THỰC NGHIỆM 2.1. Hóa chất và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổng hợp nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất hỗn hợp của palađi II chứa phối tử thiosemicacbazonat (Trang 33 - 37)

2.1.1. Hóa chất

Các hóa chất được sử dụng trong tổng hợp đều là các hóa chất tinh khiết.

TT Hóa chất

Tên hóa chất Xuất xứ

1 Thiosemicacbazit Merk (Đức)

2 N(4) – metylthiosemicacbazit Merk (Đức)

3 N(4) – allylthiosemicacbazit Merk (Đức)

4 N(4) - phenylthiosemicacbazit Merk (Đức)

6 Benzanđehit Merk (Đức)

7 Pd2L2Br4 Trung Quốc

Một số hóa chất dùng làm dung môi được sử dụng đều là các hóa chất tinh khiết dùng trong phân tích của Trung Quốc. Các dụng cụ thí nghiệm và quá trình tổng hợp được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hóa sinh vô cơ, Bộ môn Hóa vô cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

Để xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của phức chất tổng hợp được trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp phổ khối lượng và nhiễu xạ tia X đơn tinh thể.

Cấu tạo của các phức chất và cách phối trí của các phối tử tổng hợp được nghiên cứu bằng cách sử dụng các phương pháp phổ hiện đại như: phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton.

Khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư của phức chất đều được nghiên cứu bằng phương pháp pha loãng đa nồng độ và đánh giá qua chỉ số IC50.

2.2. Kỹ thuật thực nghiệm 2.2.1. Các điều kiện ghi phổ

Phổ hấp thụ hồng ngoại IR của chất được ghi trên máy quang phổ FTIR Affinity - 1S trong vùng 4000 – 400 cm-1 của hãng Shimadzu tại Bộ môn Hóa vô cơ, Khoa hóa học, Đại học KHTN Hà Nội. Mẫu được chế tạo bằng phương pháp ép viên với KBr.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của phức chất được ghi trên máy Brucker-500 MHz ở 300K, dung môi axeton tại Khoa hóa học, ĐHKHTN, ĐHQGHN và Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghiện Việt Nam.

Phổ khối lượng được ghi trên máy LC-MSD-Trap-SL tại Phòng cấu trúc Viện hoá học. Các mẫu phân tích trong luận văn được đo trong điều kiện như sau: vùng đo m/z: 50-2000, áp suất phun mù 30 psi, tốc độ khí làm khô 8 lít/phút, nhiệt độ làm khô 3250C; tốc độ thổi khí 0,4 ml/phút, chế độ đo positive.

Phổ nhiễu xạ tia X đơn tinh thể được ghi trên máy Bruker D8 Quest ở nhiệt độ 100 K, đối âm cực Mo với bước sóng Kα (λ = 0,71073 Å), tại Bộ môn Hóa vô cơ, Khoa hóa học, ĐHKHTN, ĐHQGHN.

Hoạt tính sinh học của các hợp chất được thử tại Phòng hóa sinh ứng dụng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.2.2. Tổng hợp phối tử và phức chất

a. Tổng hợp phối tử Hthbz, Hmthbz, Hathbz, Hpthbz

Hoà tan 0,91g (0,01 mol) thiosemicacbazit (1,05g (0,01 mol) 4-metyl thiosemicacbazit; 1,31g (0,01 mol) 4- anlyl thiosemicacbazit; 1,67g (0,01 mol) 4- phenyl thiosemicacbazit) trong 15ml nước đã được axit hoá bằng dung dịch HCl sao cho môi trường có pH = 1-2. Sau đó đổ từ từ dung dịch này vào 15ml dung dịch etanol đã hoà tan 1 ml benzanđehit (0,01 mol). Hỗn hợp được khuấy ở nhiệt độ phòng trên máy khuấy từ 2 giờ. Khi đó từ dung dịch sẽ tách ra kết tủa màu trắng.

Lọc kết tủa trên phễu lọc đáy thuỷ tinh xốp, rửa bằng nước, hỗn hợp rượu - nước,

pH = 10-11 Pd2L2Br4

Phức chất hỗn hợp chứa carben rượu, cuối cùng bằng đietyl ete. Sản phẩm được làm khô trong bình hút ẩm đến khối lượng không đổi trước khi tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

Bảng 2.1. Các hợp chất cacbonyl và thiosemicacbazon tương ứng

TT Hợp chất

thiosemicacbazit

Thiosemicacbazon tương ứng Ký hiệu Màu

sắc Dung môi hoà tan 1 thiosemicacbazit Hthbz trắng axeton, etanol, CHCl3, DMF,

DMSO…

2 N(4) - metyl

thiosemicacbazit Hmthbz trắng axeton, etanol, CHCl3, DMF, DMSO…

3 N(4) - allyl

thiosemicacbazit Hathbz trắng axeton, etanol, CHCl3, DMF, DMSO…

2 N(4) - phenyl

thiosemicacbazit Hpthbz trắng axeton, etanol, CHCl3, DMF, DMSO…

b. Tổng hợp các phức chất hỗn hợp chứa cacben

Các phức chất được tổng hợp theo sơ đồ chung sau đây:

R: H, CH3, C3H5 và C6H5

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chung tổng hợp các phức chất hỗn hợp chứa cacben Hoà tan hoàn toàn 4 mmol phối tử (0,716g Hthbz, 0,772g Hmthbz, 0,916g Hathbz hoặc 1,02 g Hpthbz) trong 20 ml axeton, điều chỉnh môi trường bằng NaOH 1 M sao cho pH: 10 - 11. Hòa tan hoàn toàn 4 mmol (4,384 g) Pd2L2Br4 trong 80 ml

axeton. Sau đó, vừa đổ vừa khuấy đều hai hỗn hợp này trên máy khuấy từ. Vừa đổ, vừa khuấy đều hỗn hợp trên máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng khi thấy xuất hiện kết tủa màu vàng thì khuấy tiếp 2 giờ nữa. Lọc, rửa kết tủa trên phễu lọc thuỷ tinh đáy xốp bằng nước, hỗn hợp etanol - nước và etanol. Cuối cùng hỗn hợp được rửa nhanh bằng axeton. Làm khô chất rắn thu được trong bình hút ẩm đến khối lượng không đổi để tiến hành nghiên cứu phức chất với hiệu suất tổng hợp đạt khoảng 70%.

Kết quả tổng hợp, màu sắc và một số dung môi hòa tan của 04 phức chất được trình bày trên Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Các phức chất tổng hợp được, màu sắc và dung môi hòa tan

TT Phối tử

Phức chất tương ứng Ký hiệu

Màu sắc Dung môi hoà tan

1 Hthbz PdBrLthbz vàng axeton, CHCl3, DMF, DMSO…

2 Hmthbz PdBrLmthbz vàng axeton, CHCl3, DMF, DMSO…

3 Hathbz PdBrLathbz vàng axeton, CHCl3, DMF, DMSO…

4 Hpthbz PdBrLpthbz vàng axeton, CHCl3, DMF, DMSO…

2.2.3. Kết tinh lại phức chất

Cân khoảng 0,1 g phức chất PdBrLmthbz và PdBrLathbz sau đó cho vào cốc dung tích 50 ml sạch và khô. Vừa nhỏ từ từ clorofom vừa khuấy cho tới khi tạo thành dung dịch đồng nhất, tiếp tục nhỏ từ từ n - hexan vào cốc cho tới khi xuất hiện kết tủa vàng và lắc không tan, tiếp tục nhỏ từ từ clorofom đến khi tan hết kết tủa. Sau đó, gạn lấy phần dung dịch trong bằng giấy lọc. Hút 5 ml dung dịch lọc cho vào ống thủy tinh nhỏ dung tích 10 ml. Để ống thủy tinh trong tủ hút ở nhiệt độ phòng cho dung môi bay hơi từ từ và thu được phức chất kết tinh dưới đáy ống thủy tinh. Lấy tinh thể phức chất nghiên cứu cấu trúc bằng phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổng hợp nghiên cứu cấu tạo và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất hỗn hợp của palađi II chứa phối tử thiosemicacbazonat (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w