài đa sắc, có cá tính mạnh mẽ và dám thể hiện cái tôi của mình. Đó là điều không phải người phụ nữ nào cũng dám làm, dám đấu tranh cho lẽ công bằng ở đời. Nhận thức được điều đó cũng có nghĩa là Mẫu dám chịu trách nhiệm trước những việc làm của mình. Truyền thuyết về Mẫu Liễu là minh chứng cho điều đó.
Mẫu Liễu vốn là công chúa trên thiên đình nhưng do ương bướng không nghe lời vua cha nên bị đày xuống hạ giới. Ở hạ giới, vẫn với tính cách ương bướng, ngang tàng, nàng làm cho các chàng trai trêu ghẹo nàng phát điên và lăn ra chết. Nàng còn bỡn cợt cả hoàng tử con Vua, thậm chí còn phóng túng trăng hoa không coi trọng "Tam tòng tứ đức". Những việc làm của bà bị xã hội phong kiến lên án mạnh mẽ, nhất là sự phản ứng của tầng lớp Nho học. Họ không thể chấp nhận điều đó khi những quy định trong xã hội nhất nhất tuân theo "Tam cương ngũ thường", "Tam tòng tứ đức". Thế nhưng trước sự phản ứng gay gắt và quyết liệt ấy, Mẫu vẫn trở thành vị thần đứng đầu trong điện thờ của nhân dân, đuộc nhà nước phong kiến chấp nhận và phong sắc cho Mẫu là "Tối linh thượng đẳng thần".
Vượt lên những luật lệ, quy định hà khắc trong xã hội phong kiến thời bấy giờ; vượt lên những hệ chuẩn, tiêu chí đánh giá nhân cách, phẩm hạnh người phụ nữ trong xã hội, ta thấy rằng những gì Mẫu Liễu trải qua là minh chứng rừ nột cho khỏt vọng giải phúng con người khỏi ỏch phong kiến đó "già nua và đang lụi tàn, đã khô cứng và đang chết dần", khát vọng được sống và khẳng định mình theo mục đích và lý tưởng bản thân đặt ra, vươn tới; khát vọng vì sự công bằng, bình đẳng ở đời không chỉ đối với người phụ nữ mà cả con người đối với nhau.
Có thể thấy rằng, Mẫu Liễu từ một cô gái bình thường, mang tính cách của người đời thường, chẳng có công lao gì to lớn lúc còn sống, cũng chẳng phải tổ sư nghề truyền thống nào, khi sống lại bị mang tiếng là người con "bất trung bất hiếu", là người đàn bà không "tam tòng tứ đức", không đứng đắn trong quan hệ nam nữ… vậy mà khi chết lại được tôn vinh là Tiên, Thánh đứng đầu trong hàng Mẫu, là một trong "Tứ bất tử" của người Việt. Mẫu hiển linh ở đâu con người được cứu rỗi và an ủi, không chỉ về tâm linh mà còn nhiều vấn đề khác của đời sống.
Chính vì lẽ đó mà trong tâm thức dân gian cũng như trong nếp nghĩ của người Việt, Liễu Hạnh trở thành "Mẫu nghi thiên hạ", "Tứ bất tử" và vị thần chủ của Đạo Mẫu được thờ ở vị trí trung tâm và trang nghiêm nhất.
* Tín ngưỡng Mẫu của người Việt - ý thức tưởng nhớ về cội nguồn Ngay từ lúc hình thành cộng đồng dân tộc Việt, người Việt đã sớm có ý thức tưởng nhớ về cội nguồn, lòng biết ơn những người có công sinh thành, những người có công tạo dựng cuộc sống, lập nước, mở làng, những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi vậy từ bao đời nay, người Việt luôn nhắc nhở nhau ý thức về nguồn cội, tổ tông của mình.
"Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn"
Do đó, ý thức về tổ tiên, nguồn cội, về những người đã có công sinh thành ra đất nước, dân tộc… đã hình thành từ sớm, tồn tại và phát triển qua nhiều thế hệ, trở thành tư tưởng, đạo lý, lẽ sống của mỗi người Việt Nam. Đạo lý này thể hiện rừ nột thụng qua nội dung và nghi thức tớn ngưỡng Mẫu của người Việt
Người Việt cho rằng mình có nguồn gốc từ "con rồng cháu tiên", được sinh từ bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ, trong đó 50 người con theo mẹ lên rừng, 50 người con theo cha xuống biển, đi khai hoang lập ấp hình thành nên cộng đồng dân tộc Việt - đó là tổ tiên của các dân tộc Việt Nam hiện nay. Và trong tâm thức người Việt, tổ tiên xa xưa của mình là những vị thần che chở bảo hộ cho mỡnh, phự hộ cho mỡnh trong việc bảo vệ và mở rộng bờ cừi đất nước, dạy bảo con cháu cách thức làm ăn để tự nuôi sống bản thân và tồn tại trong điều kiện môi trường có nhiều thay đổi.
Cùng với quá trình tiến hoá của ý thức dân tộc, các vị thần nói chung, các nữ thần nói riêng ngày càng được bổ sung và hoàn chỉnh. Mỗi nữ thần lại có quyền năng khác nhau trong việc tạo ra cây cỏ, thiên nhiên đáp ứng nhu cầu, mong muốn bình dị của con người
Các Nữ thần - Mẫu tuy có nguồn gốc khác nhau nhưng về cơ bản đều thể hiện nguyên lý Mẹ thống nhất, đó là sự sinh sôi nảy nở, đùm bọc che chở và cứu giúp đàn con. Người Mẹ ấy có thể Mẹ dân tộc (Mẹ Âu Cơ), Mẹ thiên nhiên (Mẹ đất, Mẹ nước, Mẹ cây…), Mẹ nông nghiệp (Mẹ lúa)… phần lớn các Mẹ đều gắn với tên tuổi của các nữ anh hùng dân tộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Chúa Kho…), những người phụ nữ có công trong tíên trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Ỷ Lan, Dương Vân Nga…). Việc tôn thờ Mẫu và gắn cho các Mẫu một huyền tích, một địa danh cụ thể là sự khẳng định và thừa nhận vai trò to lớn của người phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Các tín đồ của tín ngưỡng Mẫu tin rằng khi quyền năng của Mẫu bao trùm lên toàn vũ trụ thì những khẩn cầu của họ ít nhiều sẽ được đáp ứng, mặt khác, dường như họ tìm thấy ở Mẫu một sự đồng cảm và chia sẻ sâu sắc. Bởi vậy Mẫu có sức hấp dẫn đặc biệt, mà tín đồ dành cho Mẫu một niềm tin thực sự. Mẫu không chỉ an ủi về mặt tinh thần mà còn có khả năng biến ước vọng của con người thành hiện thực. Chính bởi lẽ đó, Mẫu được ví như vị thần linh thiêng đầy quyền năng có thể đem lại cho con người sức khoẻ, tài lộc, bình an… "Mẫu và các hoá thân của Mẫu đã thấm đượm một tình yêu quê hương đất nước và trở thành hiện thân cho một thứ chủ nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hoá".
Trên thực tế, các vị thần đạo Mẫu phần lớn đều là những nhân vật lịch sử cú cụng trong việc xõy dựng, mở mang bờ cừi đất nước. Đú là lỳc sống, còn khi chết họ trở thành thần và cùng với Mẫu đã hoá thân thành thần hiển linh cứu giúp con người, giúp các triều đại phong kiến trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc. Theo truyền thuyết thì Mẫu Thượng Ngàn vốn là người trần, là con gái hay cháu gái vua Hùng, khác với Mẫu Thượng Thiên là người tiên, người trời, là người gắn bó với núi rừng, yêu thiên nhiên, muông thú, cỏ cây, lại có phép tiên có thể mang lại yên vui, no ấm cho dân làng. Bà cũng từng hiển linh báo mộng giúp Lê Lợi trách được hiểm nguy trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, góp phần đưa đến thắng lợi của kháng chiến, cũng theo truyền thuyết "các ông Hoàng vốn có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình, tuy nhiên theo khuynh hướng địa phưong hoá thì cỏc ụng Hoàng đều gắn với nhõn vật nào đú ở cừi nhõn gian, những danh tướng cú cụng dẹp giặc, những người khai sỏng mở mang bờ cừi… Cỏc vị Thánh Mẫu và hoá thân của Ngài được tái hiện dù trên cơ sở hiện thực hay tưởng tượng thì vẫn khẳng định được một điều: họ là những người có công trong việc đem lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho con người; khi chết hiển linh, được con người kính cẩn lập đền tôn thờ.
Thông qua nội dung của tín ngưỡng Mẫu, tư tưởng yêu nước, ý thức tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã thấm sâu vào tâm thức của mỗi người Việt. Đạo lý này còn được thể hiện rừ nột thụng qua hệ thống nghi lễ của chớnh tớn ngưỡng này.
Trong tín ngưỡng Mẫu, hệ thống nghi lễ phong phú và đa dạng, mang nhiều sắc thái độc đáo có thể phân biệt với các tín ngưỡng tôn giáo khác. Tuy nhiên tập trung và điển hình nhất vẫn là nghi lễ Hầu đồng, còn gọi là hầu bóng. Lễ hầu bóng của người Việt giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tín ngưỡng Mẫu, thường được nhắc đến với tên gọi đạo Tứ phủ. Hình thức nghi lễ này từ lâu đã sản sinh và tích hợp nhiều hiện tượng văn hoá mang tính diễn xướng cộng đồng như âm nhạc, ca hát, múa, các hình thức trang trí… Đặc biệt là hình thức âm nhạc và hát chầu văn - một loại hình nghi lễ, dân ca tiêu biểu của người Việt.
Hầu đồng là một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng tồn tại khá phổ biến trong đời sống nhân dân ở nông thôn cũng như thành thị, đặc biệt ở vùng châu thổ sông Hồng. Hầu đồng được các học giả nghiên cứu đánh giá như một hình thức "trình diễn văn hoá" hay là "bảo tàng lưu trữ văn hoá sống động" hoặc "sân khấu tâm linh". Hầu đồng được xem như sự trình diễn các yếu tố văn hoá và các ông Đồng, bà Dồng như là những người lưu truyền văn hoá. Với cách tiếp cận này, hầu đồng đã nhấn mạnh tính chính đáng của nghi lễ lên đồng.
Có cách tiếp cận khác cho rằng hầu đồng hay lên đồng như một hình thức chữa bệnh trị liệu, cầu tài, cầu lộc và sức khoẻ bằng cách khám phá các quan niệm về nghi lễ lên đồng và tín ngưỡng Tứ phủ dưới góc độ nhìn nhận của các ông Đồng, bà Đồng.
Hiểu theo góc độ, khía cạnh nào đi nữa thì về cơ bản Hầu đồng vẫn được hiểu là nghi thức chính của đạo Mẫu Tứ phủ hay một số dạng thờ Mãu khác. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông