4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 1. Khái niệm STEM
4.7. Các biện pháp đưa STEM vào môn Sinh trường trung học phổ thông hiện nay
4.7.1 Kết hợp xây dựng các chủ đề dạy học STEM với phương pháp dạy học truyền thống.
Rừ ràng STEM cú rất nhiều ưu điểm tuy nhiờn cũng cũn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất là mất nhiều thời gian thực hiện. Một chủ đề thực hiện sẽ mất khá nhiều thời gian ở trên lớp cũng như ngoài lớp nên ảnh hưởng đến việc học tập trên lớp các em cũng như thời gian học tập các môn học khác vì các em cần đầu tư thời gian tương đối nhiều khi thực hiện một chủ đề.
Thứ hai trong khi các kì thi hiện tại vẫn chủ yếu rèn luyện trí nhớ kiến thức hàn lâm và nặng về các bài tập tính toán nên các em vẫn phải học để đáp ứng các kì thi, do thói quen học tập cũ nặng về nhồi nhét kiến thức vậy nên chưa chú tâm học tập và trải nghiệm các công việc được giao ở nhà, một số em còn làm theo đối phó và suy nghĩ rằng chưa thiết thực với thi cử hiện hành.
Thứ ba đó là kinh phí thực hiện một số dụng cụ, nguyên liệu khi làm thực hành chưa đầy đủ, và khá tốn kém nên đôi khi giáo viên và các em cũng ngại làm.
Thứ tư STEM là phương pháp tích hợp nên chắc chắn giáo viên giảng dạy đũi hỏi phải nắm rừ phương phỏp và cỏch thức tổ chức giảng dạy cũng như trỡnh độ liên môn nhất định vì STEM như là khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học. Đòi hỏi giáo viên phải có trình độ và đam mê công việc nó mất nhiều thời gian và công sức của giáo viên. Do vậy chúng ta nên phối hợp lồng ghép giữa
phương pháp học tập truyền thống và giáo dục STEM để học sinh có thể đạt hiệu quả học tập tốt nhất hiện nay.
4.7.2. Xây dựng chủ đề minh họa theo hướng giáo dục STEM.
4.7.2.1. Thông tin chủ đề
- Tên chủ đề: ƯƠM MẦM GIÁ ĐỖ - Môn: Sinh học 6
- Thời gian thực hiện: 03 tiết 4.7.2.2. Mô tả chủ đề
Chủ đề “ ƯƠM MẦM GIÁ ĐỖ” là một ý tưởng dạy học theo định hướng giáo dục STEM cho đối tượng HS lớp 6. Bằng việc ươm mầm hạt đậu HS sẽ tìm hiểu công việc làm giá đỗ từ việc lên ý tưởng đến việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, quy trình kĩ thuật và phương pháp làm giá đỗ. Các em sẽ phải timg hiểu những kiến thức về sự nảy mầm của hạt, điều kiện để hạt nảy mầm, quá trình chăm sóc mầm hạt, thời điểm thu hoạch giá và nguyên liệu, các dụng cụ ... để hoàn thành nhiệm vụ của mình theo những tiêu chí đã được đặt ra.
- Ý tưởng chủ đề được khái quát thành sơ đồ sau:
Tự làm với nguyên vật
Tìm hiểu quy trình ngâm, ủ hạt
liệu đơn giản và chăm sóc hạt sau
nảy mầm ...
Trải nghiệm STEM Ươm mầm
Giá đỗ
Giải pháp hạn chế Tìm hiểu nguyên vật
Tỉ lệ hạt nảy mầm thấp, liệu dùng làm giá đỗ giá bị thâm hoặc lên
xanh
Để thực hiện được chủ đề này, HS sẽ cần chiếm lĩnh kiến thức của các bài học:
+ Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt (sinh học 6)
+ Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm (sinh học 6)
Đồng thời, HS phải huy động kiến thức của các môn học liên quan như:
+ Công nghệ: Xử lý hạt giống bằng nước ấm và xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt.
+ Toán học: Tính toán lượng hạt cần dùng, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, kích thước chai nhựa, rổ rá ủ...
+ Tin học: Tạo bảng biểu, sử dụng internet với mục đích tìm kiếm thông tin, kỹ năng làm vi deo để mô tả hoạt động của cá nhân....
4.7.2.3. Mục tiêu của chủ đề
Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:
a. Kiến thức, kĩ năng
- Hiểu được quá nảy mầm của hạt? Ứng dụng của quá trình này vào trong đời sống thực tiễn như thế nào?
- Trình bày được điều kiện nảy mầm của hạt.
- Phân tích được các công đoạn trong dự án làm giá đỗ.
- Vận dụng được kiến thức về sự nảy mầm của hạt để làm giá đỗ cũng như trồng rau mầm sạch phục vụ nhu cầu của gia đình và có thể phổ biến rộng cho mọi người cùng thực hiện.
- Thiết kế, chế tạo được các hộp ủ hạt sử dụng trong việc ươm mầm giá đỗ.
b. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học về những vấn đề liên quan đến tính chất của sự nảy mầm của hạt.
- Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về trồng rau mầm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện vấn đề về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của hạt, lựa chọn các giải pháp tác động về Hóa, Sinh, Vật lí, Công nghệ…
- Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể tạo ra phương án thiết kế quy trình ngâm ủ hạt.
c. Phát triển phẩm chất (thái độ)
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm xây dựng sản phẩm.
- Yêu thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức học được vào giải quyết nhiệm vụ được giao;
- Hòa đồng, hợp tác, giúp đỡ bạn, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi tiến hành thực nghiệm.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì khi thực hiện quy trình ươm mầm giá đỗ.
- Có ý thức bảo vệ môi trường: Tận dụng chai, hộp nhựa tái sử dụng để làm dụng cụ ươm mầm giá đỗ.
4.7.2.4. Chuẩn bị
* Chuẩn bị của giáo viên
- Phương pháp dạy học: dạy học theo nhóm - Thiết kế tài liệu chủ đề “Ươm mầm giá đỗ”.
- Thiết kế phiếu học tập chủ đề “Ươm mầm giá đỗ” .
- Bộ thiết bị, vật tư để ươm mầm giá đỗ: Chai nhựa, khăn, vải sạch, chậu nhựa, hộp ủ, hạt giống…
* Chuẩn bị của học sinh
- Nguyên liêu: Hạt đỗ xanh, đỗ đen ( 100g)
- Dụng cụ: Chai nhựa, cốc nhựa, chậu nhựa, khăn vải sạch, que nhang hoặc vật nhọn
4.7.2.5. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH ƯƠM MẦM GIÁ ĐỖ (Tiết 1)