Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin đất đai

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KÊ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

4.2. Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống thông tin đất đai

4.2.1. Các phương pháp khảo sát điều tra hiện trạng hệ thống thông tin đất đai

1. Các mức khảo sát điều tra hệ thống thông tin đất đai

2.Hình thức tiến hành khảo sát điều tra hệ thống thông tin đất

3, Thu thập và phân loại các thông tin điều tra trong hệ thống thông tin đất đai

4.2.2. Các nội dung điều tra chi tiết một hệ thống thông tin đất đai Gồm các nội dung sau:

- Điều tra về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, môi trường mà hệ thống thông tin đất đai đang hoạt động

- Điều tra tình hình tổ chức bộ máy, chức năng

- Điều tra nguồn dữ liệu và khả năng khai thác trong hệ thống thông tin đất đai hiện hành

+ Xác định các nguồn dữ liệu đang có và đang được sử dụng trong hệ thống thông tin đất

+ Xây dựng các phiếu hồ sơ và phiếu công việc cho dữ liệu.

- Điều tra về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của các hệ thống thông tin đất đai.

- Điều tra nguồn nhân lực, năng lực chuyên môn và công nghệ thông tin của cán bộ, công chức trong hệ thống thông tin đất

- Các ưu, nhược điểm của hệ thống thông tin đất đai hiện hành 4.3. Phân tích hệ thống thông tin đất đai

4.3.1. Một số vấn đề thường gặp trong phân tích hệ thống thông tin đất hiện hành

- Thiếu sự tiếp cận toàn cục, thể hiện mỗi một công việc phân tích được triển khai bởi một nhóm không liên hệ với các nhóm khác. Tình trạng này sẽ dẫn đến nhược điểm sau: thu thập trùng lặp thông tin, tồn tại các tập tin dư thừa, sử dụng các thuật ngữ khác nhau để chỉ cùng một khái niệm, tồn tại các hồ sơ, tài liệu riêng lẻ, không đầy đủ và không khai thác được; Làm cho bảo trì khó khăn, phức tạp và chi phí lớn.

- Thiếu hợp tác với người sử dụng, điều này làm cho hệ thống thông tin đất được xây dựng kém thích nghi với người sử dụng. Nên người sử dụng làm việc với hệ thống không hiệu quả hoặc thậm chí không sử dụng. Như vậy cần phải có hợp tác với người sử dụng nhất là việc thiết lập giao diện người dùng.

- Thiếu chuẩn thống nhất, việc thiếu chuẩn thống nhất thể hiện các nhóm

khác thậm chí có thể dùng cách tiếp cận của riêng mình. Điều này dẫn đến tình trạng hạn chế khả năng tích hợp các công việc đã tiến hành của các nhóm.

Trên nhưng thiếu sót và các vấn đề gặp phải trong phân tích đánh giá, xây dựng hệ thống thông tin đất chúng ta cần có các biện pháp khắc phục đó là:

- Có cách tiếp cận toàn cục, bằng cách xem mỗi phần tử, mỗi tài liệu, mỗi chức năng là một thành phần của một tổng thể toàn vẹn. Sự hiểu biết về tổng thể toàn vẹn này là cần thiết cho việc nghiên cứu, phát triển mỗi thành phần của nó.

- Xét toàn bộ tổ chức, phòng ban, vị trí làm việc là một phần tử có cấu trúc, nghĩa là nó là một hệ thống có dòng vào, dòng ra và các quy tắc. 69

- Có cách tiếp cận và ý niệm hoá đi xuống, nghĩa là xuất phát từ tổng thể đến chi tiết, từ cao đến thấp, từ tổng quát đến các đặc thù.

- Nhận dạng các mức bất biến của hệ thống, đánh giá ảnh hưởng của các lựa chọn kỹ thuật và tổ chức đến thời gian sống của các mức này một cách bình đẳng, khách quan, và có mối quan hệ tốt với người sử dụng.

Trong phân tích chúng ta chú trọng đến các vấn đề như: phân tích hệ thốn chức năng, phân tích hệ thống về dữ liệu, phân tích hệ thống về động thái.

4.3.2. Phân tích và hoàn thiện kết quả điều tra

Sau khi dùng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến hệ thống thông tin đất đai hiện tại cũng như tương lai, các phân tích viên phải xử lý sơ bộ, phân loại và tổng hợp các dữ liệu thu được để tiện việc theo dừi, quản lý, phục vụ trực tiếp quỏ trỡnh khảo sỏt và làm tư liệu cho các bước tiếp theo.

- Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát hiện trạng hệ thống thông tin đất đai là một khối các dữ liệu thô, các phân tích viên phải xem lại và hoàn thiện tài liệu thu được. Công việc này bao gồm việc phân loại, sắp xếp, bổ

sung,... làm cho nó trở nên đầy đủ, chính xác, cân đối, gọn gàng, dễ kiểm tra và dễ theo dừi. Phỏt hiện chỗ thiếu để bổ sung, chỗ sai để sửa chữa.

- Mục đích phân tích hiện trạng, sau khi tiến hành phân tích hiện trạng tại cơ sở, chúng ta cần hoàn thiện kết quả phân tích hiện trạng, nhằm 3 mục đích:

+ Kiểm tra lại tất cả các kết quả phân tích hiện trạng nhằm phát hiện các sai sót để từ đó đưa ra các câu hỏi phụ cho việc điều tra kế tiếp. ðối với mỗi hồ sơ phải kiểm tra việc trả lời câu hỏi: “Nó dùng để làm gì?”.

+ Ðối với công việc phải trả lời câu hỏi: “Nó được kết quả gì?”. Cái gì khởi động nó?

+ Chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo bằng cách xác định các ý niệm cơ bản về dữ liệu và quy tắc quản lý.

4.3.3. Xây dựng từ điển dữ liệu phục vụ cho thiết kế hệ thống thông tin đất đai

Xây dựng từ điển dữ liệu, từ các phiếu hồ sơ phân tích viên liệt kê tất cả các dữ liệu. Sau đó tiến hành lập phiếu từ điển dữ liệu cho từng dữ liệu và bao gồm các nội dung sau:

- Tên dữ liệu

- Ðịnh nghĩa dữ liệu: mục đích giúp người sử dụng xác định được giá trị của nó, nên địnhnghĩa cần đơn giản, có tính thực tiễn.

- Kiểu dữ liệu: kiểu dữ liệu lưu trữ thể hiện tính chất của dữ liệu như, dữ liệu số, dữ liệu chữ,dữ liệu hình ảnh..vv.

- Ðịnh lượng.

- Lĩnh vực sử dụng dữ liệu.

4.3.4. Đánh giá, phê phán hiện trạng

Ðánh giá, phê phán hiện trạng, đây là quá trình chỉ ra sự yếu kém của hệ thống thiện tại. Ðây là một công việc khó khăn và rất tế nhị. Trong hệ thống có thể có các loại yếu kém (trong đó chúng ta cần phải nhìn nhận cả về nguồn nhân sự, nguồn kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, các biện pháp tổ chức trong hệ thống thông tin đất).

4.3.5. Hợp thức hoá kết quả khảo sát, điều tra hệ thống thông tin đất đai hiện hành

Hợp thức hoá kết quả khảo sát, mục đích của việc hợp thức hoá kết quả khảo sát là nhằm xác định tính đúng đắn của thông tin và dữ liệu phản ánh yêu cầu thông tin của hệ thống và bảo đảm tính pháp lý của nó cho việc sử dụng sau này.

4.3.6. Nghiên cứu và phân tích khả thi

1. Xác định các yêu cầu của hệ thống thông tin đất đai mới a. Các yêu cầu mới trong tương

b, Xác định khả năng, mục tiêu dự án của hệ thống đất đai mới 2. Phác họa giải pháp và cân nhắc tính khả thi

3. Lập dự trù và kế hoạch triển khai dự án.

a, Lập hồ sơ khảo sát.

b, Lập kế hoạch triển khai dự án

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w