Mức độ BIẾT ( 13 câu)

Một phần của tài liệu Ôn thi môn Vật lý_12_HK2 (Trang 75 - 78)

- Mức độ HIỂU : 15 câu . - Mức độ VẬN DỤNG : 12 câu . 2) Các câu hỏi :

Mức độ BIẾT ( 13 câu)

Câu 415: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Theo nguyên lý tương đối của Anh-xtanh thì

A. hiện tượng vật lí diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu quán tính.

B. hiện tượng vật lí diễn ra khác nhau trong các hệ quy chiếu quán tính.

C. hiện tượng vật lí diễn ra như nhau trong các hệ quy chiếu.

D. các định luật vật lí có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ quy chiếu.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 416: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Phát biểu nào sau đây sai ? Tốc độ ánh sáng trong chân không

A. không phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

B. phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

C. có cùng giá trị c 3.10 m/s≈ 8 trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

D. không phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng.

ĐÁP ÁN: B.

Câu 417: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không luôn có giá trị c 3.10 m/s≈ 8 trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

B. Tốc độ ánh sáng trong chân không thì phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng.

C. Tốc độ ánh sáng trong chân không thì phụ thuộc vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

D. Tốc độ của các hạt có thể vượt quá trị số 300000 km/s.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 418: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không là bất biến không tùy thuộc vào nguồn sáng đứng yên hay chuyển động.

B. Tốc độ ánh sáng luôn có giá trị c 3.10 m / s= 8 trong mọi môi trường.

C. Tốc độ ánh sáng trong chân không có giá trị 300000 m/s không phụ thuộc vào nguồn sáng đứng yên hay chuyển động.

D.Tốc độ c = 3.108m/s là giá trị tốc độ nhỏ nhất của hạt vật chất trong tự nhiên.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 419: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Phát biểu nào sau đây không phù hợp với các tiên đề Anh-xtanh?

A. Tốc độ ánh sáng trong chân không, phụ thuộc vào phương truyền và vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

B. Tốc độ ánh sáng trong chân không là giá trị tốc độ lớn nhất của hạt vật chất trong tự nhiên.

C. Các định luật vật lí có cùng một dạng như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

D. Tốc độ ánh sáng trong chân không, không phụ thuộc vào phương truyền và vào tốc độ của nguồn sáng hay máy thu.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 420: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Theo hệ quả của các tiên đề Anh-xtanh thì khái niệm không gian có tính

A. tương đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

B. tuyệt đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

C. tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

D. tuyệt đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

ĐÁP ÁN: C.

Câu 421: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1)

Hệ quy chiếu quán tính K’ chuyển động với tốc độ v đối với hệ quy chiếu quán tính K. Gọi Δt là khoảng 0

thời gian đo theo động hồ gắn với K’ , Δt là khoảng thời gian đo theo đồng hồ gắn với hệ K thì

A. 0 2

2

t t 1 v

c

∆ = ∆

− . B. 2t0 2

t c v

∆ = ∆

− . C.

0 2 2

t t 1 v

c

∆ = ∆

− .

D. 0 2 2

t t.c

c v

∆ = ∆

− . ĐÁP ÁN: C.

Câu 422: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Mức độ:1) Theo hệ quả của tiên đề Anh-xtanh thì khái niệm thời gian có tính

A. tương đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

B. tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

C. tuyệt đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

D. tuyệt đối, không phụ thuộc vào hệ quy chiếu quán tính.

ĐÁP ÁN: B.

Câu 423: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1) Theo thuyết tương đối một vật có khối lượng nghỉ là m0 thì khối lượng khi vật có tốc độ v ≥ 0 là

A. m m≤ 0. B. m m≥ 0. C. m m> 0. D. m m< 0. ĐÁP ÁN: B.

Câu 424: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1) Chọn câu đúng trong các phát biểu sau.

A. Khối lượng tương đối tính là khối lượng của vật khi chuyển động với tốc độ v.

B. Khối lượng nghỉ là khối lượng của vật khi chuyển động với tốc độ v.

C. Khối lượng tương đối tính là khối lượng của vật khi nó đứng yên.

D. Khối lượng tương đối tính còn gọi là khối lượng tĩnh của vật.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 425: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1) Theo thuyết tương đối thì khối lượng của vật có tính

A. tương đối, giá trị của nó không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

B. tương đối, giá trị của nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C. tuyệt đối, giá trị của nó phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

D. tuyệt đối, giá trị của nó không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 426: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1) Theo thuyết tương đối khối lượng của vật

A. tăng khi tốc độ chuyển động của vật tăng.

B. tăng khi tốc độ chuyển động của vật giảm.

C. không đổi khi tốc độ chuyển động của vật giảm.

D. không đổi khi tốc độ chuyển động của vật tăng.

ĐÁP ÁN: A.

Câu 427: (Phần NÂNG CAO. Chương: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI. Bài:K.LƯỢNG &N.LƯỢNG. Mức độ:1) Cơ học cổ điển được coi là trường hợp riêng của cơ học tương đối tính khi tốc độ chuyển động của vật A. rất lớn so với tốc độ ánh sáng.

B. rất nhỏ so với tốc độ ánh sáng.

C. bằng với tốc độ ánh sáng.

D. tương đương với tốc độ ánh sáng.

ĐÁP ÁN: B.

Một phần của tài liệu Ôn thi môn Vật lý_12_HK2 (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w