Jakobson, Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Bùi

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX (Trang 25 - 126)

NHUNG VAN DE LIEN QUAN DEN NỘI DUNG LUẬN AN

R. Jakobson, Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Bùi

Công Hùng.

Phan Ngọc trong bài “Thơ là gì?” cũng viết: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản dé bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ nay”, tức là đối lập han với ngôn ngữ hàng ngày.

Tác giả muốn nêu lên một định nghĩa về thơ:

a. Có giá trị phố quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi là thơ trên trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán, trường phái...

b. Mang tính hình thức giúp người ta nhận diện được ngay thơ, không cần phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghệ thuật.

c. GIÚP người ta nam được thực chất của thơ, dé làm tho, đọc thơ và giảng thơ có kết quả.” [79, tr.1§]

Theo Nguyễn Hữu Đạt trong [32, tr.25] thì: “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc song tap trung va khai quat nhất, dudi dang các hình tượng nghệ thuật”.

Trong [148, tr.58->63], Hữu Dat khang định: “Nói tới thơ ca là chúng ta đụng chạm tới một loại văn bản có tính hình thức khá đặc biệt. Đặc điểm đó không những được thể hiện ở việc sử dụng các đơn vị từ ngữ, cú pháp mà còn ở sự hoạt động của mỗi loại đơn vị ngôn ngữ trong khi thực hiện các chức năng của mình. Ở loại văn bản này, có nhà nghiên cứu nhận xét, ngôn ngữ không những là cái để nói về đối tượng mà còn là cái dé nói về chính mình. Nói một cách khác, ngôn ngữ

không chỉ là công cụ nhận thức đối tượng mà còn là công cụ nhận thức của công cụ

nhận thức.” “Thơ là loại văn bản nghệ thuật có tổ chức ngôn ngữ bằng cách lắp

17

ghép các mang cảm xúc và hình tượng, có tinh bat ngờ, khó dự đoán trước, ít có độ lặp về mô hình kiến trúc và ít xảy ra hiện tượng biến dạng”.

Bùi Công Hùng trong “Góp phan tìm hiểu về nghệ thuật thi ca” khang định thơ quan trọng về vần và điệu, trong đó điệu chính là cách tổ chức, hòa phối ngữ

âm.

1.2.2. Nhận thức của tác giả luận an

Như vậy, có thể nói, có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu về thơ. Tuy theo mức độ mà mỗi người định nghĩa về thơ theo một cách khác nhau, nhắn mạnh vào cỏc nội dung khỏc nhau như: chất họa, chất nhạc, cảm xỳc của thơ; thơ là cốt lừi của

cuộc sông, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm, là tiếng nói tri âm, là chuyện

đồng điệu, là cách tổ chức ngôn ngữ, có giá trị phô quát, chứa đựng nhiều ý nghĩa, là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ; có người thì chú trọng vào tính

hiện thực trong thơ, năng lực cảm thụ là yếu tố quyết định của thơ; thơ cốt ở ý, thơ

phải có ích cho tư tưởng và phải mới lạ cho xúc cảm, thơ phải đem đến sự hy vọng.... Trong số các định nghĩa về thơ cũng có những định nghĩa mang tính chất

chung chung, khái quát có lẽ là vì những định nghĩa đó được nêu ra theo cảm nhận

hoặc do người nêu định nghĩa mới chỉ nghiên cứu ở những bước đầu. Tựu chung lại, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thơ nhưng có thể thấy có 3 khuynh hướng chính. Thứ nhất là những định nghĩa thiên về mặt hình thức của thơ, không nhắc đến mặt nội dung hoặc chỉ nói lướt qua mặt nội dung. 7z hai là những định nghĩa về thơ thiên về mặt nội dung của thơ, không xem xét hoặc không chú ý đến mặt hình thức thơ. Thứ ba là những định nghĩa chú ý đến cả hai mặt nội dung và hình thức của thơ. Theo chúng tôi, khuynh hướng thứ nhất và khuynh hướng thứ hai đều chưa được vì nếu thơ chỉ quá chú trọng đến hình thức mà không đạt được về nội dung thì có thé là thơ dở hoặc có thể không có thơ. Chang hạn như có một sô người hiện nay làm thơ theo kiểu đầy những con số hoặc ngôn từ mang tính “sáo rỗng”,

đôi lúc là ngôn từ “kiểu cách” nhưng không đạt về mặt nội dung thì tạo ra những sản phẩm gọi là thơ nhưng là thơ theo kiểu có vẻ “giật cục”, gân guốc, khô cứng, không đạt đến cái chất thiện- mỹ, thiếu sự tinh tế và sâu sắc.. .Nhưng mặt khác cũng lại phải thấy rằng, nếu thơ chỉ thiên về mặt nội dung, không đảm bảo những yếu tổ nhất định về hình thức thì có thé lại tạo ra thứ thơ trùng lặp với thể loại vốn được mọi người gọi là “văn xuôi”, thậm chí có thể tạo ra một sản phẩm cũng không có gì để gọi được là thơ hay văn xuôi cả (tùy mức độ). Vì vậy, chúng tôi ủng hộ khuynh hướng thứ ba, khuynh hướng coi thơ là phải đảm bảo cả về mặt nội dung và mặt

18

hình thức. Hình thức của thơ phải đạt đến độ tương xứng để người ta có thé nhận biết, phân biệt thơ với các thê loại không phải là thơ. Đồng thời, hình thức đó phải đạt đến mức để truyền tải được nội dung, “nghĩa lý” của thơ. Thơ phải đảm bảo được sự tương xứng về cả hình thức và nội dung thơ- hai mặt này không thé thiếu trong thơ, luôn có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau theo tính chất tương tác hai chiều. Dựa trên cơ sở chọn lựa khuynh hướng thứ ba trong cách hiểu về thơ như vậy, chúng tôi thấy định nghĩa về thơ của Bạch Cư Dị ở trên và định nghĩa của Mã Giang Lân nói trên về cơ ban là hợp lý. Cách hiểu đó là cơ sở dé chúng tôi có thé tiến đến những van đề cụ thé hơn liên quan tới ngôn ngữ thơ như ý thơ, tứ thơ, bài thơ, khô thơ, câu

thơ...

1.3. Nhận thức về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ

1.3.1. Khái niệm thơ tự do

* Quan niệm của Mã Giang Lân trong [79, tr 273->274]

Thơ tự do được viết theo cách “bỏ hết vần, chỉ giữ lai âm điệu, âm hưởng thơ”.

“Hình thức thơ là thơ tự do nhưng vẫn giữ được cốt cách dân tộc. Và dù là thơ tự do nhưng vẫn có mức độ, vẫn giữ được liều lượng nhất định về vần điệu, âm điệu dé thơ đạt được yêu cau đại chúng, thấm vào quan chúng và có tác dụng tích cực trong đời sống”. “... Thơ nước ngoài được dịch ra tiếng Việt chủ yếu là ở hình thức thơ tự do”. “Khả năng biểu hiện của thơ tự do rất lớn. Nó hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ nhu cầu của các thé thơ dân tộc. Và càng về sau nó

càng có những tìm tòi thể nghiệm mới trong cấu trúc của câu thơ”.8 8 ghi¢ g

* Quan niệm của Vừ Tan Cường trong “Thơ tự do và con đường tat yếu của

thi ca” (@ 2004 talawas):

“ Một nha thơ trẻ nói “ Tôi làm tho tự do dé xác lập quyền tự do của bản thể”.

Câu nói như sự xác tín mở ra cái nhìn về tầm vóc nhà thơ và con đường của thi ca hiện đại. Thi ca hiện dai đang trờn hành trỡnh mở hướng về cừi vụ tận của cỏi đẹp và tỡnh thương. Hành trỡnh của thi ca chớnh là sự trở về cừi uyờn nguyờn của vũ trụ, sự

nguyên sơ của cảm xúc, sự non tươi của tư duy và sự trong trẻo, âm vang của ngôn

ngữ. Con đường tất yếu của thi ca chính là sự rũ bỏ những ràng buộc của van điệu, niêm luật và rào cản của lý trí dé trở về với giá trị đích thực của thi ca và bản thể

của nhà thơ.

19

Khởi thuỷ của ngôn ngữ là lời nói. Ban đầu, lời nói là chuỗi âm thanh không niêm luật, vần điệu và biểu hiện một cách tự do tư tưởng, cảm xúc của con người. Ở Việt Nam, kê từ khi chữ Hán được sử dụng làm văn tự, hơn mười thế ky qua, thi ca bị “cam tù” trong những vần điệu, niêm luật của thơ Đường, thơ Tống và thơ cô điển Trung Quốc. Thơ Mới ra đời cũng chỉ là sự giải thoát nửa vời khỏi những ảnh hưởng, niêm luật thơ Trung Quốc. Trường phái Xuân Thu Nhã Tập hình thành có sự đột phá về hình thức và tư duy thơ nhưng đáng tiếc lại sa vào vũng lầy duy lý và đánh mất các thuộc tính cơ bản của thi ca.

Thơ lục bát, song thất lục bát- thê thơ truyền thống của dân tộc đã tạo nên sự ôn

định, “đóng băng” về nhịp điệu, vần điệu và các mô-tip thẩm mỹ. Chính vi thế việc viết một bài thơ lục bát hay quả là một thử thách quá lớn đối với nhà thơ. Thơ Đường, thơ Mới và các thê thơ dân tộc là thơ điệu ngâm nên phong phú về niêm luật, vần điệu. Van điệu thi ca có sức quyến rũ và dé cầm tù tâm hồn nhà tho. Van điệu chỉ là một biểu hiện của thuộc tính thơ. Chính vì thế, vần điệu thi ca luôn biến đổi theo tâm trạng nhà thơ và sự biến động của thời đại, sự thay đôi của các trường

phái, trào lưu thi ca.

Nha thơ cô điển lay cái đẹp của thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực cái đẹp của thi ca. Nhà thơ hiện đại lay ban ngã làm thước do vũ trụ. Ban ngã của nhà thơ hiện đại luôn là sự khám phá, kiếm tìm. Nhà thơ hiện đại luôn có ý hướng vươn tới tự do trong cả ý thức và trong quá trình sáng tạo thi ca. Chính vì thế, đối với nhà thơ hiện dai, thơ tự do trở thành con đường tat yếu. Tho tự do không phải là sự phản khang đối với thơ niêm luật mà chính là biểu hiện sự tìm tòi, khám phá nhịp điệu thời đại và giọng điệu của nhà thơ hiện đại. Quá trình sáng tạo thơ tự do luôn là sự bắt đầu liên tục và không có điểm dừng.

Nhà thơ hiện đại kiến tạo thế giới thông qua ngôn ngữ thi ca. Bản thân ý nghĩa

của thơ tự đã xác lập các thuộc tính của thơ tự do. Ngôn từ của thơ tự do bùng vỡ

như pháo hoa ngũ sắc, không xác định ranh giới, độ dài ngắn, biên độ giữa các câu

thơ, khổ thơ, đoạn thơ. Thuộc tính của thơ tự do phải biểu hiện qua mọi bình diện, từ cảm xúc đến tư duy, từ hình tượng đến cấu tứ, từ nhịp điệu đến going điệu. Chính khí chất, cá tính của nhà thơ quy định thái độ lựa chọn phương thức thể hiện. Nhà thơ không hình thành nhịp điệu thơ ca trong tâm hồn thì sự kiếm tìm những nhịp

điệu ở bên ngoài chỉ là vay mượn, chạy theo chủ nghĩa hình thức và bai thơ chỉ là những ý tưởng nhân văn rời rac, chap vá.

20

Thơ tự do không vần, câu thơ dài ngắn khác nhau, co duỗi linh hoạt không có nghĩa là thiếu sự liên kết nội tại giữa các yếu tố cấu thành bài thơ. Chính cảm xúc, năng lượng tâm linh và lôgIc nội tại của sự vật sẽ kết dính các hình ảnh, chi tiết và

ngôn ngữ thi ca.

Thi ca đang trên đường hành trình mở hướng về thi pháp thơ hiện đại. Dù thi ca cộng hưởng với âm nhạc và hội hoạ nhưng nó vẫn phải soi bóng vào chính nó dé giữ lại những thuộc tính của thi ca. Con đường thi ca luôn mở ra những lối rẽ, khúc quanh day bí ấn. Mỗi nhà thơ đều tìm một hướng đi, một phương thức thé hiện cho riêng mình nhưng xu hướng chung của vận động thi ca vẫn là hướng đến thơ tự do.

Thơ tự do chính là sự trở về của khởi thuỷ ngôn ngữ nhưng được biến đổi về chất, nâng lên tam cao mới phù hợp với nhịp điệu tâm hồn con người hiện đại và nhịp

điệu cua thời dai’.

* Ý kiến của Phan Nhiên Hạo trong bài “Về Tân hình thức, thơ Tự do, và “tươi mát hôn nhiên ””

“ Thơ tự do không phải là một trường phái hay chủ nghĩa duy nhất, mà nó đủ rộng đề chứa tất cả những trường phái và chủ nghĩa khác nhau. Trên tinh thần đó,

Tân hình thức nên hài lòng với vai trò là một đóng góp vào thơ tự do hơn là tìm

cách thay thế nó. Ngược lại, các nhà thơ tự do cũng nên mạnh dạn ứng dụng một sỐ kỹ thuật mà Tân hình thức đề nghị, như kỹ thuật vắt dòng hiện cũng rất phố biến

trong thơ hiện đại Mỹ, vào những bài thơ tự do”.

* Quan niệm của Thanh Thao trong [238, tr.1 13]

“Thơ có vần cũng cần tự do”. Ông đã nhận định: “Người ta cứ sợ thơ “nới rộng vô hạn” những biên độ dé không còn là thơ nữa. Từ chỗ thơ có vần đến chỗ thơ ít có vần rồi thơ không vần rồi thơ văn xuôi rồi thơ... phi thơ rồi... Tất cả những tìm tòi

nhiều khi đến cực đoan ay cuối cùng cũng chỉ dé chứng tỏ một điều: Thơ cần một

sự tự đo tuyệt đối trong tâm hồn người làm thơ. Không phải làm thơ không vần hay thơ tự do mới cần tự do, mà ngay khi viết theo những thể thơ truyền thống thì tự do vẫn là điều kiện đầu tiên “cần và đủ” cho mỗi nhà thơ. Không thể có thơ ở một nhà thơ có tâm hồn nô lệ, dẫu người ấy tài giỏi tới đâu, ngôn từ có giàu có tới đâu. Bởi nghĩ cho cùng, ngôn ngữ trong thơ cũng chỉ là cái vỏ vật chất nhằm thê hiện “cái gì đó” của nhà thơ, một cái gì không dễ gọi tên không dễ định danh nhưng nó luôn có mặt. Vì thế người ta đã khuyên các nhà thơ khi trong mình “có gì” thì hãy viết, đừng cố ép minh làm thơ, và cũng đừng “chế tạo” một thứ tho ca máy móc trong

99 99

khi tâm hồn minh đang ở trạng thai “tro”.

21

Xét cho cùng, bàn luận về thơ tự do, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Mỗi ý kiến

có một tính hợp lý nhất định. Luận án này cho rằng, cai được gọi là “thơ tự do” có

thé hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hep. Theo nghĩa hẹp, tho tự do có thé được hiểu theo cỏch của Mó Giang Lõn và Vừ Tuấn Cường. Theo nghĩa rộng, cú thể hiểu thơ tự do theo hướng linh hoạt hơn, thể hiện trong một sỐ ý kiến của Phan Nhiên Hạo hay Thanh Thảo. Tùy theo từng phần nội dung mà luận án nảy sẽ vận dụng lý

thuyết, quan niệm về thơ tự do dé phân tích, lý giải van dé mà đề tài đã đặt ra.

1.3.2. Sự tự do hóa thơ và tự do hoá ngôn ngữ thơ

1.3.2.1. Vì sao có sự tự do hóa thơ và ngôn ngữ thơ

Theo Dinh Văn Đức trong [40, tr.825->826] thì “Sự chuyền biến của ngôn ngữ văn học Việt Nam dau thé ky XX lẽ ra phải bắt đầu từ vận văn (văn van) vi đó là cái pháo đài về thé loại của văn học truyền thống. Thế nhưng, sự chuyền biến thực tế của ngôn ngữ văn học Việt Nam đã không theo lộ trình cải biến cái cũ mà là kiến tạo và thiết lập cái mới: bắt đầu từ kiến tạo ngôn ngữ báo chí, rồi từ ngôn ngữ báo chí kiến tạo ngôn ngữ văn xuôi của các thể loại văn học. Rồi sau cùng, chính văn xuôi mới tạo ra áp lực làm tự đo hóa ngôn ngữ thơ. Phong trào Thơ mới là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển này”.

1.3.2.2 Thế nào là sự tự do hóa thơ?

Có thể hiểu đó là quá trình biến đổi, vận động của thơ theo hướng “phá dần”

những quy tắc, luật lệ của thơ cũ và sự tạo ra những hình thức biểu hiện mới, những thé loại mới cho phù hợp với hồn thơ mới, nội dung, tư tưởng, tình cảm, đề mục, thi hứng mới.. .Chăng hạn, đó là việc xuất hiện của thơ tự do với sự cách tân về hình thức là bỏ hết vần những vẫn giữ âm điệu, âm hưởng thơ. Hoặc, từ các thể thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát, song thất lục bát... người ta “pha trộn” các thể loại để tạo ra các bài thơ mới về hình thức, về cấu trúc...

1.3.2.3. Sự tự do hoá ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ là cơ chế t6 chức ngôn từ theo quy luật nhất định. Ngôn ngữ thơ là cơ chế tổ chức ngôn từ theo quy luật có van, có điệu tạo nên âm hưởng thơ làm thành phương tiện hình thức thể hiện nội dung thơ. Vì thế, sự tự do hoá thơ phải gắn liền

với sự tự do hoá ngôn ngữ thơ, tức là sự đôi mới, cách tân cơ chế tô chức ngôn ngữ thơ như vần, điệu/nhịp, niêm, thể loại...

22

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX (Trang 25 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(269 trang)