3.5.1.1. Công tác giống
Trong chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng, muốn đạt được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, trước tiên phải chú ý đến con giống.
Vì thế, trong thời gian thực tập chúng tôi cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến
hành chọn lọc, lập hồ sơ theo dừi từng cỏ thể lợn nỏi với cỏc chỉ tiờu như: số lứa đẻ, số con sinh ra và số con nuôi trong mỗi lứa, số con cai sữa và số ngày nuôi con của từng con nái qua đó lựa chọn những con nái tốt nhất để sản xuất.
Đồng thời dựa vào kết quả theo dừi qua nhiều lứa đẻ để tiến hành loại bỏ những lợn nái trong các trường hợp như: phối giống 3 lần liên tiếp không thụ thai, số con trong lứa đẻ ít, tỷ lệ lợn con sơ sinh chết, dị tật cao, nái đẻ đạt 8 lứa, nái bị liệt...
3.5.1.2. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn
Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã thực hiện quy trình chăm sóc lợn nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn con theo mẹ đến cai sữa; trực tiếp vệ sinh, chăm súc, theo dừi đàn lợn thớ nghiệm.
* Đối với nái chửa:
Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu 1 và bầu 2. Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ cụ thể:
Đối với nái chửa từ tuần 1 đến tuần 12 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần 14 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi được ăn thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
* Đối với nái đẻ:
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên
bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1,5 kg/con/bữa.
Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/con/ngày chia làm hai bữa sáng, chiều. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa Hàng ngày cho lợn ăn, vệ sinh sạch sẽ
Đối với lợn con sau cai sữa sử dụng thức ăn 551. Lợn được nuôi chuồng trệt nền bê tông, nuôi đến 5 - 6 kg thì xuất đi các trại khác để nuôi hậu bị. Ở giai đoạn này, do thay đổi điều kiện chuồng trại, thức ăn nhiều lần nên lợn thường hay mắc bệnh đường tiờu húa. Do vậy, cần theo dừi chăm súc lợn cẩn thận.
* Chăm sóc nuôi dưỡng lợn hậu bị nhập về
Lợn con từ 30kg thì được chuyển về chuồng cách ly nuôi hậu bị. Thức ăn sử dụng cho lợn thịt là thức ăn 566.
Chăm sóc lợn hậu bị tuy không đòi hỏi quá khắt khe như chăm sóc lợn con và lợn nái, song trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của lợn và phải cách ly đề phòng dịch bệnh.
3.5.2. Công tác khác
Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại ngoài việc thực hiện chuyên đề nghiên cứu khoa học, chúng tôi còn tham gia một số công việc sau:
- Đỡ đẻ.
- Tiêm sắt cho lợn con từ 1 đến 3 ngày tuổi.
- Cho lợn con từ 3 đến 7 ngày tuổi uống thuốc phòng và trị cầu trùng.
- Truyền dịch cho lợn nái mới đẻ, sốt, bỏ ăn..
- Xuất lợn con cai sữa.
- Lấy tinh.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh lợn nái.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con.
Kết quả tham gia một số công việc khác trong thời gian thực tập tại trại được trình bày qua bảng 3.8.
Bảng 3.8. Kết quả những công việc khác đã thực hiện STT Nội dung công việc Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn/khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
1. Tiêm phòng vắc xin cho lợn nái An toàn
1.1. Dịch tả 289 289 100
1.2. Lở mồm long móng 253 253 100
1.3. Giả dại 361 361 100
1.4. Khô thai 321 321 100
2. Điều trị bệnh Khỏi
2.1. Bệnh viêm tử cung 57 56 98,25
2.2. Bệnh đẻ khó 47 46 97,87
3. Công tác khác An toàn
3.1 Đỡ đẻ cho lợn 157 157 100
3.2 Mài nanh, cắt đuôi, bấm số tai 2790 2790 100
3.3 Thiến lợn đực 1578 1578 100
3.4 Mổ héc ni 6 6 100
3.5. Truyền dịch cho lợn nái 98 98 100
3.6. Xuất lợn con 1.294 1.294 100
3.7. Thụ tinh nhân tạo cho lợn 23 23 100
PHẦN 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại lợn trại lợn Non Tranh, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi có kết luận sau:
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho 1.337 lợn con theo mẹ
từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.
- Thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng 3 loại bệnh cho lợn con đạt tỷ lệ an toàn là 100%.
- Đàn lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại lợn Non Tranh, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ an toàn sau tiêm đạt 100%.
- Kết quả chẩn đoán bệnh cho thấy, lợn con ở giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi lợn chủ yếu mắc bệnh viêm phổi 2,91%, bệnh phân trắng lợn con chiếm 18,84%, bệnh viêm khớp 5,45%.
- Sử dụng phác đồ điều trị bệnh viêm khớp cho lợn, thuốc Pendistrep LA và Dexa, tỷ lệ khỏi bệnh là 95,89%.
- Dùng Amoxicol,Paxxcell,Nor - 100 điều trị bệnh phân trắng lợn con, kết quả khỏi 95,63%.
- Sử dụng phác đồ điều trị bệnh viêm phổi cho lợn, thuốc Tylogenta, tỷ lệ khỏi bệnh là 94,87%.
- Thực hiện các công việc khác như tiêm phòng vắc xin cho lợn nái đạt hiệu quả an toàn 100%; điều trị bệnh cho 57 lợn nái khỏi 56 con đạt tỷ lệ 98,25%, can thiệp đẻ khó kết quả đạt 97,87% và các công việc khác kết quả đạt an toàn 100%.