Giới thiệu chung về khu vực xây dựng công trình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ MƯA TÍNH TOÁN ỨNG VỚI CÁC CƠN MƯA TIÊU CHUẨN KHÁC NHAU (Trang 87 - 100)

3.1. Lựa chọn địa phương và lưu vực tính toán

3.1.1. Giới thiệu chung về khu vực xây dựng công trình

Tân Bình là một quận nội thành nằm ở Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Phía Bắc giáp quận Gò Vấp và quận 12.

+ Phía Tây giáp quận Tân Phú, ranh giới là đường Trường Chinh và Âu Cơ.

+ Phía Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3 và quận 10.

+ Phía Nam giáp quận 11.

+ Dân cư

Dân số quận còn trên 430.559 ngàn người , ( bao gồm cả nhân khẩu có Đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở) 75.206 hộ. Có 15 phường trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, mang số : từ phường 1 đến phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành chính ở 2 quận).

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của quận Tân Bình,do tốc độ đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội.

Giai đoạn từ ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam đến năm 1985 trong nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, thì cơ cấu kinh tế Tân Bình là sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.

Giai đoạn 1985 – 1990 nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN, thương nghiệp và nông nghiệp.

Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN – Thuơng mại, dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển mạnh nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa và biến động tăng dần số cơ học. Là quận có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất thành phố, chiếm tỷ trọng từ 15% đến 19% và có mức tăng bình quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại dịch vụ mức tăng là 18 % năm.

Năm 2004 sau khi tách quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là : Thương mại, dịch vụ - Sản xuất công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành nghề:

Thuơng mại chiếm 40%, dịch vụ 32%, công nghiệp 18% và hoạt động khác 10%.

Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có lực lượng sản xuất đông. Luôn mở cửa rộng đón tiếp nhưng nhà doanh nhân, nhà du lịch lữ hành và nhà đầu tư đến hoạt động trên địa bàn quận Tân Bình; làm giàu cho dân, cho nước và cho mình, thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”./.

+ Văn hóa đời sống.

Quận còn có nhiều di tích lịch sử tôn giáo như: công viên Hoàng Văn Thụ, chùa Viên Giác, chùa Phổ Quang, chùa Hải Ấn, chùa Hải Quảng, chùa Phước Thạnh, chùa Giác Lâm, chùa Ân Tông, chùa Bửu Lâm Tịnh Uyển

+ kinh tế :

Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh tế mạnh và tích cực. Nó có nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp của quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề xuất từ 20-25%. Tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp lớn, nhỏ và tư nhân đặt tới 5.587 tỷ đồng. Từ nhiều năm qua, quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương mại và khu vui chơi lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc Hồng. Quận còn quan tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh tu lại quận như nâng cấp các vỉa hè và trồng cây xanh. Quận còn thúc đẩy mạnh các dịch vụdu lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời quận kiên quyết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội.

+ Địa hình.

Tp. Hồ Chí Minh Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao nằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận

2, toàn bộ huyệnHóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.

+ Khí hậu.

Nằm trong vùng nhiệt đới xavan, cũng như một số tỉnh Nam bộ khác Thành phố Hồ Chớ Mỡnh khụng cú bốn mựa: xuõn, hạ, thu, đụng rừ rệt, nhiệt độ cao đều và mưa quanh năm (mùa khô ít mưa). Trong năm TP.HCM có 2 mùa là biến thể của mựa hố: mựa mưa – khụ rừ rệt. Mựa mưa được bắt đầu từ thỏng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô mát, nhiệt độ cao vừa mưa ít).

Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °C, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C.

Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28 °C. Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm, thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam – Ðông Bắc. Các quận nội thành và các huyện phía bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.

Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – Đông Nam vào khoảng tháng 3 tớitháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa

mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

+ Địa chất thủy văn

Địa chất Quận mang đặc trưng của Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích Pleistocen và Holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích Pleistocen chiếm hầu hết phần Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc thành phố.

Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng: đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích Holocen ở Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi... hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

Về thủy văn, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Ðồng Nai Bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến Thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông Sài Gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Nhờ hệ thống kênh Rạch Chiếc, hai con sông Đồng Nai và Sài Gòn

nối thông ở phần nội thành mở rộng. Một con sông nữa của Thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.

Ngoài các con sông chính, Thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát, An Hạ, Tham Lương, Cầu Bông, Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Bến Nghé, Lò Gốm, Kênh Tẻ, Tàu Hũ, Kênh Ðôi...Hệ thống sông, kênh rạch giúp Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu, nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

Nhờ trầm tích Pleistocen, khu vực phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh có được lượng nước ngầm khá phong phú. Nhưng về phía nam, trên trầm tích Holocen, nước ngầm thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Khu vực nội thành cũ có lượng nước ngầm đáng kể, tuy chất lượng không thực sự tốt, vẫn được khai thác chủ yếu ở ba tầng: 0–20 m, 60–90 m và 170–200 m (tầng trầm tích Miocen).

3.2. Thu thập số liệu, xác định cường độ mưa tiêu chuẩn 3.2.1. Số liệu thu thập:

Từ các số liệu mưa thu thập được tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất, và sau khi đã được xử lý bằng phương pháp phân tích số liệu thống kê ứng với các cơn mưa có thời đoạn mưa tiêu chuẩn khác nhau, được trình bầy trong các bảng 3.1 đến bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.1.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 15 phút

P(%) a(mm)

0.010 71.356

0.100 61.975

0.200 59.055

0.333 56.869

0.500 55.099

1.000 52.011

2.000 48.815

3.000 46.881

5.000 44.358

10.000 40.724

20.000 36.718

25.000 35.305

30.000 34.086

40.000 32.001

50.000 30.186

60.000 28.493

70.000 26.809

75.000 25.932

80.000 25.001

85.000 23.975

90.000 22.772

95.000 21.163

97.000 20.222

99.000 18.658

99.900 16.563

99.990 15.323

Bảng 3.2.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 30 phút

P(%) a(mm)

0.010 128.804

0.100 109.160

0.200 103.115

0.333 98.613

0.500 94.982

1.000 88.688

2.000 82.228

3.000 78.349

5.000 73.324

10.000 66.171

20.000 58.412

25.000 55.713

30.000 53.402

40.000 49.493

50.000 46.138

60.000 43.055

70.000 40.038

75.000 38.489

80.000 36.865

85.000 35.100

90.000 33.067

95.000 30.422

97.000 28.924

99.000 26.530

99.900 23.591

99.990 22.085

Bảng 3.3.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 45 phút

P(%) a(mm)

0.010 137.849

0.100 121.615

0.200 116.441

0.333 112.524

0.500 109.322

1.000 103.671

2.000 97.721

3.000 94.067

5.000 89.229

10.000 82.108

20.000 74.002

25.000 71.068

30.000 68.501

40.000 64.025

50.000 60.029

60.000 56.203

70.000 52.286

75.000 50.197

80.000 47.936

85.000 45.388

90.000 42.312

95.000 38.015

97.000 35.387

99.000 30.761

99.900 23.802

99.990 18.933

Bảng 3.4.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 60 phút

P(%) a(mm)

0.010 164.444

0.100 143.324

0.200 136.631

0.333 131.577

0.500 127.454

1.000 120.198

2.000 112.590

3.000 107.932

5.000 101.788

10.000 92.787

20.000 82.616

25.000 78.956

30.000 75.763

40.000 70.220

50.000 65.298

60.000 60.612

70.000 55.815

75.000 53.314

80.000 50.587

85.000 47.528

90.000 43.858

95.000 38.774

97.000 35.694

99.000 30.330

99.900 22.437

99.990 17.076

Bảng 3.5.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 90 phút

P(%) a(mm)

0.010 175.679

0.100 153.602

0.200 146.596

0.333 141.301

0.500 136.980

1.000 129.369

2.000 121.381

3.000 116.486

5.000 110.023

10.000 100.543

20.000 89.810

25.000 85.942

30.000 82.564

40.000 76.695

50.000 71.476

60.000 66.498

70.000 61.427

75.000 58.731

80.000 55.823

85.000 52.557

90.000 48.632

95.000 43.182

97.000 39.871

99.000 34.091

99.900 25.532

99.990 19.671

Bảng 3.6.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 120 phút

P(%) a(mm)

0.010 201.797

0.100 174.036

0.200 165.282

0.333 158.686

0.500 153.316

1.000 143.888

2.000 134.036

3.000 128.024

5.000 120.115

10.000 108.582

20.000 95.632

25.000 90.995

30.000 86.962

40.000 79.988

50.000 73.826

60.000 67.990

70.000 62.085

75.000 58.966

80.000 55.617

85.000 51.876

90.000 47.413

95.000 41.282

97.000 37.599

99.000 31.255

99.900 22.116

99.990 16.092

Bảng 3.7.Tần suất lượng mưa lớn nhất thời đoạn 180 phút

P(%) a(mm)

0.010 215.234

0.100 182.921

0.200 172.919

0.333 165.448

0.500 159.409

1.000 148.908

2.000 138.082

3.000 131.555

5.000 123.067

10.000 110.909

20.000 97.607

25.000 92.945

30.000 88.936

40.000 82.117

50.000 76.219

60.000 70.753

70.000 65.358

75.000 62.567

80.00 59.620

85.000 56.393

90.000 52.640

95.000 47.678

97.000 44.820

99.000 40.148

99.900 34.120

99.990 30.761

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ MƯA TÍNH TOÁN ỨNG VỚI CÁC CƠN MƯA TIÊU CHUẨN KHÁC NHAU (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w