Cơ sở thực tiễn của đề tài 1. phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học sgk qua kênh chữ khi dạy bài 41, 42, 43, 44 sinh học 9 (Trang 20 - 25)

Nguyễn Thị Hòa Lớp ĐHTC - K1 Hải Dơng

Tôi đã tiến hành tìm hiểu thông qua trò chuyện với GV - HS, nghiên cứu hồ sơ của HS, cũng như phát phiếu điều tra đến cán bộ GV của 5 trường THCS trong huyện:

Trường THCS Đồng Lạc Nam Sách - Hải Dương Trường THCS An Lâm Nam Sách - Hải Dương

Trường THCS thị trấn Nam Sách -Nam Sách - Hải Dương Trường THCS Quốc Tuấn Nam Sách - Hải Dương

Trường THCS Hồng Phong Nam Sách - Hải Dương

Qua các phiếu điều tra (ở phần phụ lục) cho 25 GV và 15 câu hỏi với kết quả dưới đây, tôi rút ra một số nhận xét và kết luận sau:

Bảng 1: Kết quả thu được qua phiếu điều tra phỏng vấn

Phương án Câu hỏi

a b c d e f

Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

Câu 1 24 96 5 20 20 80 18 72 21 84

Câu 2 22 8 24 96 21 84 23 92 20 80

Câu 3 0 0 23 92 21 84 20 80

Câu 4 15 60 5 20 22 88 21 84

Câu 5 12 48 14 56 15 60 20 80 16 64

Câu 6 10 40 23 92 13 52 0

Câu 7 1 4 1 4 2 8 2 8 1 4 18 72

Câu 8 4 16 5 20 14 56 2 8

Câu 9 24 96 1 4 0 0

Câu 10 4 16 9 36 11 44 1 4

Câu 11 8 32 15 60 1 4 0

Câu 12 14 56 10 40 1 4 0

Câu 13 1 4 1 4 1 4 22 88

Câu 14 3 12 8 32 14 56 0

Câu 15 2 8 1 4 15 60 7 28

- Kết quả cho thấy hầu hết GV đều có nhận thức đúng đắn định nghĩa

2 2

rằng dù sử dụng PPDH nào thì mục đích cần đạt tới sau mỗi giờ học là HS phải nắm vững được tri thức.

- Đa số GV đều nhận thấy việc lựa chọn PPDH không chỉ dựa vào một cơ sở nào cả mà phải dựa trên nhiều yếu tố chi phối để góp phần nâng cao kết quả tiết dạy. Trong các yếu tố đó có 3 yếu tố quan trọng nhất là: Năng lực của GV, trình độ của HS và mục đích nội dung bài học.

- Phần lớn cán bộ GV cho rằng cần phối hợp đủ các yếu tố của PPDH tích cực đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh qua việc vấn đáp - tìm tòi bộ phận.

- Hầu hết GV đều xác định cần áp dụng các biện pháp hướng dẫn HS tự học song mức độ áp dụng của họ lại không nhiều và không thường xuyên vào bài giảng. Hoặc có tiến hành dưới hình thức đọc SGK, cho về nhà nghiên cứu nhưng không đưa ra câu hỏi đồng thời không kiểm tra nên HS không quan tâm đến phần tự nghiên cứu này có khi HS còn không học nên kết quả không cao.

- Hầu hết GV được hỏi đều đồng ý với ý kiến sử dụng biện pháp hướng dẫn HS tự học trong bài 1, bài 2, bài 3. Từ kết quả trên ta thấy việc:

" Hướng dẫn HS tự học " ở những mục và bài cụ thể:

Qua kiểm tra đánh giá đa số GV đều cho rằng sẽ đạt kết quả từ khá trở lên. Khi trò chuyện tôi thấy hầu hết các GV đều đồng tình, ủng hộ khi tiến hành theo biện pháp này.

Đa số GV đều thấy được ưu điểm của việc " Hướng dẫn HS tự học ".

Thực tế. cũng đã chứng minh: khi GV ở bất kì môn học nào nếu rèn luyện kĩ năng tự học ngay từ đầu thì mức độ học tập của HS đó sẽ tốt. HS tích cực hoạt động để tự tìm kiến thức cho mình tạo điều kiện cho HS hăng hái phát biểu và ngược lại.

- Tuy nhiên, nhiều GV cho rằng khó khăn lớn nhất sử dụng phương pháp cho học sinh tự học là trình độ học sinh. Một số khác cho rằng khó khăn do thiếu thốn về phương tiện vì Sinh học là bộ môn rất gần gũi với học sinh.

Tóm lại:

Nguyễn Thị Hòa Lớp ĐHTC - K1 Hải Dơng

Qua phiếu điều tra, đại đa số GV ủng hộ phương pháp rèn luyện năng lực tự học cho HS ở tất cả các môn học chung và đặc biệt là bộ môn Sinh học nói riêng. Song khi áp dụng phương pháp này còn gặt rất nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao.

2.2.2. Kết quả xác định thực trạng

* Tình hình dạy của GV:

Đa số GV thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng với nội dung SGK. Một số GV chưa có kỹ năng soạn bài, vẫn áp dụng một cách rập khuôn máy móc lối dạy học "truyền thống " chủ yếu giải thích, minh hoạ sơ sài, nghèo nàn, tái hiện, liệt kê kiến thức theo SGK là chính, ít sử dụng câu hỏi tìm tòi, tình huống có vấn đề... coi nhẹ rèn luyện thao tác tư duy, năng lực thực hành, ít sử dụng các phương tiện dạy học nhất là các phương tiện trực quan để dạy học và tổ chức cho HS nghiên cứu thảo luận trên cơ sở đó tìm ra kiến thức và con đường để chiếm lĩnh kiến thức của HS.

Để có một tiết dạy tốt thì GV chuẩn bị bài giảng phải tốt, phải dự kiến được các tình huống, cách sử dụng các phương tiện dạy học hợp lí, giúp HS dễ hiểu dễ nhớ, mở rộng kiến thức, rút ra những thông tin cần thiết phù hợp đối với nội dung của từng bài giảng.

Thực tế, GV thường soạn bài giảng bằng cách sao chép lại SGK hay từ thiết kế bài giảng, không dám khai thác sâu kiến thức, chưa sát với nội dung chương trình, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề từ nhỏ đến lớn trong thực tế đời sống và sản xuất. Khi dạy thường nặng về thông báo, không tổ chức hoạt động học tập cho các em, không dự kiến được các biện pháp hoạt động, không hướng dẫn được phương pháp tự học.

2 4

Mặt khác, phương pháp dạy học phổ biến hiện nay vẫn theo "lối mòn", GV truyền đạt kiến thức, HS thụ động lĩnh hội tri thức. Thậm chí có GV còn đọc hay nghi phần lớn nội dung lên bảng cho HS chép nội dung SGK. Việc sử dụng các phương tiện dạy học: phiếu học tập, tranh ảnh, băng hình... chỉ dùng khi thi GV giỏi hay có đoàn thanh tra, kiểm tra đến dự, còn các tiết học thông thường hầu như " dạy chay".

Khi dạy chương I Sinh học 9 rất cần phương tiện trực quan minh hoạ, có như thế HS mới hiểu được nội dung bài giảng một cách sâu sắc. Nhưng việc sử dụng phương tiện như một nguồn tri thức chiếm tỷ lệ thấp. Với cách sử dụng đó. HS ít có các hoạt động tự học, hoạt động chủ yếu là GV, tạo không khí lớp học buồn tẻ nhạt, không gây được hứng thú học tập cho HS, HS thụ động lĩnh hội kiến thức truyền đạt từ GV.

Do việc truyền đạt kiến thức của GV theo kiểu thụ động nên rèn luyện kỹ năng tự học cũng như việc hướng dẫn tự học của GV không được chú ý làm cho chất lượng giờ học không cao.

* Tình hình học tập của HS

Hiện nay việc học tập của HS về môn Sinh học nói chung và chương I nói riêng chưa được học sinh chú ý quan tâm, không hứng thú với môn học, chỉ coi là nhiệm vụ. Trong giờ Sinh học có hiện tượng nói chuyện riêng, học các môn học khác, hoặc luôn học ở tình trạng thụ động, máy móc tái hiện kiến thức, ít vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau do đó hiệu quả lĩnh hội còn thấp, làm giảm hiệu quả học tập bộ môn.

Qua trò chuyện, trao đổi với GV và HS thấy nếu GV nào có biện pháp hoạt động học tập cho HS bằng cách sử dụng phương tiện dạy học và các phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập cho HS để tự nghiên cứu, thảo luận để xây dựng và hình thành kiến thức thì học sinh hứng thú học tập, tích cực phát biểu ý kiến. còn những giờ mà GV dùng phương pháp thuyết trình, sự dụng phương tiện để minh hoạ kiến thức SGK được sử dụng như thông báo không có sự gia công giờ học kém sôi nổi và hiệu quả không cao.

Nguyễn Thị Hòa Lớp ĐHTC - K1 Hải Dơng

Cũng qua điều tra cho thấy trong giờ lên lớp các hoạt động tập trung chủ yếu vào GV, GV không hướng dẫn HS nghiên cứu để tự lĩnh hội, tự tìm lấy tri thức mà đóng vai trò là người lĩnh hội tri thức một cách thụ động.

Cũng từ đây ta thấy việc tự học của HS không theo một phương pháp nào cả nên hiệu quả không cao, HS chưa được rèn những kỹ năng cần thiết để xử lý những thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau trong cuộc sống. Do vậy từ quá trình dạy HS tự học ở trên, ta thấy cần thiết phải thay đổi phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động học tập của HS. Đòi hỏi việc tổ chức các phương pháp hướng dẫn HS tự học ở trường THCS là cần thiết và phải có phương tiện dạy học áp dụng hệ thống các phương tiện trong dạy học để tích cực hoá hoạt động của HS là thực sự cấn thiết đối với quá trình dạy học, góp phần cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học.

* Tình hình cơ sở vật chất:

Điều kiện cơ sở vật chất của bộ môn Sinh học ở hầu hết các trường THCS nói chung còn chưa đẩy đủ có phần rất nghèo nàn, cụ thể:

- Các phương tiện dạy học: tranh ảnh, băng hình mẫu vật, sơ đồ, phiếu học tập còn thiếu nhiều hoặc một số bài không có.

- Nhiều trường chưa có phòng thí nghiệm nếu có còn rất thô sơ, dụng cụ hoá chất còn thiếu nhiều.

2.2.3 Nguyên nhân của thực trạng.

- Do điều kiện cơ sở vật chất của một số trường chưa đầy đủ nên việc áp dụng theo phương pháp tích cực chưa cao.

- Do GV giao bài tập yêu cầu về nhà nhưng chưa có sự kiểm tra một cách sát sao nên ý thức tự học của một số HS không cao.

III. BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC SGK QUA KÊNH

Một phần của tài liệu Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học sgk qua kênh chữ khi dạy bài 41, 42, 43, 44 sinh học 9 (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w