Đánh giá hành vi sử dụng xe buýt của SV K67, khoa KT&KDQT, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt của sv khóa k67 khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường đại học kinh tế đhqghn (Trang 21 - 33)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG XE BUÝT CỦA SINH VIÊN K67, KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ,

3.2. Đánh giá hành vi sử dụng xe buýt của SV K67, khoa KT&KDQT, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

3.2.1. Thông tin về mẫu khảo sát

Quá trình thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát được mô tả như ở chương 2. Kết quả thống kê mô tả 30 mẫu khảo sát hợp lệ được trình bày ở Bảng 3.1

Bảng 3.1: Thông tin về mẫu khảo sát

Thông tin Số mẫu (Người) Tỷ lệ (%) Giới tính

Nam 6 20%

Nữ 23 76,7%

Khác 1 3,3%

Thu nhập bình quân 1 tháng

Dưới 1 triệu 11 37,9%

1 – 3 triệu 12 41,4%

3 – 5 triệu 5 17,2%

Trên 5 triệu 1 3,4%

Cự ly di chuyển trung bình trong ngày

Dưới 2 km 3 10%

2 km – 5 km 9 30%

5 km – 8 km 10 33,3%

Trên 8 km 8 26,7%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Bảng 3.1 cho thấy trong mẫu khảo sát, nữ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất là 76,7%, tương ứng với 23 người tham gia khảo sát, tỷ trong nam giới tham gia khảo sát là 20%

ứng với 6 người, số lượng người với giới tính khác tham gia khảo sát là nhỏ nhất với 1 người tương ứng với 3,3%.

Xét về thu nhập bình quân hàng tháng, số lượng sinh viên có mức thu nhập dưới 1 triệu chiếm 37,9% với 11 người tham gia khảo sát. 1 – 3 triệu là mức thu nhập của 12 sinh viên, tương ứng với 41,4%. 17,2% sinh viên tham gia khảo sát có mức thu nhập ở khoảng 3 – 5 triệu, ứng với 5 người. Mức thu nhập của 3,4% người làm khảo sát là trên 5 triệu, ứng với 1 sinh viên

Xét về cự ly di chuyển trung bình trong ngày, bảng cho thấy trong mẫu khảo sát, 10% số sinh viên được hỏi di chuyển với cự ly dưới 2 km trong 1 ngày, tương ứng với 3 người. Các cự ly 2 km – 5 km, 5 km – 8 km chiếm tỷ trọng lần lượt là 30%, 33,3% với số lượng sinh viên tương ứng là 9 và 10 sinh viên. Số lượng sinh viên di chuyển với cự ly trên 8 km là thấp nhát với tỷ lệ 26,7% ứng với 8 sinh viên tham gia khảo sát.

3.2.2. Thực trạng sử dụng xe buýt của sinh viên K67 khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Khi thực hiện khảo sát, với câu hỏi “Anh/chị có sử dụng xe buýt không?” nhằm tìm ra số lượng SV K67 khoa KT&KDQT, trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN sử dụng xe buýt và nhận được kết quả như hình 3.1 dưới đây

Hình 3.1: Thực trạng sử dụng xe buýt của sinh viên

Qua hình ta thấy, đa số sinh viên tham gia khảo sát có sử dụng xe buýt, chiếm tỷ trọng 70%, trong khi 30% số sinh viên được hỏi không sử dụng dịch vụ này.

3.2.2.1. Đối với sinh viên có sử dụng xe buýt

Khi trả lời câu hỏi “Anh/chị thường sử dụng đơn vị vận hành xe buýt nào?”, 90,5% số sinh viên đang sử dụng xe buýt trả lời họ hiện đang sử dụng các đơn vị thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco). Đối với hãng xe Vinbus thuộc tập đoàn Vingroup có 47,6% sinh viên trả lời rằng hiện họ đang sử dụng đơn vị vận chuyển này.

Đối với các đơn vị khác thì chỉ có 19% sinh viên được hỏi trả lời họ hiện đang sử dụng những đơn vị này, chiếm tỷ trọng thấp nhất. Như vậy, thông qua số liệu điều tra được từ bảng hỏi, ta có thể thấy rằng các đơn vị thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) là đơn vị vận hành xe buýt phổ biến nhất với các bạn sinh, theo sau là hãng xe Vinbus và cuối cùng là các đơn vị còn lại.

Hình 3.2: Đơn vị vận hành xe buýt được sinh viên sử dụng

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Với thời điểm sử dụng xe buýt trong ngày, Sáng (5h – 11h), Trưa (11h – 13h), Chiều (13h – 18h) đều là những thời điểm mà sinh viên sử dụng xe buýt nhiều, với 66,7%

người được hỏi đều đang sử dụng xe buýt vào 3 khung giờ này. Riêng khung giờ buổi tối (18h – 21h), số lượng sinh viên tham gia giao thông bằng xe buýt chỉ chiếm 28,6%, thấp nhất trong cả 4 khung giờ.

Hình 3.3: Thời điểm sử dụng xe buýt trong ngày.

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Về tần suất sử dụng xe buýt, 47,6% sinh viên làm bài khảo sát sử dụng xe buýt ở mức độ thường xuyên, tương đương với 4 – 6 lần di chuyển bằng xe buýt trong 1 tuần.

Tỷ trọng sinh viên sử dụng xe buýt ở mức độ khá thường xuyên là 23,8%, với 2 – 3 lần/tuần. Số sinh viên thỉnh thoảng di chuyển bằng xe buýt trong tuần (0 – 1 lần/tuần), là 28,6%.

Hình 3.4: Tần suất sử dụng xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Đối với thời gian di chuyển trung bình bằng xe buýt, tỷ trọng không chênh lệch quá nhiều giữa 5 khoảng thời gian được tác giả đề xuất trong bảng hỏi. 28,6 % sinh viên thực hiện bài khảo sát tốn 20 – 30 phút cho 1 lần di chuyển bằng xe buýt. 19% sinh viên

được điều tra tốn lần lượt là dưới 10 phút, 30 – 45 phút và trên 45 phút cho 1 chuyến xe buýt. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là số thời gian 10 – 20 phút/lần với tỷ lệ 14,3% sinh viên.

Hình 3.5: Trung bình thời gian 1 chuyến xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Đề cập đến loại vé sinh viên thường sử dụng khi đi xe buýt, số liệu điều tra cho thấy phần lớn sinh viên sử dụng vé thường, loại vé mua theo mỗi lượt sinh viên sử dụng và mua trực tiếp tại người kiểm soát vé trên xe buýt, với tỷ lệ là 60%. 40% sinh viên còn lại sử dụng vé tháng liên tuyến ưu tiên, đây là loại vé được mua theo tháng và được sử dụng trên nhiều tuyến buýt khác nhau. Loại vé tháng được dành cho những đối tượng ưu tiên, trong đó có sinh viên.

Hình 3.6: Loại vé được sử dụng khi đi xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024

Khi hỏi số lần chuyển tuyến của sinh viên, 47,6% sinh viên tham gia khảo sát chỉ cần đi 1 tuyến buýt để đến được địa điểm mình muốn. 42,9% sinh viên phải chuyển 1 tuyến buýt, và 9,5% sinh viên còn lại phải chuyển từ 2 tuyến buýt trở lên.

Hình 3.7: Số lần chuyển tuyến khi sử dụng xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Để di chuyển đến trạm xe buýt, hầu hết các sinh viên được hỏi đi bộ ra bến xe buýt, với tỷ trọng lớn nhất, 95,2%. Số còn lại sử dụng xe máy, xe ôm hoặc nhờ người khác chở với tỷ lệ lần lượt là 9,5%, 4,8% và 28,6%.

Hình 3.8: Phương tiện di chuyển ra trạm xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Mục đích sử dụng xe buýt của sinh viên chủ yếu là để đi học, với 81% số sinh tham gia vào bài khảo sát dùng xe buýt làm phương tiện di chuyển đến các giảng đường.

Ngoài ra sinh viên còn dùng xe buýt để đi chơi và đi làm, với tỷ trọng lần lượt là 47,6%

và 33,3%. Phần ít số sinh viên tham gia trả lời câu hỏi có mục đích sử dụng xe buýt là về quê với tỷ lệ 19% và những mục đích khác với tỷ lệ 4,8%.

Hình 3.9: Mục đích sử dụng xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 3.2.2.2. Đối với sinh viên không sử dụng xe buýt

Đối với những sinh viên không sử dụng xe buýt, 100% số sinh viên tham gia vào điều tra có phương tiện cá nhân là xe máy.

Hình 3.10: Phương tiện giao thông sử dụng chủ yếu của sinh viên

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Khi được hỏi những người tham gia khảo sát gặp vấn đề khi sử dụng phương tiện hiện tại, 85,7% số sinh viên trả lời rằng họ cảm thấy số chi phí phải bỏ ra để sử dụng xe

máy cao. 42,9% cảm thấy sử dụng xe máy không đảm bảo an toàn và một vài lý do khác.

14,3% sinh viên lại cảm thấy sử dụng xe máy mang lại nhiều phiền toái và kém an ninh.

Hình 3.11: Vấn đề khi sử dụng phương tiện hiện tại

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Tác giả đề xuất những lý do ngăn cản những sinh viên này sử dụng xe buýt, có 88,9% sinh viên chưa sử dụng xe buýt bởi vì phương tiện hiện tại họ đang dùng đem lại sự thuận tiên hơn so với phương tiện công cộng này. Ngoài ra lý do bất tiện về mặt thời gian cũng khiến 77,8% sinh viên chưa lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển.

Ngoài ra còn một vài lý do khác như kém an ninh, vấn đề về sức khỏe và không đảm bảo an toàn với tỷ lệ lần lượt là 33,3%, 22,2% và 11,1%.

Hình 3.12: Lý do chưa sử dụng xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024

Cuối cùng, khi được hỏi những sinh viên này có ý định sử dụng xe buýt trong tương lai không, 66,7% sinh viên cảm thấy họ sẽ không sử dụng xe buýt trong thời gian sắp tới vì những lý do đã đề cập ở trên, 33,3% sinh viên cho rằng có khả năng họ sẽ sử dụng phương tiện công cộng này trong tương lai.

Hình 3.13: Ý định sử dụng xe buýt trong tương lai

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 3.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng xe buýt của sinh viên K67 khoa

Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Qua các bài nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng xe buýt ở sinh viên trước đó, cùng với kết quả khảo sát, 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi sử dụng xe buýt của sinh viên K67 khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

3.2.3.1. Sự hữu ích của xe buýt

Hình 3.14: Sự hữu ích của xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Thực hiện khảo sát trên 30 mẫu nghiên cứu đến từ 30 SV K67, khoa KT&KDQT, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Tác giả đã đưa ra 6 quan điểm đối với sự hữu ích của xe buýt. Đầu tiên, với ý kiến sử dụng xe buýt thuận tiện, có 12/30 SV “Đồng ý” hoặc

“Hoàn toàn đồng ý” với ý kiến này, còn lại (18/50) cho rằng họ cảm thấy “Trung lập”,

“Không đồng ý” hoặc “Hoàn toàn không đồng ý”. Điều này cho thấy thái độ của sinh viên về sự thuận tiện của xe buýt có sự mâu thuẫn, tuy nhiên nghiêng về thái độ tích cực nhiều hơn khi có đến 40% sinh viên được hỏi cho thấy sự đồng thuận với ý kiến này, gần gấp đôi tỷ lệ 26,7% sinh viên không đồng tình.

Thứ hai, khi đề xuất rằng sử dụng xe buýt an toàn, tác giả nhận lại được phản hồi đa phần đồng tình hoặc trung lập, với 16/30 SV chọn “Đồng ý” hoặc “Hoàn toàn đồng ý”

và 10/30 SV có thái độ trung lập với ý kiến này. Số ít còn lại là 3/10 SV bất đồng ý kiến với 2 mức độ “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Qua đó ta có thể thấy rằng phần lớn SV thực hiện khảo sát cảm thấy an toàn khi sử dụng xe buýt.

Thứ ba, đối với ý kiến cho rằng chi phí bỏ ra khi sử dụng xe buýt là thấp, hầu hết phản hồi nhận được là đồng tình, với 26/30 SV cho rằng họ “Đồng ý” hoặc “Hoàn toàn đồng ý” với ý kiến này, 4/30 SV còn lại chọn “Bình thường”. Như vậy, yếu tố giá cả đóng vai trò quan trọng với sự hữu ích của xe buýt, ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe buýt của sinh viên.

Thứ tư, khi cho rằng sử dụng xe buýt giúp tiết kiệm thời gian hơn, phản hồi nhận được lại trái ngược với ý kiến trước, khi có 20/30 SV không đồng tình với ý kiến này ở 2 mức độ, phần còn lại với chỉ 5/30 bày tỏ thái độ đồng tình và 5 người còn lại có thái độ trung lập. Có thể nói rằng việc di chuyển bằng xe buýt còn nhiều bất tiện về thời gian, yếu tố này làm giảm đi sự hữu ích của xe buýt.

Thứ năm, với ý kiến đi xe buýt giúp người sử dụng không phải tìm bãi đỗ xe, 28/30 được hỏi chọn từ “Bình thường” đến “Hoàn toàn đồng ý”, điều này cho thấy phần lớn sinh viên cảm thấy việc đi xe buýt thuận tiện vì họ không cần lo lắng về chỗ để xe.

Với ý kiến cuối cùng, “Tôi nghĩ sử dụng xe buýt thì không có căng thẳng khi tham gia giao thông”, phản hồi nhận được có sự mâu thuẫn, khi số lượng sinh viên chọn các ý kiến “Không đồng ý”, “Bình thường”, “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” không có nhiều sự chênh lệch với số lượng lần lượt là 10, 7, 10, 3/30 SV.

3.2.3.2. Chất lượng dịch vụ xe buýt

Hình 3.15: Chất lượng dịch vụ xe buýt

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Đối với chất lượng dịch vụ xe buýt, tác giả đề xuất 9 quan điểm. Với đa số quan điểm này thái độ trung lập của sinh viên chiếm phần nhiều, từ 11 đến 17 trên 30 SV được hỏi chọn “Bình thường”. Tuy nhiên cũng có sự đồng tình cao ở những ý kiến về sự phủ sóng của xe buýt, khoảng cách gần giữa trạm dừng và nơi ở, tần suất của các tuyến buýt nhiều và thông tin về xe buýt luôn được cập nhật kịp thời, với số lượng chọn “Hoàn toàn đồng ý” và “Đồng ý” ở khoảng 10 – 17/30 SV. Ngược lại, ý kiến về điểm dừng và cơ sở vật chất trên xe buýt đầy đủ và tiện nghi, cùng ý kiến thái độ của nhân viên là tốt lại nhận về ý kiến phản hồi không đồng thuận cao với trung bình 10 SV được hỏi chọn phương án

“Hoàn toàn không đồng ý” hoặc “Không đồng ý”.

3.2.3.3. Chuẩn chủ quan

Hình 3.16: Chuẩn chủ quan

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Với 5 quan điểm liên quan yếu tố chuẩn chủ quan, mức độ đồng ý cao ở các ý kiến cho rằng gia đình, chính quyền thành phố và phương tiện truyền thông khuyến khích sinh viên sử dụng xe buýt với tổng số sinh viên chọn “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” dao

động ở khoảng 13 – 17/30 SV. Thái độ trung lập cũng được tìm thấy nhiều ở 3 ý kiến cho rằng bạn bè, cơ quan/trường học và chính quyền thành phố khuyến khích sinh viên sử dụng xe buýt, với trung bình 14 /30 SV chọn “Bình thường” ở 3 quan diểm này. Mức độ không đồng tình cao nhất ở ý kiến cho rằng bạn bè cũng góp phần vào việc khuyến khích sinh viên sử dụng xe buýt, với tổng 10 trên 30 số SV tham gia khảo sát chọn “Không đồng ý” và “Hoàn toàn không đồng ý”. Qua đó ta thấy nhân tố gia đình, chính quyền thành phố và phương tiện truyền thông đóng vai trò chủ yếu trong sức ảnh hưởng của chuẩn chủ quan đến hành vi sử dụng xe buýt của sinh viên.

3.2.3.4. Nhận thức về môi trường

Hình 3.17: Nhận thức về môi trường

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Tác giả đề xuất 3 quan điểm liên quan đến yếu tố nhận thức về môi trường. Phản hồi nhận được cho thấy phần lớn sinh viên đồng tình với ảnh hưởng tốt của xe buýt tới môi trường. với số lượng sinh viên chọn “Đồng ý” hoặc “Hoàn toàn đồng ý” ở 3 ý kiến lần lượt là 17, 16 và 21 trên tổng số 30 sinh viên tham gia khảo sát. Trung bình có 7 sinh viên cảm thấy trung lập với các ý kiến này và một bộ phận nhỏ với số lượng trung bình ở mức 5 SV không đồng tình với ý kiến xe buýt có ảnh hưởng tốt tới môi trường. Điều này cho thấy nhận thức về môi trường có ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng xe buýt của sinh viên.

3.2.3.5. Sức hấp dẫn của PTCN

Hình 3.18: Sức hấp dẫn của phương tiện cá nhân

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2024 Qua biểu đồ ta có thể thấy rằng, với 5 quan điểm về sức hấp dẫn của phương tiện cá nhân được tác giả đề xuất, số lượng sinh viên đồng ý với những quan điểm này có số lượng áp đảo, với số sinh viên chọn “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” ở mỗi ý kiến lần lượt là 28, 29, 28, 22, 28 trên tổng số 30 SV thực hiện khảo sát. Một phần nhỏ từ 1 -2 sinh viên còn lại chọn “Bình thường”. Ở ý kiến “Tôi quen dùng PTCN” mới xuất hiện ý kiến không đồng tình từ 4 SV chọn “Không đồng ý” hoặc “Hoàn toàn không đồng ý” và đồng thời cũng có 4 SV bày tỏ thái độ trung lập với ý kiến này. Như vậy, có thể thấy, mức độ quen thuộc với PTCN tùy thuộc vào từng cá nhân, dù phần nhiều vẫn thông thạo việc điều khiển phương tiện này. Tuy vậy, với tỷ trọng đến 90% sinh viên được điều tra đều thấy PTCN có sức hấp dẫn đối với họ hơn, có thể nói PTCN là một yếu tố mang tính rào cản rất lớn đến quyết định sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt.

3.3. Đánh giá chung về hành vi sử dụng xe buýt của SV K67 khoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt của sv khóa k67 khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường đại học kinh tế đhqghn (Trang 21 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w