Kết quả triển khai ở trường THCS

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG GIÁO dục STEM vào dạy học CHỦ đề “ươm mầm GIÁ đỗ” (Trang 31 - 34)

C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh Mô hình ươm mầm giá đỗ hoàn chỉnh

4.8. Kết quả triển khai ở trường THCS

Sau khi xây dựng chủ đề STEM tôi đã tiến dành dạy học ở các lớp khối 6 bước đầu mang lại hiệu quả như sau:

4.8.1. Về mặt định tính

Trước khi thực hiện dự án tôi khá là băn khoăn vì tên gọi STEM thực sự rất mới, liệu triển khai có được như ý hay không, sau một thời gian thực hiện bản thân tôi đã nhận ra được nhiều điều mà trước đó kể cả bản thân mình cũng chưa hiểu được đúng đắn. Nhận thức thay đổi đối với giáo viên đã là một sự thành công, chưa kể với các em học trò, sau một thời gian học các kĩ năng mềm của cỏc em cũng đó tiến bộ rừ rệt, cú những em đứng trước đỏm đụng trỡnh bày rất tốt còn được đặt biệt danh là chuyên gia. Nhất là những em hay tò mò khám phá, những giờ học Stem không còn là giờ học mà chính là những giờ các em được thỏa sức sáng tạo làm điều mình thích ngoài ra còn tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm như một người nông dân thực thụ. Cụ thể:

Sau một thời gian các em đã biết sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ cho việc học tập, thay vì lướt web chơi game. Cũng nhờ công nghệ mà các em đã kết nối được với nhau, rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm ngay cả khi không gặp nhau trên lớp. Các em cũng khéo léo để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống mà tiền đề là những tri thức được học trên lớp. Khả năng tính toán ước lược để thực hiện, thiết kế được nâng cao.

Mặc dù một số sản phẩm của nhóm chưa được đồng đều, chất lượng chẳng hạn như sản phẩm chưa được đẹp mắt nhưng điều đó không quan trọng bằng

việc quá trình các em làm ra sản phẩm cũng là một sự cố gắng. Bản thân tôi luôn trân trọng những nổ lực mà các em đã làm được, cũng như những bài học mà các em rút ra sau khi thực tế tiến hành làm.

Các em cũng hiểu sâu sắc được nhiều vật liệu xung quanh, thậm chí là nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền lại tạo ra được sản phẩm một cách đơn giản, dễ thực hiện như thế. Nếu như không được thực hành được tự làm các em chưa chắc đã nắm được cách làm và kiến thức như vậy không đi vào thực tiễn cuộc sống.

Khả năng thực hành của những lớp học sinh ở những lớp được học Stem tốt hơn hẳn những lớp học theo hình thức truyền thống. Ở những lớp này học sinh cũng chủ động hơn trong mọi việc, khả năng tự làm việc tốt hơn cũng như khả năng thích ứng trong môi trường mới nhanh hơn những lớp khác.

4.8.2. Về mặt định lượng:

Để định lượng kết quả học tập của các em trong suốt quá trình học tôi luôn theo sát sự tiến bộ của từng em, cũng như chú trọng đánh giá kết quả mỗi bài kiểm tra để đánh giá một cách đúng nhất.

Đầu tháng 3 năm học 2010-2021 sau khi thực nghiệm thí điểm phương pháp STEM tôi đã khảo sát lại 120 học sinh lúc đầu và kết quả như sau:

Trước thực Sau thực

Câu Nội dung

nghiệm nghiệm Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ

% lượng % lượng

1 Sự hứng thú học môn Sinh ở các em thuộc mức nào?

Rất thích 8 6,6 27 22,5

Thích 25 20,8 55 45,8

Bình thường 61 50,8 26 21,6

Không thích 26 21,67 12 10

2 Em thích học môn Sinh vì:

Môn sinh là một trong những môn thi học sinh giỏi và tổ hợp trong đề thi tuyển sinh

vào THPT. 23 19,1 14 11,6

Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ

hiểu. 47 39,1 48 40,0

Kiến thức dễ nắm bắt. 20 16,6 9 7,5

Kiến thức gắn thực tế nhiều. 30 25,0 45 37,5 3

Trong giờ học môn sinh em thích được học như thế nào?

Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến, 40 33,3 52 43,3 thảo luận và làm việc.

Nghe giảng và ghi chép một cách thụ 30 25,0 10 8,5 động.

Được làm các thực hành để hiểu sâu sắc

vấn đề về sinh học. 30 25 50 41,6

Làm các bài tập nhiều để ôn thi, kiểm tra. 20 16,7 8 6,6 4 Nội dung dạy học?

Không cần thí nghiệm, thực hành nhiều. 30 25 10 8,3 Tăng cường học lí thuyết và giải bài tập 50 41,6 30 25 gắn với kì thi HSG, thi tuyển sinh.

Giảm tải lí thuyết, vận dụng kiến thức 40 33,3 80 66,6 đã học để đưa kiến thức vào thực tiễn,

tăng cường phần thực hành.

Như vậy qua khảo sát ta thấy số lượng học sinh thích học môn Sinh đã tăng lên, từ 20,8% trước khi dạy học STEM lên 45,8% sau khi áp dụng dạy học STEM còn học sinh không thích và bình thường giảm đi từ 82,5% xuống 32,6%.

Qua thực nghiệm ta cũng thấy khi dạy theo phương pháp STEM, các em thấy được vai trò của Sinh học với thực tiễn nhiều hơn từ 25,0% lên 37,5%, cùng với vai trò của giáo viên giúp bài giảng dễ hiểu và hấp dẫn hơn.

Số liệu thống kê cũng phản ánh nguyện vọng các em rất mong muốn được thí nghiệm thực hành trải nghiệm nhiều hơn (từ 25% lên 41,6%) là nghe giảng truyền thống và các bài tập ôn thi kiểm tra cũng giảm từ 41,7% xuống 15,1%.

Kết quả này cho thấy sự lựa chọn áp dụng các biện pháp dạy học STEM đã mang lại kết quả khả quan. Đa số các em thấy yêu thích Sinh học hơn, tiết Sinh học trở nên hấp dẫn và bổ ích với các em, kể cả những em học yếu do chán ghét khi phải học thuộc lòng nhiều lý thuyết vì các em thấy được sự liên quan giữa lí thuyết và thực tiễn, kĩ năng thớ nghiệm thực hành được tăng lờn rừ rệt, nờn cỏc em rất hứng thú triển khai công việc được giao.

Như vậy chỉ trong thời gian ngắn việc vận dụng giáo dục STEM vào trường THCS đã mang lại những kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG GIÁO dục STEM vào dạy học CHỦ đề “ươm mầm GIÁ đỗ” (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w