CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả về gây mô hình béo phì trên chuột cống
3.2. Kết quả về tác dụng lên hành vi và rối loạn chuyển hóa lipid máu của nano Alginate/Chitosan/Lovastatin trên chuột cống gây mô hình béo phì
3.2.1. Các chỉ số sinh trắc học và tiêu thụ thức ăn, nước uống giai đoạn can thiệp dùng dược chất
3.2.1.1. Các chỉ số sinh trắc học
Các kết quả sinh trắc của sáu nhóm chuột qua giai đoạn can thiệp (CT) 12 tuần được trình bày trên các Hình 3.11 và 3.12 dưới đây.
Hình 3.11. Trọng lượng (gram) của các nhóm chuột nghiên cứu ở chế độ ăn thường (A), ăn giàu béo (B) và chiều dài (cm) của chúng ở chế độ ăn thường
(C), ăn giàu béo (D) qua 12 tuần can thiệp.
Kết quả trên Hình 3.11A và 3.11B cho thấy xu hướng tăng cân diễn ra ở cả sáu nhóm dùng dược chất của cả hai chế độ ăn sau 12 tuần can thiệp. Ở chế độ ăn giàu béo sự tăng cân mạnh nhất là ở nhóm chứng (B-NaCl), tiếp sau là nhóm dùng Lovastatin và ít nhất là nhóm dùng phức hợp Nano/Lovastatin. Phân tích phương sai từng chế độ ăn với yếu tố thuốc và thời điểm, không thấy sự khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 0,341, p = 0,713; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,379, p = 0,688). Chiều dài của chuột ở cả các nhóm hai chế độ ăn không thấy sự khác biệt có ý nghĩa (F–ăn thường (2, 33) = 0,396, p = 0,676; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,174, p = 0,841) (Hình 3.11C và 3.11D).
Hình 3.12. Vòng ngực (cm) của các nhóm chuột nghiên cứu ở chế độ ăn thường (A), ăn giàu béo (B) và vòng bụng của chúng ở chế độ ăn thường (C),
ăn giàu béo (D) qua 12 tuần can thiệp.
Kết quả trên Hình 3.12 cho thấy vòng ngực của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường (A) và ăn giàu chất béo (B) không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,455, p = 0,637). Phân tích từng chế độ ăn, so sánh với nhân tố là thuốc không thấy sự khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 0,569, p = 0,572; F–ăn giàu béo
C D
A B
(2, 32) = 0,763, p = 0,474). Tương tự, vòng bụng của chuột của các nhóm can thiệp ở chế độ ăn thường (C) và ăn giàu chất béo (D) không có sự khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 1,323, p = 0,280; F–ăn giàu béo (2, 32) = 1,777, p = 0,185).
Tỷ lệ thể trọng/chiều dài của chuột ở các nhóm nghiên cứu qua 12 tuần điều trị được trình bày ở Bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tỷ lệ thể trọng/chiều dài của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Thời điểm Chế độ ăn
Trước CT Cuối tuần 3 CT
Cuối tuần 6 CT
Cuối tuần 9 CT
Cuối tuần 12 CT
Ăn thường
C-NaCl 0,88 ± 0,10 1,00 ± 0,11 1,06 ± 0,09 1,15 ± 0,09 1,23 ± 0,11 C-Lovastatin 0,90 ± 0,11 1,01 ± 0,14 1,10 ± 0,11 1,20 ± 0,12 1,28 ± 0,12
C-Nano/
Lovastatin 0,92 ± 0,08 1,01 ± 0,11 1,06 ± 0,11 1,16 ± 0,15 1,22 ± 0,14 F-ăn thường (2, 33) = 0,280, p = 0,757
Ăn giàu chất béo
B-NaCl 0,89 ± 0,11 1,00 ± 0,12 1,10 ± 0,10 1,21 ± 0,10 1,29 ± 0,09 B-Lovastatin 0,96 ± 0,11 1,00 ± 0,10 1,07 ± 0,09 1,17 ± 0,08 1,24 ± 0,08
B-Nano/
Lovastatin 0,95 ± 0,12 1,01 ± 0,13 1,05 ± 0,12 1,12 ± 0,12 1,21 ± 0,09 F-ăn giàu béo (2, 32) = 0,299, p = 0,744
F(2, 65) = 0,367, p = 0,694
Kết quả ở Bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ thể trọng/chiều dài của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu béo không khác biệt khi dùng thuốc (F(2, 65)
= 0,367, p = 0,694). Phân tích từng chế độ ăn với nhân tố là thuốc cũng không khác biệt (F–ăn thường (2, 33) = 0,280, p = 0,757; F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,299, p = 0,744).
3.2.1.2. Tiêu thụ thức ăn, nước uống
Thức ăn và nước uống tiêu thụ ở các nhóm chuột thuộc hai chế độ ăn qua 12 tuần can thiệp có sử dụng dược chất được trình bày trên các Bảng 3.12 và 3.13.
Bảng 3.12. Thức ăn tiêu thụ (gram) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Thời điểm Chế độ ăn
Trước CT Cuối tuần 3 CT
Cuối tuần 6 CT
Cuối tuần 9 CT
Cuối tuần 12 CT Ăn
thường
C-NaCl 81,65 ± 9,79 88,13 ± 12,11 90,53 ± 15,84 87,94 ± 8,01 96,92 ± 10,56 C-Lovastatin 81,92 ± 10,16 94,75 ± 17,68 92,96 ± 9,93 93,53 ± 8,63 102,85 ± 15,57 C-Nano/ 84,93 ± 6,84 89,28 ± 12,27 93,18 ± 12,13 91,48 ± 13,34 97,89 ± 11,16
Lovastatin
F-ăn thường (2, 33) = 1,410, p = 0,259
Ăn giàu chất béo
B-NaCl 68,81 ± 24,03 83,43 ± 29,59 81,17 ± 6,78 81,38 ± 26,01 87,55 ± 25,27 B-Lovastatin 74,99 ± 8,13 86,43 ± 13,06 82,19 ± 11,42 85,86 ± 10,72 91,26 ± 8,15
B-Nano/
Lovastatin 75,34 ± 10,12 84,36 ± 11,77 83,93 ± 9,32 83,22 ± 7,91 90,29 ± 7,83 F-ăn giàu béo (2, 32) = 0,509, p = 0,606
F(2, 65) = 0,08, p = 0,923
Kết quả trên Bảng 3.12 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,08, p = 0,923) (phân tích phương sai hai chiều lặp).
Bảng 3.13. Nước uống tiêu thụ (mililit) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Thời điểm Chế độ ăn
Trước CT Cuối tuần 3 CT
Cuối tuần 6 CT
Cuối tuần 9 CT
Cuối tuần 12 CT
Ăn thường
C-NaCl 118,33 ± 21,67 115,83 ± 19,40 137,50 ± 32,86 129,58 ±
19,94 269,58 ± 11,77 C-Lovastatin 143,33 ± 51,10 116,67 ± 17,75 127,50 ± 16,72 136,25 ±
22,68 264,92 ± 15,58 C-Nano/
Lovastatin 130,83 ± 18,32 118,33 ± 19,58 126,25 ± 28,69 139,58 ±
27,84 276,25 ± 17,21 F-ăn thường (2, 33) = 0,473, p = 0,627
Ăn giàu chất béo
B-NaCl 107,50 ± 41,31 116,25 ± 44,37 110,83 ± 40.78 132,08 ±
46,10 245,83 ± 78,13 B-Lovastatin 114,55 ± 21,50 141,82 ± 34,81 131,36 ± 30,91 150,00 ±
26,93 267,73 ± 6,48 B-Nano/
Lovastatin 110,83 ± 12,76 128,75 ± 30,54 129,58 ± 27,67 142,08 ±
29,73 268,75 ± 21,55 F-ăn giàu béo (2, 33) = 1,364, p = 0,270
F(2, 65) = 0,752, p = 0,476
Bảng 3.13 cho thấy lượng nước uống tiêu thụ của chuột ở các nhóm chế độ ăn không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,752, p = 0,476).
3.2.2. Tác dụng lên rối loạn lipid máu và glucose máu giai đoạn can thiệp 3.2.2.1. Nồng độ glucose máu
Kết quả về nồng độ glucose máu của các nhóm nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp được trình bày trên Bảng 3.14.
Bảng 3.14. Nồng độ glucose máu (mmol/L) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Thời điểm Chế độ ăn
Trước CT Cuối tuần 3 CT
Cuối tuần 6 CT
Cuối tuần 9 CT
Cuối tuần 12 CT
Ăn thường
C-NaCl 4,25 ± 0,91 5,27 ± 0,94 5,71 ± 0,51 5,37 ± 2,17 5,36 ± 1,16 C-Lovastatin 4,51 ± 0,86 5,27 ± 1,85 5,85 ± 0,77 4,61 ± 0,70 5,46 ± 0,91
C-Nano/
Lovastatin 4,94 ± 0,67 5,63 ± 0,73 5,54 ± 0,63 4,89 ± 0,45 5,18 ± 1,15 F-ăn thường (2, 33) = 0,085, p = 0,919
Ăn giàu chất béo
B-NaCl 5,15 ± 0,54 5,19 ± 1,99 5,44 ± 0,68 9,20 ± 7.07 5,92 ± 0,92 B-Lovastatin 4,71 ± 1,10 5,32 ± 1,79 5,77 ± 0,74 4,65 ± 0,48 5,28 ± 0,95
B-Nano/
Lovastatin 4,89 ± 0,72 5,78 ± 1,04 5,12 ± 1,85 5,02 ± 1,16 5,55 ± 0,77 F-ăn giàu béo (2, 32) = 2,963, p = 0,066
F(2, 65) = 2,534, p = 0,087
Kết quả trên Bảng 3.14 cho thấy nồng độ glucose máu của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2; 65) = 2,534, p = 0,087). Phân tích sâu ảnh hưởng của thuốc lên từng chế độ ăn cho thấy ở nhóm ăn thường sự tương tác của các thuốc lên chế độ ăn là không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 33) = 0,085, p = 0,919), trong khi ở nhóm ăn giàu chất béo có sự khác biệt giữa các nhóm thuốc điều trị song chưa đạt mức ý nghĩa thống kê (F-ăn giàu béo (2; 32) = 2,963, p = 0,066).
3.2.2.2. Nồng độ một số thành phần lipid máu
Kết quả về nồng độ triglycerid máu của các nhóm nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp được trình bày trên Bảng 3.15.
Bảng 3.15. Nồng độ triglycerid máu (mmoll/L) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Thời điểm Chế độ ăn
Trước CT Cuối tuần 3 CT
Cuối tuần 6 CT
Cuối tuần 9 CT
Cuối tuần 12 CT Ăn
thường C-NaCl 1,17 ± 0,70 1,17 ± 0,97 1,43 ± 0,63 1,40 ± 1,15 1,19 ± 1,18
C-Lovastatin 1,15 ± 0,67 0,90 ± 0,54 0,97 ± 0,37 0,88 ± 0,50 0,88 ± 1,28 C-Nano/
Lovastatin 1,21 ± 0,65 0,82 ± 0,40 1,27 ± 0,56 0,84 ± 0,63 1,22 ± 0,86 F-ăn thường (2, 33) = 1,190, p = 0,317
Ăn giàu chất béo
B-NaCl 4,27 ± 4,90 1,51 ± 1,48 3,45 ± 1,71a 4,83 ± 2,96bc 2,54 ± 2,88 B-Lovastatin 5,37 ± 5,94 1,15 ± 0,71 2,18 ± 1,55 2,07 ± 1,61c 1,40 ± 1,37
B-Nano/
Lovastatin 2,92 ± 2,21 1,30 ± 0,87 1,98 ± 1,19a 1,13 ± 0,80b 1,35 ± 0,97 F-ăn giàu béo (2, 32) = 4,486, p = 0,019, pa < 0,05, pb < 0,01, pc < 0,05
F(2, 65) = 3.009, p = 0,056
Kết quả trên Bảng 3.15 cho thấy nồng độ triglycerid máu của chuột ở cả hai nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo có sự khác biệt nhất định khi sử dụng thuốc song chưa đạt mức có ý nghĩa (F(2, 65) = 3,009, p = 0,056) (phân tích phương sai một chiều lặp). Phân tích kiểm định từng chế độ ăn cho thấy ở nhóm ăn thường không có sự tương tác của các thuốc (F-ăn thường (2, 33) = 1,190, p
= 0,317), trong khi ở nhóm ăn giàu chất béo có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi sử dụng thuốc (F-ăn giàu béo (2, 32) = 4,486, p = 0,019).
Kiểm định Bonferroni cho thấy ở chế độ ăn giàu chất béo, nhóm uống Nano/Lovastatin có sự giảm khác biệt có ý nghĩa so với nhóm uống NaCl (p = 0,016), nhưng không có sự khác biệt so với nhóm uống Lovatatin; nồng độ triglycerid máu của nhóm điều trị Lovastatin giảm dần so với thời điểm trước can thiệp và so với nhóm uống NaCl nhưng chưa có sự khác biệt giữa hai nhóm (p > 0,05). Phân tích sâu từng thời điểm ở các nhóm ăn giàu chất béo cho thấy sau 3 tuần điều trị chưa có sự khác biệt giữa các nhóm, nhưng đến thời điểm sau 6 tuần điều trị đã có sự khác biệt giữa nhóm uống NaCl với uống Nano/Lovastatin (p < 0,05). Không có sự khác biệt giữa nhóm uống NaCl với nhóm uống Lovastatin (p > 0,05) và giữa nhóm Lovastatin với Nano/Lovastatin (p > 0,05). Sau 9 tuần điều trị, cú sự khỏc biệt rừ giữa nhúm uống NaCl với nhóm Lovastatin (p = 0,008) và nhóm uống NaCl với nhóm uống Nano/Lovastatin (p < 0,01), không có sự khác biệt giữa hai nhóm uống
Lovastatin với Nano/Lovastatin (p > 0,05). Đến thời điểm sau 12 tuần điều trị, không có sự khác biệt giữa nhóm uống NaCl với nhóm uống Nano/Lovastatin (p > 0,05) và với nhóm Lovastatin (p > 0,05) và giữa nhóm Lovastatin và Nano/Lovastatin (p > 0,05).
Kết quả về nồng độ cholesterol, HDL- và LDL-cholesterol máu của các nhóm nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp được trình bày trên các Bảng 3.16–3.18.
Bảng 3.16. Nồng độ cholesterol máu (mmol/L) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần điều trị.
Thời điểm Chế độ ăn
Trước CT Cuối tuần 3 CT
Cuối tuần 6 CT
Cuối tuần 9 CT
Cuối tuần 12 CT
Ăn thường
C-NaCl 1,29 ± 0,18 1,15 ± 0,35 1,29 ± 0,25 1,50 ± 0,30 0,95 ± 0,46 C-Lovastatin 1,21 ± 0,45 1,39 ± 0,31 1,11 ± 0,33 1,47 ± 0,27 1,08 ± 0,49
C-Nano/
Lovastatin 1,28 ± 0,16 1,21 ± 0,22 1,21 ± 0,28 1,38 ± 0,53 1,27 ± 0,41 F-ăn thường (2, 33) = 0,116, p = 0,891
Ăn giàu chất béo
B-NaCl 2,07 ± 0,65 1,45 ± 0,63 2,23 ± 0,59a 4,20 ± 3,21bc 1,86 ± 0,97d B-Lovastatin 1,82 ± 0,80 1,43 ± 0,23 1,89 ± 0,58 1,69 ± 0,27c 1,33 ± 0,36
B-Nano/
Lovastatin 1,83 ± 0,44 1,45 ± 0,13 1,45 ± 0,65a 1,50 ± 0,39b 1,14 ± 0,25d F-ăn giàu béo (2, 32) = 6,831, p = 0,004; pa, pb, pc , pd < 0,05
F(2, 65) = 7,640, p = 0,001
Kết quả trên Bảng 3.16 cho thấy nồng độ cholesterol máu của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo có sự khác biệt có ý nghĩa khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 7,640, p = 0,001). Phân tích sâu ảnh hưởng của thuốc lên từng chế độ ăn cho thấy nhóm ăn thường không có sự khác biệt giữa các nhóm (F(2, 33) = 0,116, p = 0,891), trong khi ở nhóm ăn giàu chất béo có sự khác biệt có ý nghĩa khi sử dụng thuốc (F-ăn giàu béo (2, 32) = 6,831, p = 0,004).
Kiểm định Bonferroni cho thấy ở chế độ ăn giàu béo: nhóm uống NaCl có sự khác biệt có ý nghĩa so với nhóm uống Lovastatin (p = 0,031) và nhóm uống Nano/Lovastatin (p = 0,005); không có sự khác biệt giữa hai nhóm uống Lovastatin và nhóm uống Nano/Lovastatin (p > 0,05). Phân tích từng thời
điểm ở các nhóm ăn giàu béo cho thấy sau 3 tuần điều trị chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm, nhưng đến thời điểm sau 6 tuần điều trị nhóm uống Nano/Lovastatin đã có nồng độ cholesterol giảm khác biệt so với nhóm uống NaCl (p = 0,021); không có sự khác biệt giữa nhóm uống NaCl với nhóm uống Lovastatin (p > 0,05) và giữa nhóm Lovastatin với Nano/Lovastatin (p > 0,05). Sau 9 tuần điều trị có sự giảm khác biệt giữa nhóm uống Lovastatin đơn thuần và nhóm uống Nano/Lovastatin với nhóm uống NaCl (p < 0,05), nồng độ cholesterol máu ở nhóm Nano/Lovastatin thấp hơn so với nhóm uống Lovastatin đơn thuần nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau 12 tuần điều trị, có sự giảm cholesterol khác biệt ở nhóm uống Nano/Lovastatin so với ở nhóm uống NaCl (p = 0,047), nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm uống NaCl với nhóm Lovastatin (p > 0,05) và giữa nhóm Lovastatin và Nano/Lovastatin (p > 0,05).
Bảng 3.17. Nồng độ HDL-cholesterol máu (mmol/L) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Dược chất Chế độ ăn
NaCl Lovastatin Nano/Lovastatin
Ăn thường Trước CT 0,92 ± 0,18 1,02 ± 0,30 0,91 ± 0,24 Sau 12 tuần CT 0,74 ± 0,19 0,71 ± 0,27 0,78 ± 0,22
F-ăn thường (2, 33) = 0,188 p = 0,829 Ăn giàu chất
béo
Trước CT 0,86 ± 0,41 0,57 ± 0,37 0,87 ± 0,36 Sau 12 tuần CT 0,79 ± 0,31 0,65 ± 0,31 0,85 ± 0,17
F–ăn giàu béo (2, 32) = 2,878, p = 0,071 F(2, 65) = 2,908, p = 0,062
Kết quả trên Bảng 3.17 cho thấy nồng độ HDL-cholesterol máu của chuột ở các nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo khi sử dụng thuốc có khác biệt song chưa đạt mức có ý nghĩa (F(2, 65) = 2,908, p = 0,062). Phân tích ảnh hưởng của thuốc lên từng chế độ ăn cho thấy nhóm ăn thường không có sự tương tác của các thuốc lên chế độ ăn (F-ăn thường (2, 33) = 0,188, p = 0,829), còn ở nhóm ăn giàu chất béo khi sử dụng thuốc có sự khác biệt nhiều hơn song cũng
chưa đạt mức có giá trị thống kê (F-ăn giàu béo (2; 32) = 2,878, p = 0,071). So sánh các thời điểm, không có sự khác biệt giữa các nhóm (p > 0,05).
Bảng 3.18. Nồng độ LDL–cholesterol máu (mmol/L) của các nhóm chuột nghiên cứu qua 12 tuần can thiệp.
Dược chất Chế độ ăn
NaCL Lovastatin Nano/Lovastatin
Ăn thường Trước CT 0,57 ± 0,11 0,60 ± 0,16 0,57 ± 0,10 Sau 12 tuần CT 0,53 ± 0,09 0,51 ± 0,12 0,53 ± 0,21
F-ăn thường (2, 33) = 0,018, p = 0,982 Ăn giàu chất
béo
Trước CT 1,04 ± 0,45 1,02 ± 0,60 0,84 ± 0,27 Sau 12 tuần CT 0,70 ± 0,31 0,60 ± 0,13 0,60 ± 0,21
F–ăn giàu béo (2, 32) = 0,743, p = 0,484 F(2, 65) = 0,708, p = 0,496
Kết quả trên Bảng 3.18 cho thấy nồng độ LDL-cholesterol máu của chuột ở cả hai nhóm chế độ ăn thường và ăn giàu chất béo không có sự khác biệt khi sử dụng thuốc (F(2, 65) = 0,708, p = 0,496). Kiểm định ảnh hưởng thuốc lên từng chế độ ăn cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (F-ăn thường (2, 33) = 0,018, p = 0,982), (F-ăn giàu béo (2, 32) = 0,743, p = 0,484).
Kết quả về trọng lượng các tạng của chuột (gram) ở các nhóm nghiên cứu được trình bày trên Bảng 3.19.
Bảng 3.19. Trọng lượng các tạng của chuột ở các nhóm nghiên cứu sau can thiệp.
Chế độ ăn
Trọng lượng
Ăn thường Ăn giàu chất béo
C-NaCl C-Lovastatin C-Nano/
Lovastatin B-NaCl B-Lovastatin B-Nano/
Lovastatin
Gan
7,68 ± 0.65 7,91 ± 0.93 8,41 ± 0,69 9,06 ± 0,70a 8,75 ± 1,57 7,46 ± 0,53a F–ăn thường (2, 21) = 1,910, p = 0,173 F–ăn giàu béo (2, 20) = 5,016, p = 0,017, pa < 0,05
F-gan (2, 41) = 6,945, p = 0,003
Thận
1,73 ± 0,12 1,89 ± 0,21 1,50 ± 0,46 1,51 ± 0,43 1,79 ± 0,11 1,73 ± 0,12
F–ăn thường (2, 21) = 3,427, p = 0,052 F-ăn giàu béo (2, 20) = 2,569, p = 0,102
F-thận (2, 41) = 2,719, p = 0,078
Lách
0,73 ± 0,05 0,81 ± 0,22 0,83 ± 0,15 0,87 ± 0,13b 0,71 ± 0,23 0,57 ± 0,09b F–ăn thường (2, 21) = 2,725, p = 0,089 F-ăn giàu béo (2, 20) = 6,421, p = 0,007, p-b < 0,01
F-lách (2, 41) = 7,07, p = 0,002
Tim 0,90 ± 0,05 0,99 ± 0,06 0,96 ± 0,10 0,97 ± 0,12 0,81 ± 0,17 0,93 ± 0,08
F–ăn thường (2, 21) = 3,095, p = 0,066 F-ăn giàu béo (2, 20) = 3,068, p = 0,069
F-tim (2, 41) = 5,500, p = 0,008
Kết quả trên Bảng 3.19 biểu thị trọng lượng của gan, thận, tim và lách của chuột ở các nhóm của chế độ ăn thường và ăn giàu chất sau can thiệp dược chất. Kết quả cho thấy:
Trọng lượng gan: Kiểm định ảnh hưởng của thuốc lên chế độ ăn của các nhóm có sự khác biệt về trọng lượng gan của các nhóm chế độ ăn thường so với các nhóm thuộc chế độ ăn giàu béo (F-gan (2, 41) = 6,945, p = 0,003). Với các yếu tố là thuốc của từng chế độ ăn cho thấy các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 21) = 1,910, p = 0,173), các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn giàu béo có sự khác biệt (F-ăn giàu béo (2, 20) = 5,016, p = 0,017); trong đó trọng lượng gan ở nhóm điều trị bằng dung dịch NaCl cao hơn so với nhóm điều trị bằng Nano/Lovastatin (p = 0,024), nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm điều trị bằng Lovastatin và nhóm điều trị Nano/Lovastatin (p = 0,07) (phân tích phương sai hai chiều).
Trọng lượng thận: Kiểm định về ảnh hưởng của thuốc lên chế độ ăn của các nhóm không có sự khác biệt về trọng lượng thận của các nhóm chế độ ăn thường so với các nhóm thuộc chế độ ăn giàu béo (F-thận (2, 41) = 2,719, p = 0,078). Với các yếu tố là thuốc của từng chế độ ăn cho thấy các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn thường là không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 21) = 3,427, p = 0,052) và cũng không có sự khác biệt ở các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn giàu béo (F-ăn giàu béo (2, 20) = 2,569, p = 0,102) (phân tích phương sai hai chiều).
Trọng lượng lách: Kiểm định ảnh hưởng của thuốc lên chế độ ăn của các nhóm cho thấy có sự khác biệt về trọng lượng lách của các nhóm chế độ ăn thường so với các nhóm thuộc chế độ ăn giàu béo (F-lách (2, 41) = 7,07, p = 0,002). Với các yếu tố là thuốc của từng chế độ ăn cho thấy các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 21) = 2,725, p = 0,089), còn các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn giàu béo có sự khác biệt (F-ăn
giàu béo (2, 20) = 6,421, p = 0,007); trong đó nhóm điều trị bằng dung dịch NaCl
cao hơn so với nhóm điều trị bằng Nano/Lovastatin (p = 0,006), không có sự khác biệt giữa nhóm điều trị bằng Lovastatin với nhóm dùng NaCl và với nhóm Nano/Lovastatin (p > 0,05) (phân tích phương sai hai chiều).
Trọng lượng tim: Kiểm định phương sai ảnh hưởng của thuốc lên chế độ ăn của các nhóm có sự khác biệt về trọng lượng tim ở các nhóm chế độ ăn thường so với chế độ ăn giàu béo (F-tim (2, 41) = 5,500, p = 0,008). Kiểm định phương sai với các yếu tố là thuốc của từng chế độ ăn cho thấy các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 21) = 3,095, p = 0,069), các nhóm thuốc điều trị ở chế độ ăn giàu béo không có sự khác biệt (F-ăn giàu béo (2, 20) = 2,068, p = 0,066) (phân tích phương sai hai chiều).
3.2.3. Tác dụng lên hành vi động vật sau can thiệp dùng dược chất 3.2.3.1. Hoạt động vận động tự phát trong môi trường mở
Quãng đường vận động của chuột ở các nhóm nghiên cứu hai chế độ ăn trong môi trường mở sau 12 tuần can thiệp được trình bày trên Hình 3.13.
Hình 3.13. Quãng đường vận động (m) trong môi trường mở của các nhóm chuột ăn thường (A) và ăn giàu béo (B) sau can thiệp bằng dược chất.
Quãng đường vận động sau 12 tuần can thiệp ở nhóm ăn thường (C- NaCl: 16,51 ± 4,76 m; C-Lovastatin: 15,85 ± 2,62 m; C-Nano/Lovastatin:
16,58 ± 5,54 m) và ăn giàu béo (B-NaCl: 12,02 ± 4,47 m; B-Lovastain: 13,69
± 5,09 m; B-Nano/Lovastatin: 14,76 ± 3,78 m), qua phân tích phương sai cho thấy không có tương tác hai yếu tố (chế độ ăn và thuốc) (F(2, 56) = 0,537, p = 0,588), không có sự khác biệt giữa các nhóm thuốc (F(2, 56) = 0,507, p = 0,605), nhưng có sự khác biệt ở chế độ ăn (F(1, 56) = 6,194, p = 0,016). Phân tích ở từng chế độ ăn cho thấy 3 nhóm (NaCl, Lovastatin và Nano/Lovastatin) ở chế độ ăn thường không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 28) = 0,087, p = 0,917); ở chế độ ăn giàu béo nhóm uống Nano/Lovastatin có xu hướng vận động nhiều hơn nhóm uống Lovastatin và nhiều hơn nhóm uống NaCl nhưng chưa đạt sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (F-ăn giàu béo (2, 28) = 0,941, p = 0,402).
Kết quả về tốc độ vận động và thời gian vận động của chuột trong toàn bộ môi trường mở của các nhóm nghiên cứu ở hai chế độ ăn được trình bày trên Hình 3.14 và 3.15.
A B
Hình 3.14. Tốc độ vận động trung bình trong môi trường mở của các nhóm chuột ăn thường (A) và ăn giàu béo (B) sau can thiệp bằng dược chất.
Kết quả trên Hình 3.14 về tốc độ vận động ở nhóm ăn thường (C- NaCl:
5,5 ± 1,58 cm/giây; C-Lovastatin: 5,29 ± 0,88 cm/giây; C-Nano/Lovastatin:
5,54 ± 1,85 cm/giây) và nhóm ăn giàu béo (B-NaCl: 4,02 ± 1,08 cm/giây; B- Lovastain: 4,57 ± 1,7 cm/giây; B-Nano/Lovastatin: 4,92 ± 1,26 cm/giây), với phân tích phương sai hai yếu tố không lặp (chế độ ăn và thuốc) cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về chế độ ăn (F(1, 56) = 6,179, p = 0,016), không có sự khác biệt về thuốc (F(2, 56) = 0,513, p = 0,602), và không sự tương tác giữa hai yếu tố thuốc và chế độ ăn (F(2, 56) = 0,507, p = 0,605). Phân tích yếu tố thuốc của từng chế độ ăn cho thấy đều không có sự khác biệt trong ba nhóm dùng dược chất (NaCl, Lovastatin và Nano/Lovastatin) (F-ăn thường (2, 28) = 0,087, p = 0,917; F-ăn giàu béo (2, 28) = 0,920, p = 0,410).
B A
Hình 3.15. Thời gian vận động trong môi trường mở của các nhóm chuột ăn thường (A) và ăn giàu béo (B) sau can thiệp bằng dược chất.
Kết quả trên Hình 3.15 về thời gian vận động ở nhóm ăn thường (C- NaCl: 180,22 ± 35,45 giây; C-Lovastatin: 188,69 ± 29,28 giây; C- Nano/Lovastatin: 193,18 ± 46,61 giây) và nhóm ăn giàu béo (B-NaCl: 154,07
± 50,09 giây; B-Lovastain: 169,83 ± 58,22 giây; B-Nano/Lovastatin: 180,42 ± 43,16 giây), dùng phân tích phương sai hai yếu tố là chế độ ăn và thuốc cho thấy không có khác biệt ở chế độ ăn (F(1, 56) = 2,851, p = 0,097), cũng như yếu tố thuốc (F(2, 56) = 0,978, p = 0,382), không có sự tương tác giữa hai yếu tố này
(F(2, 56) = 0,112, p = 0,895). Với yếu tố thuốc của từng chế độ ăn cho thấy giữa
ba nhóm (NaCl, Lovastatin và Nano/Lovastatin) không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 28) = 0,308, p = 0,737; F-ăn giàu béo (2, 28) = 0,673, p = 0,518).
Kết quả về thời gian đứng im của chuột trong môi trường mở của các nhóm nghiên cứu ở hai chế độ ăn sau can thiệp được trình bày trên Hình 3.16.
A B
Hình 3.16. Thời gian đứng im của chuột trong môi trường mở của các nhóm chuột ăn thường (A) và ăn giàu béo (B) sau can thiệp bằng dược chất.
Kết quả trên Hình 3.16 về thời gian đứng im ở nhóm ăn thường (C-NaCl:
119,76 ± 35,45 giây; C-Lovastatin: 111,28 ± 29,27 giây; C-Nano/Lovastatin:
106.55 ± 46,75 giây) và nhóm ăn giàu chất béo (B-NaCl: 145,77 ± 50,18 giây;
B-Lovastatin: 129,95 ± 58,00 giây; B-Nano/Lovastatin: 119,58 ± 43,16 giây) cho thấy không có sự khác biệt trong phân tích về chế độ ăn (F(1, 56) = 2,847, p
= 0,097) và về thuốc (F(2, 56) = 0,983, p = 0,38), cũng như không có sự tương tác giữa hai yếu tố thuốc và chế độ ăn (F(2, 56) = 0,105, p = 0,9). Phân tích yếu tố thuốc của từng chế độ ăn cho thấy giữa ba nhóm (NaCl, Lovastatin và Nano/Lovastatin) đều không có sự khác biệt (F-ăn thường (2, 28) = 0,318, p = 0,730;
F-ăn giàu béo (2, 28) = 0,667, p = 0,521).
Kết quả về quãng đường vận động và tốc độ vận động trong vùng trung tâm của môi trường mở của các nhóm nghiên cứu ở hai chế độ ăn sau can thiệp được trình bày trên Hình 3.17.
A B