Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX được xây dựng theo quan điểm định hướng năng lực. Đây là quan điểm tiếp cận hiện đại, mang tính thời sự trong phạm vi quốc tế trong việc xây dựng chuẩn và chương trình đào tạo cũng như trong xây dựng chuẩn cán bộ quản lí giáo dục.
Trung tâm GDTX là một cơ sở giáo dục, một loại hình trường học đặc biệt.
Trong phạm vi quốc tế, có nhiều mô hình năng lực được đưa ra, cũng như cách mô tả các tiêu chuẩn năng lực, tiêu chí cũng khác nhau. Tuy nhiên các tiêu chuẩn
năng lực này có thể sắp xếp vào các lĩnh vực năng lực cơ bản của cán bộ lãnh đạo và quản lí như sau: Phẩm chất (năng lực nhân cách), năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo và năng lực quản lí. Các tiêu chuẩn được đưa ra trong “Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX” cũng nằm trong các lĩnh vực năng lực nêu trên và thể hiện được những thành phần cơ bản của cỏc lĩnh vực năng lực đú. tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
67
Năm 1989, Hội đồng quốc tế về các chuẩn hướng dẫn và triển khai đào tạo IBSTPI (International Board of Standards for Training Performance and
Intruction) (1989) đã nghiên cứu và thực hành thí điểm về những yêu cầu đào tạo
năng lực quản lí. Những kĩ năng này được phát triền thông qua sự hợp tác chặt chẽ của một nhóm nổi tiếng trong lĩnh vực HRD và dựa trên những nghiên cứu của tất cả vấn đề đang tồn tại, các tài liệu hợp tác nội bộ, những quan sát áp dụng
và các đánh giá kiểm tra. Sự ra đời của bản tổng kết là một cố gắng để xác định những kĩ năng thiết yếu nhất dành cho những người trên vị trí quản lí trường học.
Năm 1999, IBSTPI đã xem xét lại những tiêu chuẩn này và thấy rằng sau những sự thay đổi trong tổ chức, chức năng của đào tạo và công việc HRD qua một thập
kỷ trước, các tiêu chuẩn về năng lực cần thiết cần sự đánh giá lại. IBSTPI bắt đầu
công việc này (1999) và hoàn thành vào đầu năm 2001. Các tiêu chuẩn đã được sửa đổi, ngay lập tức được chấp nhận rộng rãi với gần 500 trung tâm trên toàn thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu và thực hành thí điểm về những yêu cầu đào tạo năng lực quản lí của Hội đồng quốc tế về các chuẩn hướng dẫn và triển khai đào tạo IBSTPI, Lược đồ xác định các năng lực quản lí được tiếp cận theo các bước sau:
- Các yêu cầu nền tảng năng lực cơ bản, như là điều kiện cần đối với người CBQL.
Trên cơ sở nền tảng năng lực cơ bản bước đầu tiên là cần:
- Yêu cầu về khả năng phân tích và xây dựng kế hoạch mang tính chiến lược.
Từ khả năng phân tích tình hình, kế hoạch và tầm nhìn chiến lược, bước tiếp theo là:
- Yêu cầu về thiết kế các phương án, dự án thực thi, đổi mới và phát triển.
Để thực hiện được kế hoạch chiến lược và phương án hành động, đối với người CBQL cần có các yêu cầu về:
- Kĩ năng quản lí và tác nghiệp.
IBSTPI chia thành 4 nhóm tiêu chuẩn.
Nhóm 1: Nền tảng cơ bản của người lãnh đạo
- Giao tiếp hiệu quả thông qua tất cả các hình thức nói, viết và nhìn.
- Tôn trọng và tuân theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Duy trỡ mạng lưới cỏc quan hệ để giỳp đỡ cho chức năng đào tạo. tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
68
- Cập nhật và cải thiện những kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp, cũng như kĩ năng và thái độ.
Nhóm 2: Lên kế hoạch và phân tích.
- Phỏt triển và theo dừi một kế hoạch chiến lược.
- Sử dụng các khả năng phân tích để cải thiện tính tổ chức.
- Kế hoạch và khuyến khích những sự thay đổi trong tổ chức.
- Kĩ năng và thái độ.
Nhóm 3: Thiết kế và phát triển.
- Áp dụng những nguyên tắc thiết kế trong hệ thống giảng dạy vào dự án và đào tạo.
- Sử dụng công nghệ để nâng cao chức năng quản lí đào tạo.
- Đánh giá những phương pháp trong giáo dục.
Nhóm 4: Kĩ năng quản lí
- Áp dụng những kĩ năng lãnh đạo vào nhiệm vụ đào tạo - Áp dụng những kĩ năng quản lí vào nhiệm vụ đào tạo.
- Áp dụng những kĩ năng kinh doanh vào nhiệm vụ đào tạo.
- Xây dựng các giải pháp cho kiến thức và quản lí.
Nhóm 1 như là các điều kiện cần đối với giám đốc, nhóm 2 là chiến lược,
nhóm 4 là kĩ năng tác nghiệp và nhóm 3 là cầu nối từ chiến lược sang tác nghiệp.
Dù tiếp cận cách nào thì cũng cần quan tâm đến các vấn đề :
- Mục đích của việc xây dựng chuẩn?
- Xây dựng và phát triển chuẩn dựa trên những thành tố cơ bản nào?
- Có thể có các mục đích bao gồm các khía cạnh theo thứ tự ưu tiên khác nhau nhưng nói chung đều phải có sự đối chiếu, đánh giá.
Một số nghiên cứu đánh giá chuẩn lãnh đạo quản lí trong giáo dục có các nguyên tắc:
- Chuẩn có thể phải chấp nhận sự thách thức về tính đa dạng và hoạt động thực tiễn của quản lí và lãnh đạo.
- Chuẩn là sự tuyên bố về hiệu quả hoạt động với sự xem xét, tham khảo kĩ càng về mặt lý thuyết và thực hành. tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám
đốc trung tâm giáo dục thường xuyên 69
- Chuẩn phải phù hợp với các chính sách, qui định của xã hội và của tổ chức.
- Chuẩn phải xỏc định rừ hiệu quả lónh đạo quản lớ và đổi mới, chứ khụng chỉ có kiến thức và kĩ năng.
- Cá tính có thể không được bao hàm trong một tiêu chuẩn nào của Chuẩn.
- Chuẩn có thể mô tả sự mong muốn thực hiện mà không nhất thiết phải phân hạng chính xác.
Và Chuẩn như là các yêu cầu phải đạt được để : + Nâng cao kết quả học tập của học sinh.
+ Nâng cao chất lượng của lãnh đạo quản lí giáo dục.
+ Cung cấp một khung để phát triển nghề nghiệp.
+ Cung cấp một khung để xác định các chứng chỉ hành nghề.
+ Cung cấp một khung để tự phản ánh và đánh giá.
+ Cung cấp một cơ sở để xác định tư cách của vị trí lãnh đạo trường học và cơ sở giáo dục.
Chuẩn cũng chứa đựng các yêu cầu : - Đạo đức và sự tận tâm.
- Kiến thức và kĩ năng.
- Giao tiếp và sự hợp tác.
- Sáng kiến và sự thích ứng.
Bốn yếu tố đó tập trung hướng vào kết quả đầu ra là chất lượng giáo dục.
2. Quá trình xây dựng Chuẩn
Căn cứ nhiệm vụ của trung tâm GDTX, mối quan hệ giữa trung tâm với các tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm GDTX được qui định tại
các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; việc soạn thảo để trình Bộ trưởng ban
hành Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX được thực hiện theo các bước sau:
2.1. Quá trình nghiên cứu
a. Thành lập Ban soạn thảo và tiến hành xây dựng dự thảo 1 của văn bản Ngay sau khi kế hoạch xây dựng Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX được
lãnh đạo Bộ phê duyệt, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục đã phối tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
70
hợp với Học viện Quản lí giáo dục, Dự án Phát triển giáo viên THPT&TCCN triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch. Cục đã chỉ đạo việc thành lập Ban soạn thảo Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX. Tham gia Ban soạn thảo gồm các lãnh đạo, chuyên viên của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí cơ sở giáo dục, Vụ GDTX, Học viện quản lí giáo dục, Dự án PTGV THPT&TCCN,
giám đốc trung tâm GDTX của một số tỉnh, huyện và các chuyên gia trong lĩnh vực GDTX.
Qua nhiều hội thảo với sự giúp đỡ của các chuyên gia, Ban soạn thảo đã xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giám đốc trung tâm GDTX và công cụ khảo sát các tiêu chuẩn, tiêu chí trên. Đợt khảo sát đầu tiên với sự tham gia của 28 trung tâm GDTX cấp tỉnh và 10 trung tâm GDTX cấp huyện đã giúp Ban soạn
thảo chỉnh sửa và xây dựng dự thảo 1 của văn bản.
Tháng 3 năm 2009, Ban soạn thảo phối hợp với vụ GDTX xin ý kiến của 34 sở giáo dục và đào tạo để hoàn thiện dự thảo 1 và xây dựng các mức và minh chứng đánh giá của từng tiêu chí.
b. Thẩm định, nghiệm thu lần 1
Ngày 05 tháng 6 năm 2009, Chuẩn, công cụ và quy trình đánh giá giám đốc trung tâm GDTX được Hội đồng (thành lập theo quyết định số 3755/QĐ- BGDĐT ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) thẩm định, nghiệm thu lần 1. Tại đó, các thành viên trong hội đồng đã nghiên cứu, đánh giá và đóng góp nhiều ý kiến cho Dự thảo 1. Hội đồng đã kết luận: đồng ý nghiệm thu để tiến hành triển khai thí điểm (sau khi chỉnh sửa, sắp xếp một số ý theo kết luận của Hội đồng).
Tiếp thu ý kiến của Hội đồng, Ban soạn thảo đã tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo 1 theo các ý kiến góp ý.
c. Triển khai và tổng kết thí điểm, xây dựng dự thảo 2 của văn bản
Trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng và đề xuất của Cục NG&CBQLCSGD, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 398/KH-BGDĐT ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc triển khai thí điểm đánh giá Giám đốc trung tâm GDTX theo Chuẩn; Thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức thí điểm (theo quyết định số 4219/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 4220/QĐ-BGDĐT) do thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển là trưởng Ban chỉ đạo, Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD là phú trưởng ban và đại diện lónh đạo, chuyờn viờn của cỏc đơn vị: Cục tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
71
NG&CBQLCSGD, Vụ GDTX, Học viện QLGD, Dự án PTGV THPT&TCCN là
các ủy viên.
Ngày 13-14/7 năm 2009 đã tiến hành thí điểm tại Hà Nội và ngày 16-
17/7/2009 tiến hành thí điểm tại thành phố Hồ chí Minh. Qua đợt thí điểm, Ban soạn thảo đã lấy ý được ý kiến góp ý của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo của các địa phương, của đại biểu thuộc các trung tâm GDTX góp ý cho Dự thảo văn bản, đồng thời cũng đánh giá tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi của việc
sử dụng Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX đánh giá giám đốc để từ đó hoàn thiện Chuẩn, công cụ và quy trình đánh giá giám đốc trung tâm GDTX theo Chuẩn. Đối tượng được chọn lựa tham gia thí điểm tại phía Bắc: 26 trung tâm của
15 tỉnh/ thành phố; phía Nam: 26 trung tâm của 12 tỉnh/thành phố. Tổng cộng cả
nước có 52 trung tâm tham gia thí điểm.
Ngày 23/10/2009 tiến hành tổng kết thí điểm, tại hội nghị ban soạn thảo tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp cho các dự thảo.
Nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến góp ý, ban soạn thảo đã chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo 2 Chuẩn, công cụ và quy trình đánh giá giám đốc trung tâm GDTX.
d. Thẩm định, nghiệm thu lần 2
Ngày 11 tháng 11 năm 2009 Chuẩn, công cụ và quy trình đánh giá giám đốc trung tâm GDTX được Hội đồng thẩm định nghiệm thu lần 2, tại hội đồng Chủ tịch hội đồng đã kết luận:
- Ban soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định, nghiệm thu lần I và các ý kiến góp ý của các địa phương sau
thí điểm.
- Chuẩn Giám đốc trung tâm GDTX đã đảm bảo tính chính xác khoa học và khả thi;
- Đồng ý nghiệm thu nhưng phải nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa theo các ý kiến góp ý và kết luận của Chủ tịch Hội đồng;
Tiếp thu sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng, Ban soạn thảo đã hoàn thiện văn bản khoa học.
2.2. Quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật a. Xây dựng dự thảo 1 của văn bản
Tiếp thu sản phẩm của Ban soạn thảo, Cục NG&CBQLCSGD đã tiến hành xây dựng Dự thảo 1: Thông tư ban hành Qui định Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX; tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục th−ờng xuyên
72
b. Xây dựng dự thảo 2 của văn bản
- Xin các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan thuộc Bộ lần I
Ngày 03 tháng 12/2009 Cục đã có Công văn số 931/CBQL gửi các đơn vị
chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xin ý kiến góp ý cho các dự thảo trên, Cục đã nhận được ý kiến góp ý của 8 đơn vị: Vụ GDTX, Vụ GD Tiểu học, Vụ KH-TC, Vụ TCCB, Thanh tra Bộ, Cục KT&KDCL, Vụ Pháp chế và Viện Khoa học-giáo dục VN. Các ý kiến góp ý đã được tổng hợp, tiếp thu và chỉnh sửa trong
bản Tổng hợp giải trình tiếp thu ý kiến các đơn vị lần I .
Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị và Cục đã chỉnh sửa dự thảo 2 (lần 1) của Thông tư ban hành Qui định về Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX.
- Xin ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân trên Website của Bộ
Thực hiện sự chỉ đạo của Thứ trưởng tại tờ trình số 233/TTr-NGCBQLGD ngày 26/4/2010 của Cục NG&CBQLCSGD, ngày 19/5/2010 Dự thảo Thông tư ban hành Qui định Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX đã được đăng trên Website của Bộ để xin ý kiến góp ý rộng rãi, đến nay không có ý kiến góp ý cho nội dung
của Dự thảo trên.
- Xin ý kiến góp ý của địa phương
Ngày 21/5/2010, Cục đã gửi công văn số 2782/BGDĐT-NGCBQLGD để xin ý kiến góp ý của các địa phương. Đến nay đã nhận được phản hồi của 34 Sở giáo
dục và đào tạo, các ý kiến góp ý của các sở đã đựợc ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh sửa để hoàn thiện dự thảo 2 (lần 2) của Thông tư ban hành Qui định về Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX.
- Xin ý kiến góp ý của các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo lần 2 và một số chuyên gia
Ngày 10/6/2010 Cục gửi công văn số 487/NGCBQLGD để xin ý kiến góp ý của các đơn vị chức năng liên quan của Bộ là: Vụ GD Tiểu học, Thanh tra Bộ, Vụ KH-TC, Vụ TCCB, Vụ GDTX, Vụ GDTrH, Cục KT&KDCLGD, Vụ Pháp chế và Viện Khoa học-giáo dục Việt Nam. Đến nay, Cục đã nhận được góp ý của 6 đơn vị chức năng của Bộ là: Vụ GDTX, Vụ GD Tiểu học, Vụ TCCB, Vụ KHTC, Thanh tra và Cục KT&KĐCLGD. Đồng thời Cục đã gửi dự thảo đến các chuyờn gia về lĩnh vực GDTX để xin ý kiến gúp ý. tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên
73
Các ý kiến góp ý của các đơn vị, các Sở Giáo dục và Đào tạo, chuyên gia và các cá nhân đã được nghiêm túc nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo 2 (lần 3), điều này thể hiện trong bản Tổng giải trình các ý kiến góp ý các đơn vị các vụ và chuyên gia (lần 2).
c. Xây dựng Dự thảo 3
Trên cơ sở các ý kiến của các đơn vị, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các
chuyên gia và của các cá nhân góp ý cho dự thảo 2, Cục đã tổ chức các hội thảo để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo 3. Thành phần tham dự hội thảo là Lãnh đạo Cục, thành viên ban soạn thảo, chuyên gia của Vụ GDTX, Vụ Pháp chế, Học viện Quản lí giáo dục, Dự án PT GV THPT&TCCN, Trưởng phòng GDTX của sở và một số giám đốc trung tâm GDTX.
Ngày 05 /10/2010 Cục đã gửi công văn số 827/NGCBQLGD kèm theo Hồ sơ để lấy ý kiến lần cuối đến các đơn vị liên quan đề nghị có ý kiến tiếp. Các đơn vị liên quan gồm: Vụ TCCB, Vụ KHTC, vụ GDTX, Vụ GDTrH, Vụ GD tiểu học và
Thanh tra đã đồng ý và ký vào tờ trình văn bản quy phạm pháp luật.
Ngày 20/10/2010 Cục đã trình Dự thảo 3 lên Thứ trưởng phụ trách Nguyễn Vinh Hiển tại tờ trình số 896/TTr-NGCBQLGD để xin ý kiến và Thứ trưởng đã có ý kiến chỉ đạo.
d. Chuyển Vụ Pháp chế thẩm định theo qui định
Ngày 04/11/2010, thực hiện sự chỉ đạo của Thứ trưởng, Cục đã nghiên cứu,
chỉnh sửa Dự thảo văn bản và hoàn thiện hồ sơ gửi Vụ Pháp chế để thẩm định, đến ngày 15/12/2010 Cục đã nhận được văn bản về ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế. Các ý kiến này đã được Cục nghiên cứu kĩ để chỉnh sửa và hoàn thiện Dự thảo văn bản.
2.3. Một số khác biệt giữa qui định Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX với qui định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học
- Về đối tượng và phạm vi điều chỉnh.
- Về cấu trúc:
+ Chuẩn hiệu trưởng trường trung học gồm 3 tiêu chuẩn với 23 tiêu chí;
+ Chuẩn giám đốc trung tâm gồm 3 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí. Tuy ít hơn về số lượng các tiêu chí nhưng các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực lãnh đạo, quản lí
vẫn đảm bảo. tài liệu tập huấn triển khai chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục th−ờng xuyên
74
- Về nội dung:
+ Thay đổi tên và nội hàm các tiêu chí 3, 4, 5, 11 và 12;
+ Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm bổ sung thêm ý b, c trong Tiêu chí 4 là:
b) Hiểu biết về vị trí, vai trò và xu thế phát triển của GDTX trong bối cảnh chung của phát triển giáo dục và đào tạo;
c) Hiểu biết về phương pháp xây dựng và phát triển chương trình đáp ứng nhu cầu người học.
Đây là yêu cầu cần thiết về năng lực của giám đốc trung tâm, khác với hiệu trưởng trường trung học.
+ Tiêu chí 6. Nghiệp vụ sư phạm: bổ sung thêm ý b:
b) Hỗ trợ đồng nghiệp hiểu và thực hiện phương pháp dạy học tích cực cho người học.
+ Tiêu chuẩn 3: Chuẩn hiệu trưởng: Năng lực quản lí nhà trường
Chuẩn giám đốc trung tâm viết lại thành: Năng lực lãnh đạo, quản lí trung tâm (bổ sung thêm nội dung lãnh đạo);
+ Tiêu chí 9. Tầm nhìn chiến lược có nội dung thay đổi, cụ thể:
Chuẩn giám đốc trung tâm GDTX yêu cầu giám đốc trung tâm không những phải hiểu biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và đào tạo của địa phương, đất nước mà còn hiểu biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và đào tạo của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới; giám đốc phải
biết đánh giá, phân tích, dự báo được tình hình phát triển của trung tâm; biết tổ chức xây dựng định hướng chiến lược của trung tâm hướng tới sự phát triển của người học, mở rộng cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục của trung tâm; tuyên truyền và quảng bá không chỉ về định hướng chiến lược các
mục tiêu, hoạt động, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục, hệ thống văn bằng, chứng chỉ mà còn về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của trung tâm.