KN và nguyên tắc GQ tranh chấp LĐ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị nhân lực (Trang 180 - 191)

2. Tranh chấp lao động

2.1. KN và nguyên tắc GQ tranh chấp LĐ

* Khái niệm tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là những tranh chấp vè quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể và trong quá trình học nghề.

* Nguyên tắc giải quyết TCLĐ

- Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.

- Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên, lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.

- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.

- Có sự tham gia của đại diện CĐ và đại diện người SDLĐ trong quá trình giải quyết tranh chấp.

2.2. Thẩm quyền và trình tự GQ TCLĐ cá nhân

* Thẩm quyền GQ TCLĐ

- Hội đồng hòa giải LĐ cơ sở hoặc hòa giải viên LĐ của CQ LĐ cấp huyện đối với những nơi không có Hội đồng hòa giải cấp cơ sở.

- Tòa án nhân dân.

* Trình tự GQ TCLĐ cá nhân

- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở tiến hành hòa giải chậm nhất là 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải.

- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

+ Nếu 2 bên nhất trí lập BB hòa giải thành + Nếu không nhất trí  lập BB hòa giải không thành.

- Sau 3 ngày hòa giải không thành, 1 trong 2 bên tranh chấp có quyền y/c tòa án GQ TCLLĐ

* Trình tự GQ TCLĐ cá nhân

Hòa giải viên LĐ tiến hành hòa giải theo trình tự trên đối với các tranh chấp LĐ cá nhân tại các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 NLĐ, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người SDLĐ tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và học phí.

* Trình tự GQ TCLĐ cá nhân

Hòa giải viên LĐ tiến hành hòa giải theo trình tự trên đối với các tranh chấp LĐ cá nhân tại các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 NLĐ, tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người SDLĐ tranh chấp về thực hiện hợp đồng học nghề và học phí.

- TAND cấp huyện GQTCLĐ cá nhân mà Hội đồng hòa giải LĐ cơ sở hoặc hòa giải viên LĐ hòa giải không thành khi có đơn yêu cầu của một hoặc hai bên tranh chấp.

2.3. Thẩm quyền và trình tự GQ TCLĐ tập thể

* Thẩm quyền GQ TCLĐ tập thể

- Hội đồng hòa giải LĐ cơ sở hoặc hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có HĐ hòa giải LĐ cơ sở.

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

- Tòa án nhân dân.

* Trình tự GQ TCLĐ tập thể

- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải chậm nhất bảy ngày, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu hoà giải.

- Hội đồng hoà giải LĐ cơ sở hoặc hoà giải viên LĐ đưa ra phương án hoà giải. Nếu hai bên chấp nhận phương án hoà giải thì lập biên bản hoà giải thành.

- Trong trường hợp hoà giải không thành, lập biên bản hoà giải không thành.

* Trình tự GQ TCLĐ tập thể

Hội đồng trọng tài LĐ tiến hành hoà giải và giải quyết vụ tranh chấp LĐTT chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Hội đồng trọng tài LĐ đưa ra phương án hoà giải, nếu nhất trí thì lập BB hoà giải thành.

* Trình tự GQ TCLĐ tập thể

- Nếu TT LĐ không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài LĐ, thì có quyền yêu cầu TAND giải quyết hoặc đình công.

- Nếu người SDLĐ không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài LĐ, thì có quyền y/c TAND xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài. Việc người SDLĐ yêu cầu TAND xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài không cản trở quyền đình công của TTLĐ.

* Trình tự GQ TCLĐ tập thể

- Trong khi Hội đồng hoà giải LĐ, Hội đồng trọng tài lao động đang tiến hành GQ TCLĐ, thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.

- Việc đình công do BCH CĐ cơ sở quyết định khi được quá nửa TTLĐ tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký.

- Nghiêm cấm các hành vi bạo lực, hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị nhân lực (Trang 180 - 191)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(197 trang)