Cốt liệu lớn (đá 1x2 và cốt liệu nhẹ nhân tạo) .1 Đá 1x2

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo cấu kiện bê tông cốt thép có sử dụng sợi nhựa cốt liệu nhân tạo trong công trình thủy lợi (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Kiểm tra tính chất của vật liệu sản xuất bê tông .1 Cốt liệu min (Cát)

3.2.2 Cốt liệu lớn (đá 1x2 và cốt liệu nhẹ nhân tạo) .1 Đá 1x2

Cốt liệu lớn được kiểm tra các tính chất như: khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ hút nước theo tiêu chuẩn TCVN 7572-4:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích, độ hút nước”.

Thành phần hạt của Cốt liệu lớn được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 7572- 2:2006 “Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định thành phần hạt”.

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng của cốt liệu (ra), tính bằng gam trên centimét khối, chính xác đến 0,01 g/cm3, được xác định theo công thức sau:

ra=rnì m4

m4−(m2−m3) (3.8)

Trong đó:

+ rn  là khối lượng riêng của nước, tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3);

+ m2 là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, tính bằng gam (g);

+ m3 là khối lượng của bình + nước + tấm kính, tính bằng gam (g);

+ m4 là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g);

Khối lượng thể tích

Khối lượng thể tích của cốt liệu ở trạng thái khô (rvk), tính bằng gam trên centimét khối, chính xác đến 0,01 g/cm3, được xác định theo công thức sau:

rvk=rnì m4

m1−(m2−m3) (3.9)

Trong đó:

+ rn là khối lượng riêng của nước, tính bằng gam trên centimét khối (g/cm3);

+ m1 là khối lượng mẫu ướt, tính bằng gam (g);

+ m2 là khối lượng của bình + nước + tấm kính + mẫu, tính bằng gam (g);

+ m3 là khối lượng của bình + nước + tấm kính, tính bằng gam (g);

+ m4 là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g);

Độ hút nước

Độ hút nước của cốt liệu (W), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1

%, xác định theo công thức:

W=(m1−m2)

m4 ì100 (3.10)

Trong đó:

+ m1 là khối lượng mẫu ướt, tính bằng gam (g);

+ m4 là khối lượng mẫu ở trạng thái khô hoàn toàn, tính bằng gam (g);

+ Kết quả thử độ hút nước của cốt liệu là giá trị trung bình cộng của hai kết quả thử song song.

+ Nếu chênh lệch giữa hai lần thử lớn hơn 0,2 %, tiến hành thử lần thứ ba và khi đó kết quả thử là trung bình cộng của hai giá trị gần nhau nhất.

Thành phần hạt

Tiến hành thí nghiệm và tính kết quả:

Lượng sót riêng trên từng sàng kích thước mắt sàng i (ai), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác đến 0,1 %, theo công thức:

ai=mi

mì100 (3.11)

Trong đó:

+ mi là khối lượng phần còn lại trên sàng có kích thước mắt sàng i, tính bằng gam (g);

+ m là tổng khối lượng mẫu thử, tính bằng gam (g).

Lượng sót tích lũy trên sàng kích thước mắt sàng i là tổng lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng lớn hơn và lượng sót riêng thân nó. Lượng sót tích lũy của mẫu cốt liệu lớn (Ai), tính bằng phần trăm khối lượng, chính xác tới 0,1 %, theo công thức:

Ai=ai++a70 (3.12)

Trong đó:

+ ai là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng i, tính bằng phần trăm khối lượng (%);

+ a70 là lượng sót riêng trên sàng có kích thước mắt sàng 70 mm, tính bằng phần trăm khối lượng (%).

3.2.2.2 Cốt liệu nhẹ nhân tạo

Cốt liệu nhân tạo được sản xuất từ tro bay và xi măng với nhiều tỷ lệ khác nhau như tỷ lệ 9/1 (Tuan và cộng sự, 2019; Tuấn và cộng sự, 2022); tỷ lệ 9/1; 8/2; 7/3 (Kockal & Ozturan, 2010). Qua các nghiên cứu trên ta chọn tỷ lệ tro bay/xi măng là 9/1 để sản xuất cốt liệu nhân tạo trong nghiên cứu, do tỷ lệ 9/1 là tỷ lệ tro bay/xi măng thấp giúp tận dụng được nguồn tro bay cao lên dến 90% trong tổng thành phần cấp phối của cốt liệu nhân tao. Đồng thời, do yêu cầu cường độ chịu nén của cấu kiện dầm bê tông cốt thép không cao 25 MPa theo tiêu chuẩn TCVN 9139:2012 về công trình thủy lợi – Kết cầu bê tông, bê tông cốt thép vùng ven biển.

Bên cạnh đó, cốt liệu nhân tạo được sản xuất trong nghiên cứu dựa theo nghiên cứu của Bùi Lê Anh Tuấn và ctv. (2022), cốt liệu nhân tạo trong nghiên cứu này được sản xuất tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh), quy trình sản xuất cốt liệu với máy tạo viên có đường kính 100 cm và chiều sâu 20 cm, máy được thiết lập tốc độ quay 55 vòng/phút với góc nghiêng 37o được giữ cố định trong suốt quá trình tạo viên.

Mỗi lần sản xuất LWA là 5 kg hỗn hợp cốt liệu tro bay/xi măng với tỷ lệ 9/1 cố định theo khối lượng và nước được sử dụng chiếm 25% đến 35% hỗn hợp cốt liệu với các tính chất của cốt liệu nhân tao được kiểm tra theo bảng như sau:

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn thí nghiệm các tính chất của cốt liệu nhẹ nhân tạo STT Tính chất cốt liệu nhân tạo Tiêu chuẩn thực hiện Ghi chú

1 Khối lượng riêng, khối lượng TCVN 7572-4:2006 Cách tiến hành

thể tích, độ hút nước

tương tự đá 1x2

2 Thành phần hạt TCVN 7572-2:2006

3 Cường độ nén từng viên Kockal & Ozturan (2010)

Trong đó cường độ nén từng viên cốt liệu riêng lẻ được xác định theo phương pháp Kockal & Ozturan (2010), mỗi loại cốt liệu được tiến hành lấy 20 viên với công thức xác định cường độ nén như sau:

RCL= 2,8ì P

3,14ì D2 (3.13)

Trong đó:

+ P là lực phá hủy (kN);

+ D là đường kính của viên (cm).

Hình 3.2 Máy nén đơn trục thí nghiệm cường độ nén từng viên

Một phần của tài liệu nghiên cứu chế tạo cấu kiện bê tông cốt thép có sử dụng sợi nhựa cốt liệu nhân tạo trong công trình thủy lợi (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w