Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn giai đọan từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong thời gian thực tập tại trại

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn non tranh, xã tân thành huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

3.3.1. Công tác vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, thiết bị chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, sinh sản... thì việc vệ sinh chuồng trại, cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn được cán bộ thú y và đội ngũ công nhân thực hiện chặt chẽ.

Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó phun thuốc khử trùng tiêu độc và để trống chuồng nuôi tối thiểu là 5 ngày mới đưa lứa lợn khác vào nuôi. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Beta Q pha với tỷ lệ 1:200 mỗi ngày 2 lần.

Ở các chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày, sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột.

Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Với lợn con tuyệt đối không tắm rửa để tránh nhiễm lạnh và ẩm ướt.

Thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh như dọn cỏ, phát quang bụi rậm, diệt chuột, gián, thu dọn phân hàng ngày ở các ô chuồng. Định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn nái, lợn đực làm việc bằng thuốc sát trùng.

Trong quá trình thực tập tại trại, chúng tôi đã tham gia vào tất cả các khâu của quy trình vệ sinh phòng bệnh theo lịch đề ra. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh phòng dịch được trình bày tại bảng.

Bảng 3.3. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ

Chuồng nuôi

Ngoài Chuồng

Ngoài khu vực chăn

nuôi Chuồng nái

chửa Chuồng đẻ Chuồng

cách ly CN Phun sát

trùng Phun sát trùng

Thứ 2

Quét hoặc rắc vôi đường đi

Phun sát trùng

+ rắc vôi Phun sát trùng

Phun sát trùng toàn

bộ khu vực

Phun sát trùng toàn bộ khu vực

Thứ 3 Phun sát trùng

Phun sát trùng + quét vôi đường đi

Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi xút

gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi

Thứ 5 Phun ghẻ

Phun sát trùng + Xả vôi, xút

gầm

Phun ghẻ

Thứ 6 Phun sát trùng

Phun sát trùng + Rắc vôi

Phun sát Trùng

Phun sát trùng

Phun sát trùng Thứ 7 Vệ sinh

tổng chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng chuồng

Vệ sinh tổng khu 3.3.2. Phòng bệnh bằng vắc xin

Ngoài việc phòng bệnh bằng công tác vệ sinh thú y, trại còn chủ động tiêm phòng vắc xin cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi để tạo miễn dịch

chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn con theo mẹ của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn con theo mẹ nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng vắc xin là một việc làm bắt buộc. Tiêm vắc xin cho đàn lợn con theo mẹ sẽ tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn), tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Nhận thức rừ vấn đề này, trại luụn luụn thực hiện quy trỡnh tiờm phũng vắc xin thường xuyên, nghiêm túc nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi sáng khi thời tiết mát mẻ. Công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận. Trong thời gian thực tập, tôi đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn con theo mẹ đúng quy định. Kết quả thực hiện lịch tiêm phòng cho lợn con được trình bày tại bảng.

Bảng 3.4. Lịch tiêm phòng vắc xin cho lợn con theo mẹ STT Ngày tuổi Vắc xin

Tổng số lợn theo dừi

(con)

Số lợn được phòng

(con)

Tỷ lệ (%)

1 3 - 6 Cầu trùng

(uống)

1.337 1.337 100

2 7 - 21 Viêm phổi 1.337 1.337 100

3 18 - 21 Dịch tả 1.337 1.337 100

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, trong thời gian thực tập số lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi được tiêm, uống vác xin cầu trùng và tiêm phòng vắc xin dịch tả, viêm phổi theo đúng quy trình đạt tỷ lệ 100%. Cụ thể: số lợn

con được tiêm bổ sung sắt và uống cầu trùng là 1.337 con. Tiêm phòng vắc xin dịch tả và viêm phổi là 1.337 con, đạt tỷ lệ 100%.

3.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho lợn con giai đọan từ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn non tranh, xã tân thành huyện phú bình tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w