Phương hướng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng.docx (Trang 28 - 31)

* Phản ứng chính sách linh hoạt về tỷ giá trong những tình huống cụ thể và cần có định hướng rõ ràng về tỷ giá trong dài hạn làm căn cứ cho các điều chỉnh ngắn hạn.

- Cần có cơ chế giám sát và theo dõi chặt chẽ sự biến động của tỷ giá cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để nhận dạng xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái đặc biệt giữa các đồng tiền đại diện cho các trung tâm kinh tế thế giới và toàn cầu như đồng đô la, đồng EUR...

- Việt Nam đưa ra các phản ứng chính sách cần căn cứ vào các phản ứng chính sách của các đối tác thương mại lớn hoặc các trung tâm kinh tê thế giới.

- Các kịch bản về các tình huống biến động tỷ giá hối đoái nên được xây dựng và có thể tiến hành mô phỏng chúng để lựa chọn kịch bản tối ưu nhất. Đây là việc tạo thế chủ động trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái trước tính bất định của thị trường ngoại hối trong và ngoài nước.

* Khai thác triệt để vai trò của các chính phủ thông qua các cơ quan chuyên trách về tiền tệ trong việc xây dựng một chế độ tỷ giá hối đoái có lợi cho thương mại chứ không nhất thiết phải thực thi chế độ tỷ giá sát với tỷ giá thị trường.

- Chính phủ cần thực hiện các điều chỉnh tỷ giá vào thời điểm nào được coi là phù hợp nhằm tạo lợi thế thương mại tốt nhất cho doanh nghiệp hoặc những “khe hở” nào mà thị trường chưa thể vận hành tốt nhất.

- Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.932 VND/USD lên 20.693 VND/USD, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá từ

3% xuống 1%. Từ Tháng 11/2009 đến nay, đây là lần thứ tư Việt Nam phá giá đồng nội tệ vì khó khăn thanh khoản trong thị trường ngọai hối. Giá biểu hối suất chính thức lên xuống do Ngân Hàng Nhà Nước ấn định bị khống chế chặt chẽ hơn trước sau khi đã phá giá.

* Cần tạo những khoảng cách nhất định giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế sao cho có lợi cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với từng loại thị trường và từng loại mặt hàng trong từng giai đoạn.

- Việc triệt tiêu khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do có thể làm giảm lợi nhuận cục bộ của doanh nghiệp và có thể làm giảm tác động cần có của chính sách tỷ giá hối đoái.

- Khi có sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái, những khác biệt về lợi thế thương mại ngắn hạn có thể mất đi hoặc hình thành dưới hình thức khác.

- Vai trò của chính phủ cần được thể hiện rõ nét trong việc đưa ra chính sách tỷ giá phù hợp nhằm thay vì việc tự điều chỉnh các mất thằng bằng trong lợi thế thương mại bằng tín hiệu của thị trường bằng việc “khử” tình trạng mất thăng bằng bằng chính sách của chính phủ. Tức là có thể sử dụng cơ chế điều tiết của chính phủ để thay thế cho cơ chế tự điều chỉnh của thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu như thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hoặc phát triển những ngành đang có lợi thế so sánh. Một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn gần như vô hiệu hoá hoàn toàn chính sách tỷ giá hối đoái của chính phủ.

* Cần có chiến lược định vị đồng tiền Việt Nam trong hệ thống tiền tệ quốc tế

- Cần nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam nhằm tạo cơ sở cho các điều chỉnh cục bộ hoặc điều chỉnh ngắn hạn và cũng như hình thành được định hướng dài hạn của chính sách tỷ giá hối đoái.

- Cần chỉ rõ vị trí, vai trò và tác động của nền kinh tế Việt Nam trong các quan hệ thương mại hoặc trong hệ thống thương mại khu vực như trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)...trong dài hạn để định hướng vận hành chính sách điều chỉnh tỷ giá.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về tỷ giá ở Việt Nam cho thấy, tỷ giá hối đoái là một công cụ hữu hiệu, linh hoạt trong quản lý và điều hành chính sách tiền tệ. Đây là nhân tố vô cùng nhạy cảm, có tác động sâu rộng đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, tỷ giá cũng được xem là chiếc cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nước với nền kinh tế khu vực và trên thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế; do đó, việc đi sâu nghiên cứu để có cơ sở vững chắc nhằm định hướng chính sách và các đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái là vấn đề quan trọng hiện nay.

Trong xu hướng hội nhập, chính sách tỷ giá phải không ngừng được hoàn thiện nhằm phù hợp với những biến động của nền kinh tế. Việc điều hành tỷ giá cần phải có sự thận trọng nhất định và việc thực hiện các biện pháp quản lý cần phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ hình thành nên hệ thống đan xen và hỗ trợ lẫn nhau để có được sự kết hợp linh hoạt, đồng bộ nhằm khai thác thế mạnh và hạn chế nhược điểm của từng biện pháp. Nước ta mới chỉ đang đi những bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, do đó không tránh khỏi những yếu kém và sai xót khi lựa chọn chế độ và điều hành chính sách tỷ giá hối đoái. Chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được những hiệu quả nhất định nào đó khi nó được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài chính – tiền tệ và các chính sách kinh tế khác, đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách đầu tư, chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu và cơ cấu kinh tế.

Trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, ngân hàng nhà nước đã phát huy vai trò của mình trong việc điều chỉnh tỷ giá thả nổi có kiểm soát và đã đạt được những kết quả khả quan. Sự kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ, tài khóa cũng là một yếu tố làm nên những thành công trong công cuộc ổn định kinh tế. Chúng ta hy vọng rằng, trong những năm tới, ngân hàng trung ương sẽ có những chính sách thích hợp để phát triển nền kinh tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bài viết trên đây không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự đóng góp của thầy giáo và các bạn.

Danh mục tài liệu tham khảo 1. http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/13666/ 2. http://www.docstoc.com/docs/72274744/Chi%CC%81nh-sa%CC%81ch-ti%CC%89-gia %CC%81-h%C3%B4%CC%81i-%C4%91oa%CC%81i-%C6%A1%CC%89-Vi%C3%AA %CC%A3t-Nam 3.http://www.scribd.com/doc/58821428/9/Giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-tr %C6%B0%E1%BB%9Bc-n%C4%83m-1989 4.http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c5/jY_LDoIwEEW_hS_o0BewrCWlrcSiaEQ2hIUhTQRcGL9ffKxMQGeWJ- fOHVSjaYf27rv25sehvaAK1byBlCaRYhRcIhkYF0sJO0WyhE38xBuFBcdKY3AWp2Co2 AnMHSlp9I8tM6FplANkdivBZLaM6SoEAPbDPj7bLvuvhJkR8OEzF0L2le90moCJ7Trfh wVRmLz50vdL_WKONnrsz-ja 5. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/ 6. http://vneconomy.vn

7. http://www.baodautu.vn- minh nhung

8. Giải pháp điều hành chính sách tỉ giá tại Việt Nam hiện nay – ĐH Ngân hàng thành phố HCM

9. http://gsneu.edu.vn/ Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu và những vấn đề rút ra-PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng -Đại học Kinh tế quốc dân

10. http://60s.com.vn/index/1564608/25072008.aspx

11. http://vietbao.vn/Kinh-te/Ty-gia-hoi-doai-tha-noi-hay-co-dinh/30161897/87/

12.http://www.tapchiketoan.com/ngan-hang-tai-chinh/thi-truong-tai-chinh/quan-ly-ty-gia- hoi-doai-tai-vie.html

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng.docx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w