Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ hoạt động đúc đồng của làng nghề đúc đồng Đại Báilàng nghề đúc đồng Đại Bái

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những ảnh hưởng do sản xuất đúc đồng gây ra đối với môi trường nước và sức khỏe của người dân tại Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh. (Trang 71 - 82)

Bắc Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên nước tự nhiên được đánh giá sơ bộ là khá phong phú. Tuy nhiên, hiện trạng môi trường nước tại Bắc Ninh đang đặt ra những vấn đề như: giảm trữ lượng nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước các dòng sông do các hoạt động công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề tái chế phế liệu.

4.4.1. Chất lượng nước thải

Nước thải cụm công nghiệp, làng nghề đã và đang trở thành vấn đề bức xúc trên địa bàn tỉnh vì hầu hết các cơ sở sản xuất không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Mặt khác, CCN, làng nghề Đại Bái đã có khu xử lý nước thải tập trung của CCN nhưng do thiếu vốn mua hóa chất nên khu xử lý đã không được đưa vào vận hành.

Qua tiến hành lấy 5 mẫu nước thải tại các cơ sở sản xuất của làng nghề cho kết quả như sau.

Bảng 4.2: Hàm lượng một số chỉ tiêu trong nước thải của làng nghề đúc đồng Đại Bái

TT pH BOD5

(20oC) (mg/l)

COD (mg/l)

TSS (mg/l)

Amoniac (mg/l)

NT1 3,6 114,8 194 290 0,56

NT2 8,8 45 64 128 0,12

NT3 6,1 38 49 24 0,57

NT4 10,6 872 1443 112 1,74

NT5 9,5 68 115 132,4 6,9

QCVN 24:2009/

BTNMT(B1)

5,5-9 54 108 108 10,8

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2010) [10]

Ghi chú: (-): Không Quy định.

NT1: Nước thải của công ty TNHH sản xuất và thương mại Long Khánh trước khi thải vào cống thải chung

NT2: Nước thải của cơ sở sản xuất Nguyễn Đình Lập trước khi thải vào cống thải chung

NT3: Nước thải của công ty TNHH Trung Nguyệt trước khi thải vào cống thải chung

NT4: Nước thải của cơ sỏ sản xuất Đỗ Đăng Cường trước khi thải vào cống thải chung

NT5: Cống thải CCN Đại Bái QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam

Hình 4.4: Biểu đồ so sánh hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải so với QCVN24:2009/BTNMT

Qua kết quả phân tích nước thải tại làng nghề Đại Bái ta thấy nguồn nước thải có hàm lượng các chất hữu cơ, pH, COD, BOD5 , TSS, Amoni khá cao, một số chỉ tiêu vượt quá TCCP cụ thể: pH cao hơn TCCP 1,05 - 1,17 lần, nồng độ COD vượt quá TCCP từ 1,06 - 13,36 lần, nồng độ BOD5 vượt quá TCCP từ 1,26 - 16 lần, hàm lượng TSS cũng đã vượt quá TCCP từ 1,04 - 2,7 lần, Amoni nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT(B1).

Bảng 4.3: Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải sản xuất của làng nghề đúc đồng Đại Bái

TT Pb

(mg/l)

Cd (mg/l)

Cu (mg/l)

Zn (mg/l)

Mn (mg/l)

Fe (mg/l) NT1 0,027 <0,05x10-4 56,71 209 <0,003 8,79

NT2 0,056 0,0002 17,83 23,64 <0,003 4,96

NT3 0,035 0,0002 1,208 14,05 0,53 14,02

NT4 <0,0000 4

<0,00005 0,109 0,208 <0,003 0,004

NT5 0,04 <0,0065 0,263 0,587 0,2 0,45

QCVN 24;2009/

BTNMT(B1)

0,54 0,0108 2,16 3,24 1,08 5,4

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2010) [10]

Ghi chú: (-): Không quy định

NT1: Nước thải của công ty TNHH sản xuất và thương mại Long Khánh trước khi thải vào cống thải chung

NT2: Nước thải của cơ sở sản xuất Nguyễn Đình Lập trước khi thải vào cống thải chung

NT3: Nước thải của công ty TNHH Trung Nguyệt trước khi thải vào cống thải chung

NT4: Nước thải của cơ sở sản xuất Đỗ Đăng Cường trước khi thải vào cống thải chung

NT5: Cống thải CCN Đại Bái QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh hàm lượng kim loại nặng trong nước thải so với QCVN 24:2009/BTNMT

Qua bảng phân tích kết quả hàm lượng kim loại nặng trong nước thải của làng nghề ta thấy được rằng hàm lượng Pb, Cd, Mn đề nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 24:2009/BTNMT - giá trị Cmax cột (B).

Hàm lượng Cu vượt quá TCCP từ 8,25 - 26,25 lần, hàm lượng Zn vượt quá TCCP từ 4,33 - 64,5 lần, hàm lượng Fe vượt quá TCCP từ 1,62 - 2,63 lần. Qua kết quả cho ta thấy hàm lượng Cu, Zn, Fe trong nước thải sản xuất là quá lớn, nguồn nước thải này thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trầm trọng vì vậy cần có biện pháp giảm thiểu tại nguồn tránh hậu quả đáng tiếc cho môi trường nước của làng nghề.

4.4.2. Hiện trạng nguồn nước mặt

Bắc Ninh có mật độ hệ thống sông ngòi, kênh mương khá cao nhưng phân bố không đều theo không gian. Nguồn nước mặt dồi dào, nhưng chế độ thuỷ văn không điều hoà, lưu lượng dòng chảy theo mùa.

Chất lượng nước cũng không đồng đều. Nước mặt được khai thác và sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và một phần nhỏ phục vụ cho sinh hoạt. Ngoài ra, tại một số làng nghề sản xuất tái chê phế liệu (giấy, kim loại và nhựa) thường sử dụng nguồn nước mặt để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Cùng với việc mở rộng các KCN tập trung và các CCN làng nghề, diện tích ao hồ trên địa bàn tỉnh đã bị thu hẹp. Chất lượng nước ao hồ đang xuống cấp nghiêm trọng do chúng đang dần bị biến thành nơi chứa chất thải.

Bảng 4.4: Hàm lượng chất hữu cơ trong nước mặt của làng nghề đúc đồng Đại Bái

pH (mg/l

)

BOD5

(20oC ) (mg/l

)

COD (mg/l)

TSS (mg/l

)

Clorua (mg/l)

Amonia c (mg/l)

Tổng dầu mỡ

(mg/l)

NM1 7,5 102 176 44 1285 43,8 0,12

NM2 7,5 153 282 28 1005 10,05 0,15

NM3 10,4 91 148 60 755 1,08 0,85

NM4 6,9 74 132 16,07 21,8 1,07 0,08

NM5 6,3 65 118 17,9 169,9 0,88 0,08 QCVN

08:2008/

BTNMT(B1)

5,5-9 15 30 50 600 0,5 0,1

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2011) [11]

Ghi chú: (-): Không quy định

NM1: Mương nước trên đường vào chùa thôn Đống Đất, xã Đại Bái gần tỉnh lộ 284

NM2: Mương nước gần Tỉnh lộ 284 khu vực thôn tây giữa xã Đại Bái

NM3: Ao làng nghề Đại Bái

NM4: Sông Móng khu vực thôn đống đất xã Đại Bái.

NM5: Hồ Sôn khu vực thôn tây giữa xã Đại Bái.

QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam

Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chất lượng nước mặt so với QCVN 08:2008/BTNMT

Dựa vào bảng 4.6 hàm lượng chất hữu cơ trong nước mặt ta thấy rằng các chất hữu cơ đều vượt quá TCCP nhiều lần cụ thể: pH vượt quá TCCP 1,15 lần, BOD5 vượt quá TCCP từ 4,33 -10,2 lần, COD vượt quá TCCP từ 3,93 - 9,4 lần, TSS vượt quá TCCP 1,2 lần, Clo cũng vượt quá TCCP từ 1,258 - 2,14 lần, Amoni vượt quá TCCP từ 1,76 - 87,6 lần, Tổng Dầu Mỡ cũng vượt quá TCCP từ 1,2 - 8,5 lần.

Bảng 4.5: Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt của làng nghề đúc đồng Đại Bái

Zn (Mg/l)

Cd (Mg/l)

Pb (Mg/l)

Cu (Mg/l)

Fe (Mg/l)

NM1 <0,0035 <0,0065 <0,0087 <0,0048 1,45 NM2 1,367 <0,0065 <0,0087 <0,0048 0,89 NM3 <0,0035 <0,0065 <0,0087 <0,0048 0,28 NM4 <0,15 <0,0001 <0,001 <0,25 3,44 NM5 <0,15 <0,0001 <0,001 <0,25 3,54 QCVN 08:2008/

BTNMT(B1)

1,5 0,01 0,05 0,5 1,5

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2011) [11]

Ghi chú: (-): không quy định

NM1: Mương nước trên đường vào chùa thôn Đống Đất, xã Đại Bái gần tỉnh lộ 284

NM2: Mương nước gần Tỉnh lộ 284 khu vực thôn tây giữa xã Đại Bái

NM3: Ao làng nghề Đại Bái

NM4: Sông Móng khu vực thôn đống đất xã Đại Bái.

NM5: Hồ Sôn khu vực thôn tây giữa xã Đại Bái.

QCVN: Quy Chuẩn Việt Nam

Hình 4.7: Biểu đồ so sánh hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt so với QCVN 08:2008/BTNMT

Qua bảng 4.5 hàm lượng Fe trong nước vượt quá TCCP từ 2,29 - 2,36 lần còn lại các chỉ tiêu khác như Zn, Cd, Pb, Cu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT - giá trị giới hạn cột B (Mức B1)

4.4.3. Hiện trạng nguồn nước ngầm

Nguồn nước dưới đất có trữ lượng khá phong phú, nhất là ở các vùng phía Tây và Tây Nam của tỉnh. Đặc biệt là khu vực Từ Sơn, Nam Tiên Du, Nam Yên Phong và Thuận Thành. Tại đây, nước dưới đất có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác phục vụ cho dân sinh và sản xuất công nghiệp. Ngược lại, tại các huyện Gia Bình, Lương Tài và phía đông

huyện Quế Vừ, nước dưới đất bị nhiễm mặn khỏ nghiờm trọng. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh khoảng 397.000m3/ngày đêm.

( Sở Tài Nguyên Môi Trường Tỉnh Bắc Ninh, 2009) [9]

Quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu: pH, As, Cd, Pb, Cu, Zn, Mn, Fe. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.6: Một số chỉ tiêu của nước ngầm pH

-

As (Mg/l)

Cd (Mg/l)

Pb (Mg/l)

Cu (Mg/l)

Zn (Mg/l)

Mn (Mg/l)

Fe (Mg/l) NN1 6,7 0,002 0,003 0,006 1,02 0,32 0,03 6,05 NN2 6,3 <0,00

1

<0,002 0,006 0,2 0,026 0,29 3,2

NN3 5,9 <0,00 1

<0,05x10-

3

0,002 0,005 0,151 1,06 7,3

NN4 6,2 0,001 0,0006 0,001 0,01 0,699 0,32 1,2 NN5 6,5 0,001 0,0006 0,005 0,86 0,72 0,3 3,05 QCVN 09:

2008/BTNMT 5,5-

8,5

0,05 0,005 0,01 1,0 3,0 0,5 5

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2012) [12]

Ghi chú: (-): Không quy định NN1: CCN xã Đại Bái NN2: UBND xã Đại Bái NN3: Đình làng thôn Đại Bái

NN4: Hộ sản xuất Nguyễn quang Thanh - xóm mới thôn Đại Bái NN5: Hộ sản xuất Nguyễn viết Hoàng - xóm trại thôn Đại Bái QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chất lượng nước ngầm so với QCVN 09:2008/BTNMT

Qua bảng 4.6 ta thấy: Hàm lượng đồng cao hơn TCCP 1,02 lần, hàm lượng mangan vượt quá TCCP 2,12 lần, Hàm lượng sắt vượt quá TCCP từ 1,21 - 1,46 lần. Các giá trị khác nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những ảnh hưởng do sản xuất đúc đồng gây ra đối với môi trường nước và sức khỏe của người dân tại Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh. (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w