Điều hành linh hoạt tỷ giá cơ bản do NHNN công bố

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng.docx (Trang 25 - 27)

Xung quanh vấn đề tỷ giá, trong quản lý vĩ mô tồn tại quan điểm cho rằng giá trị đồng tiền Việt Nam đã bị đánh giá quá cao so với ngoại tệ. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến đến hoạt động xuất nhập khẩu; đặc biệt khi Trung quốc thực hiện chính sách bán phá giá hàng hoá. Vì vậy, theo quan điểm này, Chính phủ phải tiến hành phá đồng tiền Việt Nam ở mức độ cao bằng cách gia tăng tốc độ điều chỉnh tỷ giá.

Thừa nhận rằng, tỷ giá là một nhân tố hết sức quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất. Thật vậy, tình trạng hàng Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế hiện nay chủ yếu là do chất lượng hàng chưa cao, cơ cấu hàng xuất chưa đa dạng và chưa bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng, năng suất sản

xuất kém v.v.. Như vậy, liệu việc phá giá đồng Việt Nam có làm thay đổi được thực trang này hay không? Hay nó sẽ tạo áp lực lớn lên lạm phát, gây tâm lý bất ổn trong dân cư, làm mất lòng tin của dân chúng vào chính sách tiền tệ của Chính phủ nói chung và giá trị đồng Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, phá giá tiền tệ trước mắt có thể khuyến khích xuất khẩu, nhưng trong dài hạn, giá cao của nguyên liệu nhập sẽ chuyển vào giá thành hàng xuất làm hàng xuất mất đi lợi thế do đồng tiền mất giá mang lại.

Trong lĩnh vực đầu tư, đồng tiền không ổn định không những không khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn ra kinh doanh, mà còn khó thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thêm nữa, trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, việc phá giá đồng Việt Nam sẽ tạo nên tâm lý sùng bái USD hoặc vàng, làm tăng cầu ngoại hối một cách giả tạo. Các yếu tố trên chứng tỏ rằng việc phá giá mạnh đồng Việt Nam hiện nay là không phù hợp và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

b. Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi suất.

Tỷ giá và lãi suất là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khểnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quá bất lợi nhý: bản tệ bị mất giá gây nguy cõ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, ðầu cõ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn ðầu tý nýớc ngoài v.v.. Vì vậy, trong quản lý vĩ mô, chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, việc ban hành và thực hiện các chính sách này còn bất cập gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Chẳng hạn, vào cuối năm 2009, NHNN thực hiện chính sách sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các khoản vay VND, trong khi lãi suất tiền gửi USD tại các các NHTM không thay đổi. Kết quả là nhà xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản và tăng cường vay VND để được hưởng ưu đãi từ chính sách hỗ trợ lãi suất. Nhà nhập khẩu thay vì vay USD họ đã vay VND và mua USD để thanh toán hàng nhập. Cầu vốn VND và cầu USD tăng đột biến, tạo tạo áp lực tăng tỷ giá VND/USD và khan hiếm vốn VND trong nền kinh tế.

Nếu lúc này, NHNN buộc các NHTM giảm lãi suất tiền gửi nói chung đặc biệt là tiền gởi thanh toán bằng USD xuống mức thấp nhất, thì trong ngắn hạn, điều này sẽ làm các nhà xuất khẩu dịch chuyển tiền gởi bằng USD sang VND làm giảm áp lực với tỷ giá và bớt canh thẳng về nguồn vốn tín dụng. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách cần lưu ý mối quan hệ này trong việc hoạch định các chính sách tiền tệ, được như vậy thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư phát triển mạnh hơn.

Cụ thể, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận và hạn chế dần sự can thiệp trực tiếp vào tỷ giá. Khi nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, theo học thuyết ngang giá lãi suất, chính sách tự do hoá lãi suất đòi hỏi cơ chế tỷ giá cũng phải được thiếp lập trên quan hệ cung cầu tiền tệ.

Nói cách khác, chế độ tỷ giá thả nổi được kiểm soát bằng các giải pháp kinh tế và chính sách tự do hoá lãi suất là giải pháp lâu dài mà NHNN cần thực hiện để điều hành chính sách tiền tệ trong tương lai

Một phần của tài liệu Tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng.docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w