Thiết bị đồng hóa

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất sữa đặc có đường năng suất 10000 lítca (Trang 35 - 40)

Chương 5: Tính toán và lựa chọn thiết bị

5.2 Tính chọn thiết bị chính

5.2.4 Thiết bị đồng hóa

- Thể tích nguyên liệu vào thiết bị đồng hóa trong một mẻ sản xuất:

50597,78 8432,96

dh 3.2

V = = lít

- Thời gian đồng hóa là 20 giây. Tổng thời gian đồng hóa là 25 phút.

- Nhiệt độ dòng lỏng: 700C

- Chế độ áp suất cho 2 cấp đồng hóa:

+ Áp lực cấp đồng hóa thứ nhất: 160bar (P1) + Áp lực cấp đồng hóa thứ hai: 40bar (P2) - Năng suất yêu cầu tối thiểu của thiết bị: 4

8432,96

20239,11 25

60

G = =

lít/h

- Chọn thiết bị đồng hóa Tetra Alex 30 của hãng Tetra Pak, áp lực đồng hóa 160bar cho năng suất tối đa 22.600 lít/h.

• Thông số kỹ thuật của thiết bị:

 Công suất động cơ N = năng suất * áp lực đồng hóa/30600 kW = 20239,11 * 160/ 30600 = 105,82 kW

 Nước làm mát (áp lực > 300 kPa, nhiệt độ 250C, độ cứng <100dH):700 lít/h

 Lượng hơi nước tiệt trùng thiết bị (áp lực >300kPa): 25kg/h

 Kích thước thiết bị (mm): 2820 x 1720 x 1250

 Kích thước không gian đặt thiết bị (mm): 4300 x 3300 x 1700 (mm)

• Thông số vận chuyển thiết bị:

 Khối lượng thiết bị: 3775kg

 Khối lượng bao bì vận chuyển: 500kg

 Thể tích: 11,9 m2

• Năng lượng tiêu tốn:

 Năng lượng tiêu thụ/ 1000 lít sản phẩm: 8,2kWh

 Lượng nước tiêu thụ/ 1000 lít sản phẩm: 671 lít/h

 Hơi tiêu tốn/ 1000 lít sản phẩm: 3,4kg/h

 Tiếng ồn: 80dB

Hình 5.7 Thiết bị đồng hóa 2 cấp Tetra Alex 30 hãng Tetra Pak

• Nguyên lý hoạt động:

Máy hoạt động theo nguyên tắc đồng hóa ở áp suất cao, hai cấp gồm một bơm piston để đưa nguyên liệu vào máy, hai khe hẹp và hai hệ thống thủy lực tạo đối áp dùng chung một bể dầu. Bộ phận đồng hóa gồm các bộ phận chính sau đây: chày đồng hóa (forcer), bộ phận tạo khe hẹp (seat), vòng đập (impact-ring). Chày đồng hóa và bộ phận tạo khe hẹp vừa tạo ra áp lực cao cho dòng lưu chất vừa tạo ra khe đồng hóa (gap), khe đồng hóa có kích thước rất nhỏ (0,1mm), vòng chặn có tác dụng tạo ra va đập cho các hạt làm cho chúng phân tán tốt hơn.

1- cấp đồng hóa thứ nhất; 2- cấp đồng hóa thứ hai Hình 5.8 Cấu tạo thiết bị đồng hóa áp lực cao hai cấp

Dưới tác dụng của chày đồng hóa, dòng lưu chất có áp lực rất cao và chuyển động qua khe hẹp với vận tốc rất lớn, có thể lên tới 50÷200m/s, vì vậy toàn bộ năng lượng ở dạng thế năng của áp suất sẽ được chuyển thành động năng của các phân tử.

Chính năng lượng này sẽ làm phá vỡ và giảm kích thước các hạt. Tác dụng đồng hóa được giải như sau:

- Nguyên lý chảy rối (turbulence theory): Khi hệ nhũ tương được bơm với tốc độ cao đến khe hẹp, nhiều dòng chảy rối với các vi lốc xoáy (micro – whirl) sẽ xuất hiện. Tốc độ bơm càng lớn thì số dòng chảy rối sẽ xuất hiện càng nhiều và kích thước các vi lốc xoáy sẽ càng nhỏ. Chúng sẽ va đập vào các hạt của pha phân tán và làm cho các hạt này bị vỡ ra.

- Nguyên lý xâm thực khí (cavitation theory): Hệ nhũ tương được bơm đến khe hẹp với tốc độ cao sẽ làm xuất hiện các bong bóng hơi trong hệ.

Chúng sẽ va đập vào các hạt của pha phân tán và làm vỡ hạt. Theo nguyên lý này, sự đồng hóa chỉ diễn ra khi hệ nhũ tương rời khỏi khe hẹp, do đó đối áp giữ một vai trò quan trọng và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đồng hóa.

Tuy nhiên, sự đồng hóa vẫn có thể diễn ra mà không cần có hiện tượng xuất hiện các bong bóng khí nhưng hiệu quả của quá trình sẽ thấp hơn.

- Thuyết va đập : Dịch sữa là một hỗn hợp chứa rất nhiều hạt pha phân tán.

Khi các hạt này chuyển động với vận tốc cao chúng sẽ tự va đập vào nhau và do cấu tạo của thiết bị, khi thoát ra khỏi khe hẹp các hạt phân tán sẽ tiếp tục va đập vào một bề mặt cứng làm góp phần phá vỡ và giảm kích thước các hạt.

1- motor chính (main drive motor); 2- bộ truyền đai (V-belt transmission);

3- đồng hồ đo áp suất (pressure indication); 4- trục quay (crankcase);

5- piston; 6- hộp piston (piston seal cartridge); 7- bơm; 8- van;

9- bộ phận đồng hóa (homogenising device); 10- hệ thống tạo áp suất thủy lực (hydraulic pressure setting system)

Hình 5.9 Thành phần chính của thiết bị đồng hóa áp lực cao

Theo hình 5.9, bơm piston cao áp được vận hành bởi động cơ điện (1) thông qua một trục quay (4) và bộ truyền động (2) để chuyển đổi chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến của piston. Các piston (5) chuyển động trong xilanh ở áp suất cao. Trong thiết bị còn có hệ thống dẫn nước nhằm làm mát cho piston trong suốt quá trình làm việc.

1- chày đồng hóa (force); 2- vòng đập (impact ring); 3- bộ phận tạo khe hẹp (seat); 4- hệ thống thủy lực tạo đối áp (hydraulic actuator); 5- khe hẹp

Hình 5.10 Nguyên tắc hoạt động của thiết bị đồng hóa áp lực cao

Theo hình 5.10, nguyên liệu sữa được đưa vào thiết bị đồng hóa bởi một bơm piston. Bơm sẽ tăng áp lực cho hệ nhũ tương từ 3bar lên đến 160bar tại đầu vào của khe hẹp (5). Người ta sẽ tạo một đối áp lên hệ nhũ tương bằng cách hiệu chỉnh khoảng cách khe hẹp trong thiết bị giữa bộ phận chày đồng hóa (1) và bộ phận tạo khe hẹp (3). Đối áp được duy trì bởi một bơm thủy lực sử dụng dầu. Khi đó, áp suất đồng hóa sẽ cân bằng với áp suất dầu tác dụng lên piston thủy lực. Vòng đập (2) được gắn với bộ phận tạo khe hẹp (3) sao cho mặt trong của vòng đập vuông góc với lối thoát ra của hệ nhũ tương khi rời khe hẹp. Một số hạt của pha phân tán tiếp tục va vào vòng đập (2) bị vỡ ra và giảm kích thước. Bộ phận tạo khe hẹp (3) được chế tạo nghiêng trung bình 50 trên bề mặt để gia tốc hệ nhũ tương theo hướng vào khe hẹp và tránh sự ăn mòn các chi tiết có liên quan. Đi ngang qua khe hẹp, vận tốc chuyển động của hệ nhũ tương có thể được tăng lên đến 100÷400m/s và quá trình đồng hóa chỉ diễn ra trong khoảng 10÷15 giây.

Sau khi nguyên liệu sữa đi qua khe hẹp thứ nhất với áp lực P1= 160bar, các hạt pha phân tán bị phá vỡ và giảm kích thước nhưng vẫn còn hiện tượng các hạt bị kết dính và tạo thành chùm hạt với nhau. Dòng nguyên liệu này sẽ tiếp tục đi qua khe hẹp thứ hai với áp lực P2=40bar nhằm duy trì đối áp ổn định cho giai đoạn đồng hóa cấp một, đồng thời tạo điều kiện cho các chùm hạt của pha phân tán tách ra thành từng hạt phõn tỏn riờng lẻ cú kớch thước <1àm tạo hệ đồng nhất cao.

 Máy đồng hóa trong quy trình công nghệ:

Trong quy trình công nghệ, máy đồng hóa được đặt sau thiết bị thanh trùng sẽ có các ưu điểm sau:

- Sẽ phân tán được các khối cầu béo cũng như các khối đông tụ whey protein phát sinh không chỉ ở nguyên liệu đầu mà cả ở khâu xử lý nhiệt sau thanh trùng. Do đó hiệu quả đồng nhất cho sản phẩm sẽ cao.

- Tận dụng được nhiệt độ cao sẵn có của dòng sữa trong quá trình thanh trùng để đồng hóa nhằm tạo hiệu quả cao mà không cần tiêu tốn nhiệt để nâng nhiệt sơ bộ cho dòng sữa.

- Lợi dụng được áp suất cao của dòng ra trong máy đồng hóa để vận chuyển sữa đến thiết bị cô đặc mà không cần tốn bơm vận chuyển.

- Nhiệt độ của dòng sữa sau khi đồng hóa dao động 650C-700C, nhiệt độ này gần bằng với nhiệt độ sôi của sữa trong thiết bị cô đặc (≈670C) nên rất thuận lợi cho cô đặc.

Bảng 5.6 Lịch làm việc thiết bị đồng hóa

Thời gian Đồng hóa

8h00 –8h30 Chạy nước nóng

8h30 – 8h55 Đồng húa ẵ mẻ 1

9h30 – 9h55 Đồng húa ẵ mẻ 1

9h55 – 10h35 Chạy CIP

10h55 – 10h55 Đồng húa ẵ mẻ 2 12h05 – 12h30 Đồng húa ẵ mẻ 2

12h30 – 13h10 Chạy CIP

13h30 – 13h55 Đồng húa ẵ mẻ 3

14h30 – 14h55 Đồng húa ẵ mẻ 3

14h55 – 15h35 Chạy CIP

15h55 – 16h20 Đồng húa ẵ mẻ 4 16h55 – 17h20 Đồng húa ẵ mẻ 4

17h20 – 18h00 Chạy CIP

18h25 – 18h50 Đồng húa ẵ mẻ 5 19h25 – 19h50 Đồng húa ẵ mẻ 5

19h50 – 20h30 Chạy CIP

20h55 – 21h20 Đồng húa ẵ mẻ 6 21h55 – 22h20 Đồng húa ẵ mẻ 6

22h20 – 23h00 Chạy CIP

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng sản xuất sữa đặc có đường năng suất 10000 lítca (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w