6. Kết cấu của luận án
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
3.1.3. Khung chính sách và cơ chế quản lý - điều tiết thị trường điện lực Luật Điện lực ban hành năm 2004 đã quy định các nội dung liên quan đến định
hướng, nguyên tắc xây dựng TTĐ cạnh tranh tại Việt Nam, cụ thể như sau:
- Điều 4 Luật Điện lực (2004) đã quy định về việc xây dựng và phát triển TTĐ theo nguyên tắc: i) Công khai, công bằng, cạnh tranh lành mạnh có sự điều tiết của Nhà nước; ii) Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; và iii) Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Điều 17, Luật Điện lực đã quy định nguyên tắc hoạt động của TTĐ, bao gồm: i) Bảo đảm công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử giữa các đối tượng tham gia TTĐ; ii) Tôn trọng quyền được tự chọn đối tác và
hình thức giao dịch của các đối tượng mua bán điện trên thị trường phù hợp với cấp độ phát triển của TTĐ; và iii) Nhà nước điều tiết hoạt động của TTĐ nhằm bảo đảm phát triển hệ thống điện bền vững, đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, hiệu quả.
- Điều 18, Luật Điện lực quy định về việc hình thành và phát triển TTĐ qua ba cấp độ, bao gồm: i) Thị trường phát điện cạnh tranh; ii) Thị trường bán buôn điện cạnh tranh; và iii) Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Trong đó, lộ trình hình thành và phát triển TTĐ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Căn cứ Điều 18, Luật Điện lực, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2006, sau này được thay thế bởi Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, quy định lộ trình và các điều kiện hình thành TTĐ cạnh tranh tại Việt Nam.
3.1.3.1.Cấu trúc tổ chức quản lý và điều tiết thị trường điện lực
Cấu trúc tổ chức quản lý và điều tiết TTĐ được thiết lập thống nhất từ cấp cao nhất là Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ban ngành liên quan tới địa phương và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực điện lực. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ thực hiện quyền chủ sở hữu vốn, tài sản của nhà nước tại các DN điện lực của nhà nước, do các DN nhà nước trong và ngoài ngành điện lực nắm giữ cổ phần chi phối. Thủ tướng Chính phủ cũng thay mặt Chính phủ Ban hành các Nghị định, Quy định, Quy chế để quản lý các hoạt động điện lực, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành điện lực, biểu giá điện bán lẻ và quyết định các chính sách về giá điện theo thẩm quyền. BCT thực hiện chức năng quản lý nhà nước liên quan đến TTĐ bao gồm:
- Tổ chức lập biểu giá điện bán lẻ và nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách về giá điện trình Thủ tướng;
- Quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, giá truyền tải - phân phối điện và phí các dịch vụ phụ;
- Trực tiếp theo dừi, quản lý hoạt động của Cơ quan điều tiết trung ương (CĐTĐL), các hoạt động điện lực và sử dụng điện;
Hình 3.3: Cấu trúc bộ máy quản lý - điều tiết thị trường điện Việt Nam Nguồn: NCS tổng hợp
CĐTĐL được thành lập trong vai trò một cơ quan trực thuộc BCT, có chức năng điều tiết TTĐ hoạt động để hạn chế độc quyền tự nhiên, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền DN, tác động vào các hoạt động điện lực và TTĐ nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Trong thể chế quản lý và điều tiết thị trường, vai trò của cơ quan điều tiết trung ương là rất quan trọng. CĐTĐL được hình thành trên mô hình cơ quan điều tiết trung ương, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước và điều tiết TTĐ. Các nhiệm vụ chủ yếu của CĐTĐL bao gồm xây dựng và điều tiết TTĐ, tham mưu trong điều tiết giá điện và giám sát cân bằng cung - cầu điện.
3.1.3.2. Cơ chế quản lý - điều tiết thị trường điện lực
Cơ chế quản lý - điều tiết TTĐ được thể hiện qua hệ thống các quy định ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước và thể chế quản lý, điều tiết vận hành thị trường. Hệ thống các quy định đã được ban hành tương đối có hệ thống và chặt chẽ, thống nhất từ Luật, Nghị định, Thông tư đến các Quyết định liên quan. CĐTĐL được giao nhiều nhiệm vụ để thực hiện chức năng điều tiết TTĐ nhưng có thể thấy, CĐTĐL hiện có thẩm quyền hoặc quyền hạn trực tiếp với các nhiệm vụ về điều tiết hoạt động điện lực và TTĐ, bao gồm: ban hành các loại khung giá và phí của hoạt động điện lực;
phê duyệt HĐMBĐ song phương có thời hạn; kiểm tra, giám sát tình hình cung cấp điện và điều hành hệ thống điện để đảm bảo cân bằng cung - cầu điện; điều tiết hoạt động của TTĐ và một số nhiệm vụ khác.
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM