2.3.1. Một số phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn
chế mặt tiêu cực phát sinh từ hoạt động thờ cúng Mẫu
Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nếp sống mới, trên cơ sở sự hình thành và tồn tại của tín ngưỡng Mẫu, một số khía cạnh nhân sinh biểu hiện trong tín ngưỡng Mẫu, tôi xin nêu ra một số phương hướng nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh từ việc thờ cúng Mẫu.
Thứ nhất: Tôn giáo, tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu là sự phản ánh nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại một cách khách quan, cần phải được tôn trọng. Tín ngưỡng Mẫu của người Việt phù hợp với truyền thống, đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những giá trị của văn hoá truyền thống, trở thành triết lý nhân sinh của người Việt. Vì ậy, chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn khẳng định và thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, trong đó có tín ngưỡng Mẫu. Cần phải tôn trọng và đánh giá đúng mức ý nghĩa cũng như ảnh hưởng tiêu cực của loại hình tín ngưỡng này trong đời sống cũng như trong công cuộc xây nền văn hoá mới giai đoạn hiện nay.
Thứ hai: để phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, sai lệch trong tín ngưỡng Mẫu đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác văn hoá - tư tưởng, đặc biệt là công tác an ninh tôn
giáo. Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo, tín ngưỡng đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khô pháp luật. Tín ngưỡng Mẫu là hoạt động thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, vì vậy không thể không có sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ ý định lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng cho mục đích chính trị, gây mất trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong quần chúng. Vì vậy chống sự lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng, tín ngưỡng Mẫu vào mục đích xấu phải được đặt lên hàng đầu trong công tác an ninh tôn giáo.
Cùng với sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước thì vai trò của các đoàn thể, quần chúng, cá nhân cũng là nhân tố quan trọng trong việc phát huy những giá trị của tín ngưỡng Mẫu trong điều kiện mới.
Thứ ba: phát huy giá trị tốt đẹp trong tín ngưỡng Mẫu của người Việt dựa trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tiến bộ, tích cực;
loại bỏ những yếu tố hủ tục, không tiến bộ. Tín ngưỡng Mẫu của người Việt bên cạnh việc thể hiện đạo lý, truyền thống biết ơn những người có công;
truyền thống coi trọng người phụ nữ và là môi trường duy trì sinh hoạt văn hoá cộng đồng thì vẫn còn những biểu hiện sai lệch đi ngược lại giá trị đạo đức xã hội, đạo đức tôn giáo, tín ngưỡng. Nhiều người vì quá tin vào sự tồn tại của thần linh, thần thánh mà trở nên thụ động, mù quáng, họ chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của thánh thần. Tình trạng này tạo ra sức ỳ trong sự phát triển xã hội hiện đại, hình thành nên một lớp người chẳng biết làm gì ngoài việc đi cầu khấn, lễ bái. Bởi vậy, nhận thức đúng đắn nhân tố tíên bộ, tích cực cũng như ý nghĩa của tín ngưỡng Mẫu đối với đời sống văn hoá tinh thần dân tộc là động lực to lớn cho sự phát triển xã hội; vừa phù hợp với chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng, lại vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại.
Thứ tư: phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt đòi hỏi phải thực hiện đồng thời và đồng bộ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo, tín ngưỡng; đồng thời phải khơi dậy ý thức tự giác, của mỗi người dân để học tự ý thức và kiểm soát được hành động của mình, giúp họ nhận thức đúng đắn phạm vi và ý nghĩa của việc thờ cúng, để trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết để không vô tình hay cố ý bị lôi kéo vào mê tín dị đoan của của những kẻ "buôn thần bán thánh" hoặc những phần tử lừa bịp, phản động.
Từ những phương hướng chung, tôi xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu.
2.3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt
Thứ nhất: xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh.
Xây dựng môi trường văn hoá xã hội lành mạnh là điều kiện không thể thiếu trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới muốn thành công phải dựa vào dân, phải "làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển". Môi trường văn hoá xã hội lành mạnh sẽ góp phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu của người Việt.
Trong tín ngưỡng Mẫu, môi trường văn hoá - xã hội là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng Mẫu, đó là cá đền, phủ, thậm chí tại nhà riêng của các ông Đồng, bà Đồng. Những nơi này thường tập trung nhiều người và nhiều thành phần xã hội, chủ yếu nhất vẫn là những tín đồ, đệ tử con nhang của đạo Mẫu. Họ là người nhạy cảm và dễ bị lôi kéo bởi những phần tử xấu. Bởi vậy
cần tạo ra môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh có khả năng liên kết những người có tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo với nhau, tạo sự an tâm về tư tưởng để họ có thể tập trung làm tốt công việc của mình, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Thứ hai: Xây dựng và ban hành luật pháp, các chính sách về công tác tôn giáo, tín ngưỡng nói chung, trong đó có tín ngưỡng Mẫu.
Sự nghiệp đổi mới của nước ta đang tiến hành toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng được đặc biệt coi trọng. Xây dựng và ban hành luật pháp, các chính sách về tôn giáo tín ngưỡng là cần thiết và góp phần duy trì, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng Mẫu.
Trong công tác đảm bảo an ninh trong tôn giáo, việc đấu tranh với các hoạt động lợi dụng của kẻ địch phải được thực hiện đồng thời với việc đảm bảo các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của tín đồ các tôn giáo như quan điểm của Đảng: công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đầu tranh chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng.
Trong công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phải đặc biệt chú trọng công tác vận động quần chúng tín đồ. Trong nghị quyết 20 của Bộ Chớnh trị và Nghị quyết 25 của Hội nghị BCHTW Đảng chỉ rừ: Nội dung cốt lừi của cụng tỏc vận động quần chỳng, cuộc đấu tranh chống địch lợi dụng tụn giáo chỉ thành công qua công tác vận động quần chúng, được quần chúng đồng tình hưởng ứng.
Thứ ba: đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục quần chúng kết hợp với tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính.
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng hàm chứa trong nó tính hai mặt:
mặt tích cực và mặt tiêu cực. Bản thân tín ngưỡng mẫu cũng vậy, bên cạnh
mặt tích cực thì mặt tiêu cực cũng nảy sinh từ chính hoạt động thờ cúng của nó. Vì vậy, việc loại bỏ những yếu tố tiêu cực, mê tín, cũng như sự lợi dụng tín ngưỡng Mẫu cho mục đích xấu là cần thiết và phải được thực hiện triệt để.
Cần phải đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục để quần chúng nhận thức rừ hơn vai trũ cũng như những yếu tố tớch cực của tớn ngưỡng Mẫu, hạn chế đi đến xoá bỏ những yếu tố mê tín, hủ tục trong bản thân tín ngưỡng này.
Cần đổi mới sâu sắc, toàn diện nhận thức về tôn giáo, tín ngưỡng được nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khoá IX về công tác tôn giáo. Trong đó chú ý các nội dung: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tin ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Tôn giáo là lĩnh vực kẻ địch đặc biệt chú ý lợi dụng để phá hoại sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Từ nhận thức đổi mới của Đảng về vấn đề tôn giáo đòi hỏi một mặt phải thường xuyên nâng cao cảnh giác phát hiện và đấu tranh, ngăn chặn kịp thời âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch. Mặt khác, không vì địch lợi dụng tôn giáo mà định kiến với tôn giáo, ngăn cản các nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của bà con tín đồ.
Việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục quần chúng theo tinh thần nghị quyết nờu trờn giỳp nhõn dõn nhận thức rừ tớnh hai mặt của tớn ngưỡng Mẫu, đồng thời để hoạt động tuyên truyền có hiệu quả cần phải tăng cường công tác quản lý hành chính. Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải thực hiện nghiêm túc những văn bản mang tính pháp quy của nhà nước về hoạt động tôn giáo. Các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải có nội quy thờ cúng cụ thể, phải có những quy định buộc người đi lễ phải tuân thủ.
Tuy nhiên, tôn giáo tín ngưỡng là lĩnh vực nhạy cảm dễ bị lợi dụng, vì vậy
thực hiện chính sách, quy định với tôn giáo đòi hỏi sự nhạy bén, khôn khéo, mềm dẻo nhưng phải đúng nguyên tắc. Có như vậy tín ngưỡng Mẫu cùng với các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng khác của người Việt mới trở thành hoạt động mang tính xã hội và giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc.