ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHUYẾN KHÍCH HÀNH VI SỬ DỤNG XE BUÝT CỦA SINH VIÊN K67 KHOA KINH TẾ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt của sv khóa k67 khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường đại học kinh tế đhqghn (Trang 35 - 39)

VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN.

Dựa trên kết quả nghiên cứu và thực trạng sử dụng xe buýt của sinh viên vẫn còn gặp những rào cản liên quan đến chất lượng dịch vụ của xe buýt và một vài yếu tố liên quan đến sự tiện lợi, một số giải pháp được đề ra để có thể đảm bảo hiệu quả khi sử dụng xe buýt và khắc phục tình trạng nêu trên.

4.1. Giải pháp

4.1.1. Đầu tư, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất trên xe buýt

Tác giả nhận thấy hai yếu tố chất lượng dịch vụ và sự hữu ích của xe buýt có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng xe buýt của người dân. Vì vậy, để kích thích nhu cầu sử dụng xe buýt của sinh viên, việc đầu tiên là phải thay đổi cái nhìn của sinh viên về xe buýt.

Chính vì vậy tác giả đề xuất các công ty vận tải nên cải thiện cơ sở vật chất trên xe buýt, cụ thể như sau:

Đầu tiên, các công ty vận tải cần nghiên cứu cách sắp xếp, bài trí dãy ghế sao phù hợp cũng như nâng cao chất lượng của ghế ngồi giúp hành khách có trải nghiệm thoải mái. Các hãng xe cần xem xét mở rộng khoảng cách giữa các hàng ghế, và cần lưu ý đến chất lượng của các ghế ngồi. Những chiếc ghế đơn rách vỏ, gãy khung hoặc thiếu độ đàn hồi cần được thay thế kịp thời để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho hành khách. Chất liệu sử dụng cho ghế cần đem lại cảm giác êm ái và mang tính bền bỉ, đồng thời ghế cũng cần có độ cao, độ nghiêng và kích thước phù hợp với vóc dáng người Việt Nam, mang lại tư thế ngồi thoải mái trong suốt hành trình. Các tuyến buýt có thể trang bị thêm ghế dự phòng có thể gập lại để đáp ứng nhu cầu linh hoạt khi lượng hành khách tăng cao. Ngoài ra, cách bố trí ghế cần phải được tối ưu hơn bằng cách xoay các dãy ghế ngồi dọc theo hai bên xe, mặt ghế xoay đối diện nhau và thay dãy ghế bằng băng ngang nhằm tối ưu số lượng chỗ ngồi và không gây tốn diện tích. Cách sắp xếp này thường được thấy tại các tàu điện ngầm ở các nước phát triển và cũng đã được áp dụng ở những mẫu xe buýt mới của công ty vận tải Transerco, tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến đa số các tuyến buýt.

Tiếp theo, các tuyến buýt cần bố trí thùng rác ở các cửa xe để hành khách dễ dàng vứt rác đúng nơi quy định, bên cạnh đó, nhân viên trên xe buýt cũng cần phải đảm bảo xe buýt luôn sạch sẽ sau mỗi chuyến đi và khử khuẩn, khử mùi cho xe thường xuyên. Ngoài ra, trên xe buýt cần lắp đặt bảng hướng dẫn hành khách cách giữ gìn vệ sinh trên xe buýt và nơi cụng cộng và nờu rừ cỏc quy định và xử phạt vi phạm. Trờn xe cũng cú thể phỏt những thông điệp tuyên truyền sử dụng hình ảnh, video sinh động để thu hút sự chú ý của hành khách, bao gồm các bạn trẻ thuộc đối tượng sinh viên giúp nâng cao nhận thức của người sử dụng về vệ sinh và môi trường.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xe buýt cần xem xét trang bị cho mỗi tuyến buýt hệ thống báo quá tải để giảm thiểu tình trạng xe buýt chở quá số lượng hành khách quy

định, đảm bảo an toàn cho hành khách, giúp nâng cao sự hài lòng và an tâm của sinh viên hay người dân nói chung khi sử dụng xe buýt. Hệ thống báo quá tải được lắp đặt trên xe buýt sẽ tự động báo động khi số lượng hành khách vượt quá mức cho phép, tài xế sẽ dừng tiếp nhận hành khách khi có tín hiệu báo động. Hành khách cũng có thể trực tiếp góp ý cho tài xế nếu tình trạng quá tải xảy ra mà tài xế vẫn tiếp tục nhận khách.

Bờn cạnh đú, trờn xe buýt cú thể lắp đặt thờm camera theo dừi, giỳp giỏm sỏt cỏc hoạt động của các tuyến xe buýt đồng thời tạo dựng sự an tâm cho những trên xe. Biện pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, như Mỹ, Hàn Quốc,…và cũng phù hợp với điều kiện KTXH của Hà Nội thời điểm hiện tại. Hệ thống camera giám sát tạo điều kiện giúp công ty chủ quản kiểm tra các hoạt động của tài xế, nhân viên xe buýt và phát hiện và kiểm soát các tệ nạn xã hội tinh vi trên xe buýt. Ngoài ra, camera giám sát tạo điều kiện cho cơ quan an ninh phản ứng kịp thời trong trường hợp có tai nạn, tệ nạn, tội phạm xảy ra. Biện pháp này cũng giúp tạo một môi trường đi xe buýt an toàn cho người dân khi giúp nâng cao ý thức chấp hành các quy định của xe buýt và hạn chế các hành vi vi phạm, gây rối trật tự.

4.1.2. Tích cực tuyên truyền, đẩy mạnh truyền thông

Yếu tố chuẩn chủ quan và nhận thức môi trường cũng có sức ảnh hưởng nhất định đến hành vi sử dụng xe buýt của sinh. Vì vậy nếu có những phương án truyền thông tốt sẽ thay đổi cái nhìn của sinh viên theo những gì mà truyền thông hướng tới. Tác giả cho rằng các giải pháp liên quan đến truyền thông sẽ hỗ trợ chính phủ và các xí nghiệp xe buýt truyền tải những thông điệp liên quan đến bảo vệ môi trường nhờ sử dụng xe buýt đến sinh viên.

Thứ nhất, các học viện, trường Đại học bao gồm trường Đại học Kinh tế cần kết hợp với Trung tâm quản lý và điều hành xe buýt tổ chức các buổi gặp gỡ trực tiếp với chuyên gia môi trường và các chương trình hành động về văn minh xe buýt nhằm thay đổi nhận thức tiêu cực của người dân về xe buýt. Kết quả điều tra thu được từ bảng hỏi cho thấy một số sinh viên vẫn tin rằng xe buýt thải ra một lượng lớn bụi và khói khi lái xe, gây ô nhiễm không khí. Trên thực tế, với cùng số người tham gia giao thông, những người sử dụng PTCN thải ra nhiều khói bụi hơn là cùng số người ấy trên xe buýt. Kiến thức này cần được phổ cập rộng rãi đến người dân qua các buổi tọa đàm, trong đó bao gồm những phân tích về lợi ích của xe buýt đến việc bảo vệ môi trường, cùng những số liệu cụ thể so sánh lượng khí thải từ xe buýt và PTCN đến từ các chuyên gia môi trường, để tăng thêm tính thuyết phục với người dân. Điều này không chỉ xoay chuyển nhận thức người dân, mà còn giúp thay đổi tâm lý e ngại đi xe buýt của người dân.

Công tác giáo dục cũng cần được lưu ý, nhất là với lớp trẻ. Nhà trường có thể tổ chức các buổi workshop, talkshow, cung cấp những phân tích về lợi ích của PTCC trong việc giải quyết những vấn đề giao thông hay môi

trường, từ đó nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ, gia tăng tỷ lệ sinh viên tham gia giao thông bằng xe buýt. Có tỷ lệ không nhỏ sinh viên hiện nay di chuyển đến trường bằng các PTCN được bố mẹ chu cấp hoặc tự mua. Để khuyến khích sinh viên sử dụng xe buýt để đến trường, kênh người thân cũng đóng vai trò quan trọng. Qua khảo sát tác giả nhận thấy gia đình có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn xe buýt của sinh viên, vì vậy nhà trường có thể song song thực hiện việc tuyên truyền giáo dục qua cả hai kênh sinh viên và kênh người thân.

Thứ ba, cần tận dụng triệt để các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao hiệu quả của công tác vận động. Các xí nghiệp xe buýt nên sử dụng phương pháp này vì tính lan tỏa cao của nó, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ khi đõy khụng những là thế hệ cốt lừi để thay đổi hành vi của người tiêu dùng, mà bên cạnh đó thế hệ này tiếp cận với các phương tiện truyền thông với tần suất nhiều hơn các thế hệ trước.

Không những thế, cách thức này có tác động trực tiếp đến tâm lý tiệu dùng. Trên các trang mạng xã hội, sóng truyền hình chưa có nhiều sản phẩm truyền thông về xe buýt, và những chương trình ít ỏi này vẫn chưa được đầu tư nhiều về mặt hình ảnh và nội dung. Các cơ quan ban ngành cần có những chiến dịch tuyên truyền và hành động thu hút nhiều hơn quan tâm của người dân để có thể góp phần định hướng và nâng cao thái độ tự giác của người dân, bên cạnh đó cần có những chính sách, quỹ hỗ trợ để khuyến khích các nhà làm phim sản xuất các tác phẩm truyền hình, điện ảnh, lồng ghép việc sử dụng xe buýt thay cho các PTCN.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Đối với nhà trường và khoa Kinh tế Quốc tế

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN cần tạo điều kiện thuận lợi nhất, đơn giản hóa các thủ tục cần thiết khi sinh viên xin dấu làm vé tháng cho những đối tượng của ưu tiên, giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với ưu đãi của chính phủ dành cho sinh viên khi sử dụng đi xe buýt.

Điều này cũng sẽ giúp nhà trường nhận được phản hồi tốt về công tác hỗ trợ sinh viên và tăng số lượng sinh viên làm vé tháng để sử dụng xe buýt.

Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cần kết hợp với các đơn vị trực thuộc Khoa như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hay các CLB như CLB Khởi nghiệp xanh và hành động vì môi trường GSEA để tuyên truyền, vận động sinh viên sử dụng PTCC đến trường nhằm mục đích giảm thiểu khí thải. Bên cạnh đó, Khoa có thể tổ chức các buổi tọa đàm

hay workshop, talkshow giúp sinh viên hiểu hơn lợi ích của việc lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Hội sinh viên có thể tổ chức các ngày hội như Ngày hội đi xe buýt vì môi trường nhằm khuyến khích các bạn sinh viên sử dụng xe buýt hoặc trải nghiệm việc đi xe buýt và tính đây như một điểm để xét Sinh viên 5 tốt.

4.2.2. Đối với sinh viên

Sinh viên cần nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong tình trạng Trái Đất đang nóng lên toàn cầu, và việc hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong việc di chuyển hàng ngày góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu tình trạng này. Sử dụng xe buýt giúp sinh viên thực hiện điều này một cách dễ dàng với chi phí bỏ ra rất nhỏ.

Đối với những sinh viên hiện đang sử dụng, cần vận động, khuyến khích bạn bè và những người xung quanh sử dụng xe buýt. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần sử dụng xe buýt một cách văn minh và nhắc nhở những người cùng chuyến xe tuân thủ các quy định khi sử dụng xe buýt, nhằm tạo ra một môi trường thoải mái, an toàn cho những người trên tuyến buýt. Sinh viên cũng có trách nhiệm phản ánh lại những lỗi sai, vi phạm của các tài xế xe buýt, phụ xe hay báo cáo khi phát hiện những hành vi xâm phạm, tệ nạn xảy ra trên xe buýt.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hành vi sử dụng xe buýt của sv khóa k67 khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường đại học kinh tế đhqghn (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w