6. Kết cấu của luận án
2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Các trường hợp và kinh nghiệm tại một số quốc gia nêu trên cho thấy những bài học kinh nghiệm hữu ích để phát triển TTĐ, không chỉ là những vấn đề cần giải quyết xét trên góc nhìn từ phía nội tại của TTĐ mà còn bao gồm các nhân tố ảnh hưởng như hệ thống chính sách quản lý, môi trường kinh doanh và đầu tư, cải thiện mức độ cạnh tranh cho TTĐ:
Trước hết, việc phát triển TTĐ theo định hướng tự do hóa và cải thiện cơ chế cạnh tranh là định hướng tốt, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, nền tảng đầu tiên và thiết yếu để phát triển thành công TTĐ, đặc biệt qua các thời điểm, giai đoạn chuyển đổi có tính bước ngoặt hoặc bản lề, chính là có nguồn cung cấp điện ổn định, đa dạng, kinh tế và có dự phòng hợp lý.
Nói cách khác, nguồn cung ứng điện năng ổn định, bao gồm hạ tầng lưới điện được đầu tư đồng bộ là một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển một TTĐ bền vững hơn và hiệu quả hơn. Tại một số quốc gia châu Âu, bên cạnh việc bố trí nguồn lực đầu tư cho mức công suất dự phòng hợp lý, việc tham gia kết
nối lưới điện để đa dạng hóa nguồn cung và tăng cường an ninh hệ thống điện thông qua xuất nhập khẩu điện với các nước trong khu vực cũng là một yếu tố nền tảng dẫn đến tự do hóa TTĐ thành công.
Thứ hai, cơ chế giá điện cần được xây dựng hợp lý trong đó hướng đến mục tiêu khuyến khích hoạt động tiêu thụ điện tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời đảm bảo thu hút đầu tư, không chỉ từ các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước mà còn từ khối tư nhân đồng thời tạo nguồn lực bổ sung để phát triển các dạng nguồn điện thân thiện hơn với môi trường như điện gió, điện mặt trời…
Thứ ba, xây dựng TTĐ phải đi đôi với quá trình cải tổ ngành điện theo định hướng phi điều tiết các khu vực phát điện và bán lẻ điện, duy trì điều tiết về chức năng và điều tiết về kinh tế đối với khâu dịch vụ lưới điện để đảm bảo các đơn vị ngoài nhà nước có điều kiện tiếp cận lưới điện như một hạ tầng dùng chung, hướng đến mục đích phục vụ lợi ích tốt hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, như một số trường hợp cải cách không thành công đã nêu ở trên, cần có bàn tay của Chính phủ và cỏc chiến lược, phương ỏn theo dừi, đỏnh giỏ và dự phũng cho cỏc tỡnh huống hoặc các nguy cơ gây mất an toàn, an ninh hệ thống điện và TTĐ để kịp thời khắc phục, xử lý. Phát triển TTĐ theo định hướng tự do hóa và cải thiện cơ chế cạnh tranh phải tính toán đầy đủ các yếu tố nội tại của mỗi quốc gia, của nền kinh tế, đặc điểm của tiêu thụ điện năng để xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp.
Thứ tư, bờn cạnh mụi trường chớnh sỏch quản lý TTĐ rừ ràng và cú hệ thống, cần thiết có các cơ chế và cấu trúc tốt để đảm bảo các chính sách, quy định của pháp luật được thực hiện đúng và có hiệu lực cao. Do vậy, các nước đều có các giải pháp xây dựng bộ máy quản lý và điều tiết có cấu trúc ổn định, được trao nhiều thẩm quyền và cơ quan điều tiết có mức độ độc lập cao so với chính quyền.
Để xây dựng và phát triển thành công TTĐ, ngành điện cần có định hướng và lộ trình bao gồm [60]:
• Tư nhân hóa các DN độc quyền sở hữu nhà nước để khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế ảnh hưởng của các quyết định chính trị tác động đến thị trường thông qua các công ty sở hữu nhà nước;
• Cấu trúc lại và tách theo chiều/ngành dọc các khu vực có tiềm năng thúc đẩy cạnh tranh ra khỏi các khu vực tiếp tục phải điều tiết. Ví dụ, khu vực sản xuất, bán
lẻ điện thường sẽ được xây dựng để tạo sự cạnh tranh trong khi khu vực hạ tầng truyền tải, phân phối điện sẽ tiếp tục được điều tiết;
• Cấu trúc lại theo chiều ngang đối với khu vực phát điện để gia tăng số lượng đơn vị phát điện cạnh tranh với nhau. Điều này sẽ giúp hạn chế sự thống lĩnh thị trường của số ít các DN và tăng sự cạnh tranh của thị trường;
• Sáp nhập hoặc hợp nhất các đơn vị truyền tải và vận hành lưới điện để bảo đảm/hoàn thiện phạm vi địa lý cần thiết của lưới điện và TTĐ, đồng thời xây dựng đơn vị độc lập duy nhất chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới. Đơn vị này sẽ lập lịch huy động nguồn điện để đáp ứng nhu cầu, bảo đảm các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới điện, tham gia định hướng đầu tư phát triển hạ tầng truyền tải điện để đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy cung cấp dịch vụ điện năng và các chỉ tiêu kinh tế;
• Tạo lập thị trường năng lượng giao ngay và thực hiện cơ chế công suất dự trữ phù hợp để cân bằng cung cầu, hỗ trợ cho việc trao đổi, giao dịch giữa các cơ sở phát điện và giữa người bán và người mua;
• Áp dụng các quy chế điều tiết và cơ chế hỗ trợ để nâng cao việc tiếp cận hạ tầng lưới điện cho các đơn vị tham gia mua bán điện trên thị trường bán buôn để hỗ trợ cho khâu sản xuất và giao dịch hiệu quả trên thị trường;
• Minh bạch hóa và tách biệt các thành phần chi phí trong cơ cấu giá điện bán lẻ trong đú làm rừ phần chi phớ phải trả cho dịch vụ truyền tải và phõn phối điện năng - tiếp tục là đối tượng điều tiết của nhà nước;
• Xây dựng và cơ quan điều tiết thị trường độc lập có khả năng kiểm soát tốt các thông tin về chi phí, chất lượng dịch vụ và hiệu quả vận hành của các DN lưới điện. Cơ quan điều tiết có thẩm quyền điều tiết phí truyền tải/phân phối và các điều kiện, điều khoản tiếp cận và sử dụng lưới điện cho các đơn vị sản xuất và mua bán điện. Đây là một tiêu chí quan trọng cho việc cải cách thị trường thành công nhưng thường không được đánh giá đúng mức tại nhiều quốc gia;
Tóm lại, lợi ích do cơ chế thị trường đem lại là rất to lớn. Cạnh tranh làm giảm giá bán ở khâu phát điện, gia tăng hiệu quả cung cấp điện. Khi đó, các công ty điện lực sẽ thực hiện các quyết định đầu tư được căn cứ trên lợi ích kinh tế, đồng thời TTĐ thu hút thêm được nguồn vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh vào lĩnh vực điện năng và khách hàng có triển vọng được hưởng giá điện hợp lý và minh
bạch hơn. Cuối cùng, TTĐ vận hành hiệu quả sẽ bảo đảm được đủ nguồn cung điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Kết luận Chương 2
Trong phạm vi chương 2, có một số vấn đề đã được đề cập như sau:
- Cơ sở lý luận về phỏt triển TTĐ đó được hệ thống húa và làm rừ, trong đú trình bày khái niệm: “Thị trường điện là hệ thống cho phép nhà cung ứng điện năng và nhu cầu sử dụng gặp nhau được xác định bằng giá mua điện trên thị trường nhằm thoả mãn các lợi ích kinh tế của người mua và người bán”;
- TTĐ mang những đặc điểm tương đối đặc trưng về vận hành, truyền tải và phân phối do điện năng là hàng hóa không thể lưu trữ được;
- TTĐ có thể áp dụng các cơ chế cạnh tranh theo cấp độ từ mô hình độc quyền cho tới mô hình cạnh tranh bán lẻ;
- Những nội dung cơ bản của phát triển TTĐ là:
o Phát triển hợp lý nhu cầu điện năng
o Phát triển nguồn cung điện năng và đảm bảo cân bằng cung cầu o Phát triển hệ thống hạ tầng truyền tải, phân phối điện
o Cơ chế giá trên thị trường
o Cơ sở hạ tầng và nền tảng phục vụ giao dịch thị trường điện lực.
o Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển TTĐ được đề xuất bao gồm tăng
trưởng quy mô TTĐ, thu hút đầu tư từ các nguồn lực mới vào TTĐ, cải thiện cơ chế cạnh tranh và tự do hóa và xanh hóa TTĐ theo hướng khuyến khích phát triển NLTT
- Các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển thị trường điện lực bao gồm:
Các nhân tố chủ quan là: mức độ tích cực của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng điện năng; và năng lực, trình độ và kinh nghiệm của các chủ thể tham gia TTĐ. Các nhân tố khách quan là: sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia do có sự liên hệ chặt chẽ và tương quan giữa phát triển kinh tế - xã hội và TTĐ; hệ thống pháp luật, chính sách đối với ngành công nghiệp điện lực; các nhân tố về kỹ thuật - công nghệ; và hệ thống chính sách và mô hình tổ chức quản lý, điều tiết thị trường điện.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM