3. Ý nghĩa của đề tài 1. Ý nghĩa khoa học
3.4. Đề xuất quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính trong thành phố Thái Nguyên
3.4.1. Nguyên tắc chung quản lý cây xanh đô thị
Tất cả các loại cây xanh đô thị đều được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.
Việc trồng cây xanh đô thị phải thực hiện theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành cây xanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.
Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây xanh trước mặt nhà, trong khuôn viên; đồng thời thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng quản lý để giải quyết khi phát hiện cây nguy hiểm và các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị.
64 64
3.4.2. Đề xuất quy hoạch cây xanh trên một số tuyến đường chính thành phố Thái Nguyên
Căn cứ vào các quy định trồng cây xanh đô thị ở đường phố, một số tiêu chuẩn trồng cây vỉa hè, căn cứ vào điều kiện thời tiết, khí hậu tại thành phố Thái Nguyên. Căn cứ số liệu điều tra hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố mới nhất, đề xuất quy hoạch một số tuyến đường chính như sau:
a. Đường Nha Trang
Hiện nay tuyến đường Nha Trang với chiều dài là 555m, trên tuyến đường Nha Trang có 183 cây xanh đô thị với khoảng 10 chủng loại cây khác nhau, bao gồm các chủng loại cây như: Xà cừ, phượng, bằng lăng, sao đen...
Nhược điểm của tuyến đường này là quáng đường quá ngắn mà có quá nhiều chủng loại cây. Trong đó, có 62 cây phượng, chiếm khoảng 40% tổng số cây. Một số cây phượng và các cây cổ thụ lâu năm đã già cỗi, cong queo, sâu mục thân, bộ rể ăn nổi, một số cây do dân trồng tự phát như bàng, xà cừ hay trứng cá có hiện tượng sâu bệnh, quả và lá rụng làm ảnh hưởng đến vỉa hè, vệ sinh môi trường, hệ thống thoát nước và mỹ quan đô thị
Với đặc tính cây phượng thuộc cây thân gỗ khá lớn, rễ nổi, dáng buông dài, cây có chiều cao khoảng từ 10-20m, cây có nhiều cành nhánh mọc nghiêng nhau nên tán lá rộng, hoa màu đỏ nổi bật. Tuy nhiên, nhược điểm của cây phượng là tuổi thọ không cao,cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng, sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công. Còn cây trồng trong công viên, trường học thì có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.
Cây bằng lăng là cây thân gỗ trung bình, cao 12-18 m đường kính khoảng 20-40 cm, cho hoa đẹp, tán hình trứng rộng, dày, xanh thẫm, lá thường rụng vào mùa khô. Tuy nhiên thân không thật thẳng, phân cành sớm, cành mọc ngang với rất nhiều cành nhỏ mang lá
65 65
Cây xà cừ là loại cây gỗ lớn, có bóng mát, xanh quanh năm. Tuy nhiên Rễ
ngang, tán nặng, chiếm không gian lớn, mất cân đối và dễ đổ khi mưa bão.
Vì vậy, giải pháp đề xuất là có thể thay thế trên tuyến đường bằng 2-3 chủng loại cây như thay thế các loại cây phượng, xà cừ, trứng cá, bàng bằng các loại cây như sao đen và muồng
b. Đường Hùng Vương
Đường Hùng Vương với chiều dài 700m và có trên 10 chủng loại cây như: Phượng, muồng, sữa, dâu da, sao đen, mít...với tổng số cây là 212. Cây sữa có 132 cây. Chiếm khoảng 60% tỉ lệ các cây.
Đặc điểm cây sữa là ít sâu bệnh, lá xanh quanh năm, cho quả ngọt.
Tuy nhiên, trên tuyến đường này mật độ cây sữa quá dày nên tiết ra mùi hương nhiều và nặng, do đó cũng ảnh hưởng phần nào đến môi trường sống, sinh hoạt của một số khu vực xung quanh. Một số cây vú sữa, sấu, phượng cũng bị các bệnh về lá và thân.
Ngoài ra một số cây như trứng cá, dâu da... vào mùa quả chín sẽ rụng nhiều xuống đường ảnh hưởng vệ sinh môi trường và cũng không phù hợp với cây đô thị đường phố.
Giải pháp đề xuất là: Giảm bớt tỉ lệ cây hoa sữa, thay thế các cây đã bị sâu mục ở rễ và thân, bổ sung và trồng thêm một số chủng loại cây như cây sao đen, muồng...
c. Đường Lương Ngọc Quyến.
Với chiều dài 1496m, tuyến đường Lương Ngọc Quyến có khoảng 12 chủng loại cây bao gồm chủ yếu là cây móng bò, sao đen, muồng hoàng yến, đinht rống, lộc vừng…Trong đó một số cây đinh trống có hiện tượng bị sâu, cành giòn dễ gãy đổ. Đây là tuyến đường có chợ, các bệnh viện, các trường đại học và tập trung các siêu thị lớn do đó là khu vực có nhiều người, phương tiện tham gia giao thông, tiếng ồn và khói bụi luôn luôn là những nhân tố có tác động xấu nhiều nhất tới người dân sống gần tuyến đường này.
66 66
Đề xuất giải pháp là:
- Thay thế một số loại cây như sữa, trứng cá, xoài, dâu da... bằng một số loại cây như xoài, sao đen...
- Thay thế 07 cây đinh trống có đường kính >50cm có nhiều cành cây gãy và bị sâu bằng cây đinh trống mới có đường kính không quá 50cm hoặc cây sao đen
- Tiếp tục duy trì và bảo tồn các cây có giá trị cao như vú sữa, xoài, nhội.
d.Đường Hoàng Văn Thụ
Đối với đường Hoàng Văn Thụ, là tuyến đường trung tâm thành phố với chiều dài là 1.738m có khoảng 12 chủng loại cây, bao gồm chủ yếu là cây sữa, sao đen, bằng lăng…
Nhược điểm của tuyến này là có những cây phượng và cây vông đã già, cằn cỗi, kém phát triển; một số cây muồng, xưa mầm, trứng cá đang trong tình trạng sâu bệnh về lá và thân.
Giải pháp đề xuất là:
- Loại bỏ và thay thế các loại cây đã già cỗi, sâu mục, cành giòn và dễ gãy đổ: phượng, vông, muồng, xưa mầm, trứng cá... bằng những cây khoẻ mạnh, phát triển tốt.
- Thay thế 05 cây bằng lăng đã già cỗi cành giòn, dễ gãy bằng 05 cây bằng lăng mới có cùng độ tuổi.
e. Đường Cách Mạng Tháng 8
Với chiều dài là 7123m, hiện nay trên tuyến đường này có đến gần 30 loại cây xanh đô thị được trồng, rất đa dạng và phong phú, chiếm đa số là bàng, bằng lăng, sao đen.
Nhược điểm tuyến đường này là có quá nhiều cây bàng, cành lá nghiêng, quả và lá rụng nhiều, lá bàng lại to, khi rơi xuống dễ gây tắc hệ thống thoát nước thành phố, cành lá nghiêng xoè gây mất an toàng giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Một số cây bàng, đinh trống xà cừ, sấu có hiện
67 67
tượng sâu mục thân. Ngoài ra trứng ca, dâu da cũng là những loại cây quả khi rụng xuống sẽ gây ảnh hưởng vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Giải pháp đề xuất là:
- Loại bỏ các cây bàng, đinh trống xà cừ, sấu có hiện tượng sâu mục thân, cây nào bị sâu nhẹ có thể phun các loại thuốc trừ sâu phù hợp.
- Loại bỏ dần những cây trứng cá, dâu da hay cây bàng bằng các cây sao đen, muồng
- Thay thế 07 cây xà cừ bị sâu có nguy cơ gãy đổ bằng cây xà cừ mới hoặc cây hoàng yến có độ tuổi tương đương.
f. Đường Đội Cấn
Với chiều dài là hơn 400m, tuyến đường này có khoảng 6 chủng loại như sữa, phượng, sao đen, xà cừ, xạ hương, bằng lăng.
Nhược điểm tuyến đường này có một số cây sữa, phượng, xà cừ, đinh trống đã cằn cỗi, sâu mục, bộ rễ ăn nổi có nguy cơ gãy đổ, không đảm bảo an toàn giao thông
Giải pháp đưa ra là:
- Phun thuốc trừ sâu có các cây bị bệnh về sâu lá
- Loại bỏ những cây mà không còn đảm bảo về sự phát triển của cây, sự an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị như cây phượng, sữa...
Thay thế và bổ sung bằng một số loại cây như sao đen, vàng anh...
- Sắp xếp lại vị trí các cây trồng cho phù hợp để tạo điểm nhấn cho tuyến đường trung tâm.
68 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ